Bài tập chia di sản thừa kế???

Chủ đề   RSS   
  • #543409 10/04/2020

    quynh62

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Bài tập chia di sản thừa kế???

    Ông A bị ốm chết. Di sản của ông A sau khi chết có giá trị 1,8 tỷ đồng. Được biết A có các mối quan hệ như sau:

    Bà K là vợ đã ly dị; Bà H là vợ đang trong hôn nhân với A trước khi A chết;

    M và N là con chung của A và K. P là con chung(chưa thành niên) của A và H; Bà X là mẹ đẻ, bà Y là mẹ vợ( mẹ đẻ H); Q là em trai của A.

    Yêu cầu:

    Aa, Phân chia di sản thừa kế của A trong trươngf hợp A chết có để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ tài sản của mình cho bà K và 2 con chung  với bà K( M và N)

    b/ giả sử trong tình huống nêu trên Tòa án xác định di chúc của ông A để lại không có hiệu lực pháp luật, việc phân chia thừa kế của A được tiến hành như thế nào?

    c/ Giả sử trong tình huống nêu trên, di chúc có nội dung để lại toàn bộ cho bà X và ông Q, việc chia thừa kế sẽ được tiến hành như thế nào?             

     
    42795 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn quynh62 vì bài viết hữu ích
    thoilongan (18/03/2021) Ngannduyenn (09/06/2020) ThanhLongLS (11/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #548357   03/06/2020

    Buithiletram
    Buithiletram

    Female
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xác định tình huống

    1. Xác định di sản của người chết và giải thích trong các tình huống sau: 

    Tình huống 1: E và F là hai vợ chồng từ năm 2008. Năm 2011, E và F mua một căn nhà mới ở đường Nguyễn Đình Chiểu, Nha trang, trị giá là 2,5 tỷ đồng. Năm 2012, ba của E mất, E được thừa kế di sản của ba mình là 200 triệu đồng. Năm 2013, E chết. Xác định di sản của E đề lại. 

    Tình huống 2: M và N kết hôn từ năm 2006, tài sản chung là căn nhà 1,2 tỷ và chiếc xe tải trị giá 500 triệu đồng. Năm 2010, M có quen với cô H và hai người sống chung như vợ chồng. Năm 2011, M góp 300 triệu đồng với H mua chiếc ô tô, trị giá 550 triệu đồng. Cuối năm 2011, M chết. Xác định di sản của M để lại, biết rằng: trước khi chết, M có hưởng di sản của mẹ để lại là 100 triệu đồng. 

    Tình huống 3: Ông K có hai người con là P và Q. P có hai người con là X và Y. Năm 2010, P chết để lại di sản là 600 triệu đồng. Năm 2012, K chết, biết rằng căn nhà K đứng tên trên sổ hồng có giá trị là 1,5 tỷ đồng. Xác định di sản của K để lại. 

    Gợi ý: 

    - Xác định được tài sản nào là tài sản chung, xác định phần di sản của người chết trong khối tài sản chung. 

    - Xác định tài sản riêng của người chết

    - Di sản thừa kế: tài sản riêng + phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Buithiletram vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/06/2020)
  • #548374   03/06/2020

    ngochihi
    ngochihi

    Female
    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Pháp luật đại cương

    mọi người giúp em với ạ

    Anh V và chị L là vợ chồng, có tài sản chung là 1.800.000.000 đồng và có 2 con gái chung là M và N (năm 2017, M đi làm có thu nhập cao và N 10 tuổi). Do cuộc sống bất hòa, anh V và chị L đã làm đơn xin ly hôn nhưng chưa được Tòa án giải quyết.

    Ngày 1/2/2017, do hỏa hoạn, anh V bị tai nạn nghiêm trọng và đã được đưa vào viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên 2 ngày sau anh V qua đời. Trước khi qua đời, anh V có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại toàn bộ tài sản của mình cho người em trai tên là H.

     

    1. Anh (chị) hãy chia thừa kế trong trường hợp trên.
    2. Giả sử trong trường hợp anh V qua đời và không kịp để lại di chúc thì việc phân chia thừa kế được giải quyết như thế nào?

     

    Cập nhật bởi ngochihi ngày 04/06/2020 08:34:19 CH thiêu
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngochihi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/06/2020)
  • #548414   04/06/2020

    MinhTrang1991
    MinhTrang1991

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chia di sản

    Tâm và Thảo là vợ chồng có tài sản chung là 520 triệu. Có 2 con chung là Minh đã trưởng thành, và Ngọc 8 tuổi. Do bất hoà với vợ, Tâm chung sống như vợ chồng với Chinh và có con là Hảo 2 tuổi. Ở quê, Tâm có mẹ là bà Thịnh. Tâm đưa Chinh và Hảo về quê sống với bà Thịnh. Tâm bị tai nạn, trước khi chết, Tâm di chúc miệng trước nhiều người để lại toàn bộ tài sản cho Chinh và Hảo. 

    a. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên.

    b. Giả sử sau khi Tâm chết, chị Thảo làm xét nghiệm ADN và được biết Hảo không phải con ruột của anh Tâm, việc chia di sản có gì khác.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn MinhTrang1991 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/06/2020) Anhxanh (16/06/2020)
  • #548530   06/06/2020

    khanhhuyen1351
    khanhhuyen1351

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:06/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Anh/chị giúp em câu này với được không ạ ?

    Ông M và bà D là vợ chồng, có hai con chung là H và A. Năm 2013, H lấy vợ là Y và có hai con sinh đôi là C và N. C mới 10 tuổi và đang đi học. Năm 2014, H bị nhồi máu cơ tim và đột ngột qua đời, việc phân chia di sản thừa kế đã xong. Năm 2017 trong một lần đến thăm cháu nội là C và N, ông M và bà D bị tai nạn xe máy và chết, hai người được xác định chết cùng thời điểm.

    Biết rằng tài sản chung của ông M và bà D là 2.600.000.000 đồng, bà D còn bố là ông T, bà mẹ nuôi được pháp luật công nhận là bà S.

    1. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên?

    2. Giả sử ông M chết trước bà D 2 ngày, việc phân chia thừa kế có gì khác?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khanhhuyen1351 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/06/2020)
  • #548721   08/06/2020

    Ngannduyenn
    Ngannduyenn

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:08/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Em có bài chia thừa kế này chưa làm được. Mong anh chị giải giúp em ạ

    Ông A và bà B kết hôn năm 2005. Có 2 con chung là C ( sinh năm 2006) và D( sinh năm 2009). Khi D được 2 tuổi ông bà AB cho D đi làm con nuôi của gia đình ông X.

    Trong quá trình chung sống A và B đã tạo dựng được tài sản chung là 2,2 tỉ đồng. 

    Năm 2016 bà B chết, ông A lo mai táng hết 50 triệu. 

    2017 ông A kết hôn với bà M. Sinh được 1 ngưòi con là N ( sinh năm 2017). Tài sản của ông A và bà M là 2,6 tỉ.

    2016, ông A viết di chúc hợp pháp để lại 1/2 tài sản của ông cho N.. cuối năm 2017, ông A chết. Sau đám tang chị C yêu cầu bà M cho chị được hưởng thừa kế nhưng bà M không những không đồng ý mà còn tìm cách giết chị C.  Rất may sự việc được phát hiện kịp thời nên chị C chỉ bị thương nhẹ . Bà M bị Tòa án kết án 3 năm tù giam

    Hãy chia thừa kế. Biết rằng cả cha mẹ A và cha mẹ B đều đã chết trước A và B

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ngannduyenn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/06/2020)
  • #548811   10/06/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào bạn!

    Thứ nhất, trường hợp ông M, bà D chết cùng thời điểm, chia thừa kế như thế nào?

     Tại Điều 619 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này."

    Điều 652 BLDS 2015 quy định về thừa kế thế vị: "Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

    Theo thông tin bạn cung cấp, và căn cứ vào 2 Điều luật trên, ông M và bà D chết cùng một thời điểm nên không được thừa kế di sản của nhau; di sản của mỗi người (1,3 tỷ đồng) do người thừa kế của người đó hưởng. H là con của ông M và bà D đã chết trước M và D, nên con của H (cháu N và C) sẽ được thừa kế thế vị - được hưởng phần di sản mà H được hưởng nếu còn sống. Do ông M và bà D chết không để lại di chúc, nên di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể:

    - Đối với di sản của ông M: Người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: A và H, do H chết trước M nên 2 cháu C và N sẽ hưởng thừa kế thế vị. Di sản của M là 1,3 tỷ đồng; chia thành 02 phần, trong đó A được hưởng 650 triệu đồng, 2 cháu C và N được hưởng 650 triệu đồng (mỗi cháu được hưởng 325 triệu đồng).

