Bài tập tình huống pháp luật kinh tế

Chủ đề   RSS   
  • #572485 21/06/2021

    plh2000

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:21/06/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập tình huống pháp luật kinh tế

    Chào mọi người, e mới học pháp luật kinh tế, có bài tập tình huống này muốn tham khảo ý kiến mọi người, mong được mọi người giúp đỡ nhanh nhất có thể. E cảm ơn ạ

    Công ty Cổ phần (CTCP) Hoàng Hải, trụ sở chính tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ký hợp đồng vay số tiền là 10 tỷ đồng của Công ty Cổ phần (CTCP) Seoul, trụ sở chính tại thành phố Seoul, Hàn Quốc. Để đảm bảo cho khoản vay này, CTCP Hoàng Hải đã dùng toàn bộ dây chuyền sản xuất trị giá 05 tỷ đồng của mình để thế chấp.

    Tháng 03 năm 2021, đã xác định đầy đủ dấu hiệu mất khả năng thanh toán của CTCP Hoàng Hải nên các chủ thể liên quan đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP Hoàng Hải lên Tòa án nhân dân. Tháng 05 năm 2021, Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với CTCP Hoàng Hải. Trong quá trình giải quyết theo thủ tục phá sản, CTCP Hoàng Hải được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của CTCP Hoàng Hải được tính từ ngày 15/5/2021 đến ngày 15/5/2022. Để thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, ngày 15/5/2022, CTCP Hoàng Hải đã vay 01 tỷ đồng của ông Hải.

    Hợp đồng vay tài sản giữa CTCP Hoàng Hải và CTCP Seoul là hợp đồng kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài. Khẳng định này đúng hay sai? Giải thích tại sao?

    Xác định các hình thức pháp luật có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng này?

    Công ty Cổ phần Seoul có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP Hoàng Hải không? Giải thích tại sao?

    Xác định tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản đối cới CTCP Hoàng Hải. Nêu căn cứ pháp lý?

    Xác định thứ tự thanh toán khoản nợ 01 tỷ đồng mà CTCP Hoàng Hải đã vay của ông Hải nếu CTCP Hoàng Hải bị tòa án nhân dân tuyên bố phá sản vào ngày 15/6/2022? Nêu căn cứ pháp lý?

    Quan hệ giữa CTCP Hoàng Hải và Tòa án nhân dân khi CTCP Hoàng Hải nộp án phí cho Tòa án nhân dân là quan hệ tài chính công. Đúng hay sai? Giải thích tại sao?

    CTCP Hoàng Hải đã dùng toàn bộ dây chuyền sán xuất trị giá 05 tỷ đồng của mình để thế chấp cho khoản vay của mình. Vậy trong thời gian thế chấp, CTCP Hoàng Hải cso đưuọc sử dụng dây chuyền sản xuất đã thế chấp không? Giải thích tại sao?

    Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền chung trong quản lý nhà nước về kinh tế. Đúng hay sai? Giải thích tại sao?

    Giả sử CTCP Seoul đầu tư 02 tỷ đồng góp vốn vào Hợp tác xã Hải Long trụ sở tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Hành vi này của CTCP Seoul  có phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam không? Giải thích tại sao?

    Giả sử CTCP Seoul miễn cho CTCP Hoàng Hải việc thanh toán khoản nợ mà CTCP Seoul đã cho CTCP Hoàng Hải vay trước đó. Hành vi này của CTCP Seoul có phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam không? Giải thích tại sao?

     
    1347 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn plh2000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/06/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận