docamtu0102 viết:
Tình huống như thế này, đó là ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có 2 đứa con là C và D, D kết hôn với E và có 2 đứa con là H (con trai) và K (con gái). Năm 2010, ông A chết. Hãy chia di sản thừa kế biết rằng:
- Tài sản chung của A và B là 980tr
- Năm 2008 D bị tai nạn giao thông chết
- A để lại di chúc thừa kế hợp pháp cho H toàn bộ số di sản của mình
- Các con của A đều đã thành niên và có khả năng lao động
---
xin chào, tôi đang học môn Luật Dân sự, tôi xin được giải thích bài này theo ý cá nhân, có gì nhờ anh, chị trên diễn đàn giải đáp.
- Di sản của ông A để lại là 490 triệu đồng (từ phần tài sản chung của ông A và bà B chia đôi).
- Theo điều 669 của Luật Dân sự thì bà B là đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
Vậy bà B được thừa kế với số tiền là: (490/3) x (2/3) = 108.8 triệu đồng.
- Như vậy di sản của ông B còn lại sau khi chia cho bà B theo 669 là: 490-108.8 = 381.2 triệu đồng.
- Theo di chúc của ông B để lại toàn bộ di sản cho H. Như vậy H được hưởng thừa kế với số tiền 381.2 triệu đồng.
Kết luận:
- B thừa kế 108.8 triệu đồng.
- H thừa kế 381.2 triệu đồng.
+ Ý kiến cá nhân:
1/ Theo tôi đề bài đưa ra D bị tai nạn giao thông chết năm 2008, D không có tài sản và D không là đối tượng được hưởng thừa kế nên không chia di sản của ông B cho D).
2/ Xin anh/chị trên diễn đàn giải thích dùm thắc mắc, theo tôi hiểu trong quá trình phân chia di sản theo di chúc thì đối tượng được hưởng theo điều 669 thì được ưu tiên giải quyết trước, sau đó phần dư của di sản thì mới thực hiện theo di chúc, nếu chia theo di chúc còn dư di sản thì phân chia theo pháp luật. Không biết tôi hiểu như vậy có đúng không? nếu sai nhờ anh/chị giải thích dùm. Nếu được nhờ anh chị giới thiệu sách về bài tập thừa kế, hợp đồng để tôi tìm mua. Xin chân thành cám ơn.