    - Đối với di sản của bà D: Người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: ông T, bà S, A và H; do H chết trước D nên 2 cháu C và N sẽ hưởng thừa kế thế vị.  Di sản của bà D là 1,3 tỷ; chia thành 04 phần, trong đó T, S và A mỗi người được hưởng 325 triệu, 2 cháu C và N được hưởng 325 triệu đồng (mỗi cháu được hưởng 162,5 triệu đồng). 

    Thứ hai, nếu ông M chết trước bà D 2 ngày, việc phân chia thừa kế có gì khác?

    Trường hợp ông M chết trước bà D 02 ngày, bà D sẽ được thừa kế di sản của ông M. Vậy, người thừa kế của ông M thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: A, H (02 cháu C và N sẽ thừa kế thế vị) và bà D. Di sản của M sẽ được chia thành 03 phần; trong đó, A và bà D mỗi người 01 phần, 02 cháu (C và N) hưởng 01 phần. 

    Lúc này, di dản của bà D là: 1,3 tỷ + 01 phần di sản hưởng thừa kế của ông M. Di sản của D được chia với tỷ lệ tương tư như phần trên.

    Tóm lại, Nếu M và D chết cùng thời điểm, di sản của M chia cho A và 2 cháu (con của H); nếu M chết trước D 02 ngày, di sản của M chia cho A, D và 2 cháu (con của H). Còn phần di sản của D trong cả 02 trường hợp đều chia cho T, S, A và 2 cháu (con của H).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2020)
  • #548859   10/06/2020

    Loanpham2k1
    Loanpham2k1

    Male
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:10/06/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Ai Làm giúp e bài tập chia thừa kế với ạ.E sắp thi r

    Năm 1930,A kết hôn với B và có 3 con chung là C,D,E. C kết hôn với Q và có 2 con chung là K,T. D kết hôn với M và có 2 con chung là G,H.Tháng 4/2016, C chết,C đã để lại di chúc hợp pháp cho A và B hưởng chung 1/4 di sản ,phần còn lại C định đoạt cho Q,K,T mỗi ngưòi 1 suất bằng nhau. Sau khi C chết mâu thuẫn giữa Q với A và B sâu sắc.Do đó, Q có đơn yêu cầu tòa án chia thừa kế di sản của C. Tòa án xác định tài sản chung hợp nhất của C và Q trị giá 360 triệu đồng. Căn cứ quy định của bộ luật dân sự về thừa kế anh chị hãy chia thừa kế trường hợp trên. Biết rằng tại thời điểm mở thừa kế  K,T,G,H đã thành niên và có khả năng lao động.

    Cập nhật bởi Loanpham2k1 ngày 10/06/2020 08:21:08 PM
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Loanpham2k1 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/06/2020)
  • #548895   11/06/2020

    Loanpham2k1
    Loanpham2k1

    Male
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:10/06/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cô ơi cô làm giúp e bài tập chia thừa kế với ạ

    Năm 1930,A kết hôn với B và có 3 con chung C,D,E . C kết hôn với Q có 2 con chung là K,T .D kết hôn với M có 2 con chung là G,H .Tháng 4/2016C chết, C đã để lại di chúc hợp pháp cho A và B hưởng chung 1/4 di sản , phần còn lại C định đoạt cho Q,K,T mỗi người 1 suất bằng nhau  Sau khi C chết mâu thuẫn giữa Q với A và B sâu sắc .Do đó ,Q có đơn yêu cầu tòa án chia thừa kế di sản của C .Tòa án xác định tài sản chung hợp nhất của C và Q là 360 triệu đồng. Căn cứ quy định của bộ luật dân sự về thừa kế anh chị hãy chia thừa kế trường hợp trên, biết rằng tại thời điểm mở thừa kế K,T,G,H đã thành niên và có khả năng lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Loanpham2k1 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/06/2020)
  • #548938   11/06/2020

    luayxe1
    luayxe1

    Sơ sinh

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập chia di sản thừa kế

    Anh P và chị H là 2 vợ chồng, có 2 con chung là B và N ( sinh năm 2005 ). Anh B có vợ là M và 2 con là C và D. Trước khi lấy chị H, anh P có một con riêng là T nhưng không ở chung với anh P và chị H.

    Đầu năm 2017, anh P bị tai nạn và qua đời, khi đó chị H đang mang thai 1 đứa con 5 tháng, đặt tên là X. ba tháng sau, chị H và anh B bị tai nạn và đều tử vong khi tai nạn xảy ra 

    Biết tài sản chung của anh P và chị H là 3.200.000.000 đồng

    anh B và chị M là 1.200.000.000 đồng
    1/ chia tài sản của anh P trong trường hợp trên 

    2. chia di sản thừa kế của chị H và anh B, biết đứa con là X của chị H đã chết ngay sau khi sinh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luayxe1 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/06/2020)
  • #548948   12/06/2020

    Minhanhh2k1
    Minhanhh2k1

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập chia thừa kế

    Ông A và bà B kết hôn hơp pháp năm 1990. Có 3 người con là C (1990), D(1991) và E (2000). Năm 2008, ông A vào thành phố HCM công tác và sinh sống với bà M và có con chung là H (2009). Chia thừa kế trường hợp sau: Tháng 5/2013 ông A bị tai nạn giao thông chết. Tháng 6/2013 Toà An giải quyết ly hôn giữa ông A và bà B. Ông A để lại di chúc cho H toàn bộ tài sản. Biết tài sản chung của ông A với bà B là 1 căn nhà giá trị 1 tỷ đồng, tài sản riêng là 500 triệu và bà M mai táng cho ông A hết 50 triệu.

    Em có làm bài như này, em không biết đúng không mọi người nhận xét giúp em với ạ. 

    Phần di sản: 1 tỷ: 2 + 500 - 50 = 950 triệu.

    Chia cho H toàn bộ là 950 triệu.

    Tuy nhiên vì ông A chết vào tháng 5/2013 nhưng đến tháng 6/2013, Toà án mới giải quyết ly hôn giữa ông A và bà B. Nghĩa là, vào tháng 5/2013 khi ông A chết thì ông A và bà B vẫn đang tiến hành thủ tục ly hôn căn cứ theo khoản 2 Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015: “Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.”. Lúc này, quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng vẫn còn tồn tại. Bởi lẽ, Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ, quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt vào ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    Theo điều 644 thì bà B và E được hưởng 2/3 suất thừa kế: 2/3 x 950 : 5 = 126,67 triệu

    Rút từ H đề bù cho B và E

    Em cảm ơn ạ 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Minhanhh2k1 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2020)
  • #548937   11/06/2020

    itsminniee._
    itsminniee._

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tình huống này nên chia thừa kế như thế nào?

    xin chào mọi người, em có một thắc mắc về vấn đề chia di sản. Cụ thể là : 

    Ông C và bà T là 2 vợ chồng, có 3 người con chung là K, H, M. Ông C và bà T đã ly thân từ lâu. Năm 2018, ông C bị tai nạn giao thông và qua đời, trước khi chết ông để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà T và dành toàn bộ di sản cho các con. Khi ông C qua đời, bà T đã mai táng cho ông hết 6 triệu, lấy từ tài sản chung. Bà T khởi kiện lên toà án đòi chia thừa kế di sản của ông C. Toà xđịnh đc tsan chung của 2 ông bà còn lại là 820 triệu. Tsan riêng của ông C do được thừa kế của cha mẹ là 20 triệu. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên.

    Vậy tiền mai táng có bị trừ vào tài sản riêng của ông C hay là mình sẽ giữ nguyên là 430 rồi chia ạ ? Mong các vị luật sư cho e xin ý kiến. 

    cảm ơn nhiều ạ 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn itsminniee._ vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/06/2020)
  • #548945   11/06/2020

    Anhxanh
    Anhxanh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2020
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 3 lần


    Mọi Người cho em hỏi bài này với ạ . Xin hãy giúp em với ạ . Mọi người gợi ý cho em cách làm với ạ . Em cảm ơn mọi người rất nhiều

