Anh Việt làm việc tại công ty Hà Phương theo HĐLĐ không xác định thời hạn từ 05/03/2007 mức lương trong hợp đồng là 4,5 triệu đ/tháng, ngày làm việc 8h; nhưng mức lương thực nhận hàng tháng là 7 triệu đ/tháng.
Ngày 05/01/2008 Anh Việt được bầu làm chủ tịch công đoàn.
Ngày 05/06/2011 Công nhân A + B gặp và phản ánh với Anh Việt rằng thời gian gần đây công ty luôn trả lương chậm, công nhân phải làm việc tăng ca thường xuyên, không được nghỉ lễ, công nhân không được đóng BHYT, BHXH và đề nghị Anh Việt đòi hỏi quyền lợi cho họ.
Ngày 05/06/2011 Anh Việt đi gặp giám đốc và nói lên phản ánh của nhân viên, đề nghị giám đốc trả lương cho họ nhưng giám đốc lại phớt lờ không giải quyết.
Ngày 31/06/2011 Anh Việt cùng các công nhân thống nhất gửi tới cho giám đốc một văn bản với nội dung nếu trong 3 ngày mà chưa có lương sẽ tiến hành đình công.
3 ngày sau thì diễn ra đình công, nhưng ban giám đốc không hề ra mặt giải quyếtSau khi xảy ra đình công thì công ty quyết đinh sa thải Anh Việt.
Khi nhận được quyết định sa thải Anh Việt cho rằng mình không vi phạm kỷ luật nên làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.
CÂU HỎI:
1/ Nhận xét việc xét xử Anh Việt của công ty trong hai lần nói trên. Vụ việc trên cần phải được giải quyết như thế nào về mặt nội dung?
2/ Những tổ chức, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động giữa công ty Hà Phương và Anh Việt?
3/ Giả sử 10/07/2011 Việt khởi kiện công ty ra tòa vì cho rằng mình bị sa thải trái pháp luật thì tòa án có thụ lý không? Tại sao?
4/ Giả sử công ty sa thải Việt là trái pháp luật, và ngày 20/07/2011 Anh Việt được nhận trở lại làm việc thì công ty sẽ phải bồi thường như thế nào? Nếu Anh Việt không quay lại làm việc thì Việt sẽ được bồi thường như thế nào và được trợ cấ bao nhiêu?