     Ông mạnh và bà hạnh là vợ chồng . Năm 2018, khi ông mạnh chết , những người thân của ông mạnh còn sống gồm: bố ông mạnh , mẹ bà hạnh,  bà hạnh và ba người con (người con thứ nhất tên Tuấn đi suất khẩu lao động người con thứ hai là hùng 25 tuổi bị bại liệt và người con thứ ba là Dũng là công nhân ) di sản thừa kế ông mạnh để lại là 2.000.000.000 đồng. Mai  táng ông mạnh hết 10.000.000 đồng

    Tài sản của ông mạnh sẽ được chia như thế nào trong các trường hợp sau :

    1.ông mạnh lập di chúc hợp pháp để lại 200.000.000 cho bố tài sản còn lại chia đều cho Tuấn và Dũng

    2. Dũng đã chết trước ông mạnh và ông mạnh vẫn di chúc  hợp pháp với nội dung di chúc như trường hợp 1

    Cập nhật bởi Anhxanh ngày 11/06/2020 10:51:45 PM
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anhxanh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/06/2020)
  • #549005   12/06/2020

    Đúng đó bạn ơi

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Chieuluatsu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2020) Anhxanh (16/06/2020)
  • #549006   12/06/2020

    Xin chào căn cứ nội dung của bạn thì Tôi có ý kiến tư vấn như sau:

    Phần tài sản ông Mạn để lại có di chúc hợp thì chia theo di chúc, tuy nhiên :

    Căn cứ vào điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

    - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng;

    - Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    Những người trên vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của người thừa kế hợp pháp theo luật nếu di sản được chia theo 

    pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

    Do vậy căn cứ vào đó bạn chia cho hợp lý ( trong đó có vợ Ông Mạnh là bà Hạnh, bố Ông Hạnh và An bị bại liệt).

    Còn phần của Dũng, Dũng đã chết trước ông Mạnh thì căn cứ điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 "Thừa kế thế vị"

    (Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống).

    Tóm lại Phần của Dũng nếu có người thừa kế thế vi thì người đó được hưởng, nếu không có ai hết thì lấy phần đó chia cho những người ở trên.

    Gợi ý như vậy, bạn cứ chia nhé.

    Chúc thành công.

    Chào thân ái

    LĐC

    TB: phần nầy đã chuyển qua mail cho bạn rồi mà

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Chieuluatsu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2020) Anhxanh (16/06/2020)
  • #549044   13/06/2020

    hadu6601
    hadu6601

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào mọi người ạ! Mong mọi người giành 1 chút thời gian giúp em bài tập chia thừa kế này với ạ. Em cảm ơn ạ!!

    Ông Hoà và bà Thái là vợ chồng, có tài sản chung là 900 triệu đồng, có 2 con chung là Hợp (sinh năm 1994) và Thành (sinh năm 2002). Năm 2010, bà Thái chết, Hợp và Thành về sống chung với ông bà ngoại. 

    Năm 2011, ông Hoà lấy vợ mới là bà Yến và có con chung là Toàn (sinh năm 2012). Ông Toàn tuyên bố toàn bộ tài sản của ông là tài sản chung với bà Yến. Hợp và Thành phản đối cuộc hôn nhân của bố nên không qua lại với ông Hoà và bà Yến. 

    Đầu năm 2016 ông Hoà chết, do vẫn còn giận Hợp và Thành, ông viết di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho bà Yến và Toàn, truất quyền hưởng thừa kế của Hợp và Thành. Biết tiền mai táng ông Hoà hết 30 triệu. 

    1. Chia thừa kế trong trường hợp trên. Biết tài sản của ông Hoà chung với bà Yến là 900 triệu đồng. 

    2. Giả sử khi còn sống,Hợp đánh ông Hoà và bị Toà án kết án về hành vi cố ý gây thương tích thì việc chia thừa kế có gì khác? 

    Em rất mong sớm nhận được giải đáp từ mọi người. Em cảm ơn!😊

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hadu6601 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2020)
  • #549084   14/06/2020

    Chào bạn.

    Vấn đề của bạn xin được tư vấn như sau:

    1) Vợ trước:

    -Tài sản chung của ông Hòa và bà Thái 900 triệu.Phần ông Hòa được 1/2. Do bà Thái chết không để lại di chúc nên chia theo pháp luật.Phần tài sản bà Thái chia 3: ông Hòa,Hợp và Thành.

    2) vợ sau:

    Tài sản chung của ông Hòa và bà Yến : 900 triệu

    Khi ông Hòa Chết, có để lại di chúc thì vấn đề thừa kế được chia như sau:

    Bà yến được 1/2. Phần ông Hòa 1/2 được chia theo di chúc. Tuy nhiên khi ông Hòa chết. Thành mới 14 tuổi nên căn cứ vào khoản b điều 644 của Bộ luật dân sự năm 2015 " Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di snar được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần ít hơn 2/3 suất đó: a) Con chưa thành niên...

    b)Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    Như vậy sau khi trừ chi phí mai táng, bạn có thể dựa vòa đó mà chia cho đúng theo qui định của pháp luật.

    + Còn vấn đề bạn đề cập khi còn sống Hợp có hành vi đánh người gây thương tích đã bị tòa án xử lý. Thì vấn đề nầy không ảnh hưởng đến việc chia thừa kế.

    Chúc bạn thành công.\

    Chào thân ái

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Chieuluatsu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/06/2020)
  • #549171   14/06/2020

    hadu6601
    hadu6601

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    ❤️❤️❤️

    Dạ em cảm ơn ạ😊❤️

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hadu6601 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/06/2020)
  • #549159   14/06/2020

    Tranhoaihoai
    Tranhoaihoai

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chia tài sản thừa kế

    Ông Hoàn và bà Hương là 2 vợ chồng. Họ có 2 con là Tuấn( anh lấy vợ là Hoa và đã có 3 đứa con chung là Hải, Quân, Mạnh) và Huy ( 12 tuổi). Năm 2017, anh Tuấn chết đột ngột. Năm 2018, ông Hoàn chết do tai nạn giao thông không kịp định đoạt số tài sản của mình. Biết tài sản chung của anh Tuấn và chị Hoa là 468 triệu, tài sản chung của vợ chồng ông Hoàn và bà Hương khi chưa chia tài sản thừa kế của Vũ là 580 triệu

     

    1. Anh/chị hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp trên?

    2. Giả sử ông Hoàn và anh Tuấn chết cùng thời điểm năm 2018. Hỏi việc chia di sản thừa kế trong trường hợp này có gì khác? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tranhoaihoai vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/06/2020)
  • #549166   14/06/2020

    Chào bạn .

    Lưu ý khi bạn đưa dữ kiện ra phải chính xác,trong bài bạn có nói ông Hoàn và bà Hương khi chưa chia tài sản thừa kế của Vũ là.. ( Vũ có liên quan gì ở đây ).Có thể là bạn nhầm , có thể đây là Tuấn>

    Nhưng là luật thì dữ kiện phải chính xác, do vậy không hieur nên không giúp bạn được. Mong thông cảm

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Chieuluatsu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/06/2020)
  • #549199   15/06/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


     

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp, di sản của C là 180 triệu (trong khối tài sản chung 360 triệu). C chết có để lại di chúc, nên theo di chúc di sản thừa kế được phân chia như sau:

    A và B được hưởng chung 1/4, tức là 180 x 1/4 = 45 triệu, mỗi người được hưởng 22,5 triệu đồng. Q, K và T chia đều phần còn lại, mỗi người được 45 triệu đồng .

    Tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    "Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung củ di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền được hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 644 nêu trên, trường hợp nếu chia thừa kế theo pháp luật, di sản của C sẽ chia thành 5 suất (chia cho 5 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là A, B, Q, K và T), mỗi suất là 180/5 = 36 triệu, vậy 2/3 suất là 36 x 2/3 =24 triệu.

    Rõ ràng theo di chúc, A và B mỗi người chỉ được hưởng 22,5 triệu đồng, ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật (24 triệu) là 1,5 triệu đồng. Vậy theo điểm a khoản 1 Điều 644 BLDS, mặc dù theo di chúc A và B (bố, mẹ của C) mỗi người được hưởng 22,5 triệu nhưng thực tế khi chia thừa kế thì A và B mỗi người được hưởng 24 triệu. Q, K và T mỗi người hưởng (180 - 24 x 2) : 3 = 44 triệu.

    Cập nhật bởi Nina35 ngày 15/06/2020 12:02:56 CH Sữa lỗi chính tả
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/06/2020)