Bài tập SHTT

Chủ đề   RSS   
  • #227765 19/11/2012

    philiplam91

    Male
    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập SHTT

    Mình đang học mộn Luật SHTT và đang làm bài tập về đề tài này nhưng đang phân vân không biết thế nào xin mọi người góp ý giúp:

     Đề bài: Do có quen biết từ trước trong việc buôn bán lạc, đậu Nguyễn Thị H và Đỗ Thị D thấy bột ngọt nhãn hiệu MIWON trên thị trường có giá rẻ hơn bột ngọt nhãn hiệu AJINOMOTO; mặt khác bột ngọt AJINOMOTO có chất lượng tốt hơn và tiêu thụ nhanh hơn nên khoảng tháng 11/2009 H và D đã bàn nhau sản xuất bột ngọt AJINOMOTO giả với thủ đoạn: D và H mua 30 thùng bột ngọt nhãn hiệu MIWON tại siêu thị METRO với giá 12.900.000đồng (434.000 đ/thùng), đặt sản xuất túi nilông nhãn hiệu AJINOMOTO sau đó đóng bột ngọt MIWON vào túi bột ngọt nhãn hiệu AJINOMOTO và sử dụng máy dán mép túi nilông để dán lại.

    D và H đã bị cơ quan điều tra bắt quả tang khi đang trên đường đi tiêu thụ.

    - Hành vi của D, H và X có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không? Cụ thể là hành vi xâm phạm nào?

    - Hành vi của D và H có thể bị xử lý hình sự về tội danh nào? Tại sao?

    Với ý 1 thì mình đang phân vân không biết D,H và X v\xâm phạm quy định nào của luật SHTT. Mình đang phâm vân không biết hành vi của những người này vi phạm theo Điều 129 hay điều 213 của Luật SHTT

    Còn với ý hai thì mình nghĩ hành vi này có thể bị xử lý hình sự theo tội danh tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 BLHS)Xin moi người góp ý giúp

    Đỗ Phi

     
    37572 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #227914   20/11/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!

    - Về câu hỏi thứ nhất thì bạn chưa hiểu đúng yêu cầu mà câu hỏi đặt ra rồi.

    Điều 213 Luật SHTT là điều luật quy định thế nào là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Cụ thể là nó quy định thế nào là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, thế nào là hàng hóa sao chép lậu (và đương nhiên hàng hóa của D, H là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu rồi). Chứ nó không phải là điều luật quy định về những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi yêu cầu của câu hỏi lại là xác định hành vi của D và H đã xâm phạm quyền gì trong số các quyền sở hữu trí tuệ (cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp) mà luật quy định. Vì vậy bạn cần xem xét nó thuộc hành vi nào trong số các hành vi quy định tại mục 1 Chương IX Luật SHTT. 

    Theo tôi thì đó là hành vi xâm phạm thuộc điểm d khoản 1 Điều 129.

    - Về câu hỏi thứ hai tôi có chung quan điểm với bạn, thể hiện tại topic này: http://danluat.thuvienphapluat.vn/lam-hang-gia-thi-pham-toi-gi-81280.aspx#227888

    Thân!

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    philiplam91 (25/11/2012)
  • #229397   26/11/2012

    philiplam91
    philiplam91

    Male
    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    BachThanhDC viết:

    Chào bạn!

    - Về câu hỏi thứ nhất thì bạn chưa hiểu đúng yêu cầu mà câu hỏi đặt ra rồi.

    Điều 213 Luật SHTT là điều luật quy định thế nào là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Cụ thể là nó quy định thế nào là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, thế nào là hàng hóa sao chép lậu (và đương nhiên hàng hóa của D, H là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu rồi). Chứ nó không phải là điều luật quy định về những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi yêu cầu của câu hỏi lại là xác định hành vi của D và H đã xâm phạm quyền gì trong số các quyền sở hữu trí tuệ (cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp) mà luật quy định. Vì vậy bạn cần xem xét nó thuộc hành vi nào trong số các hành vi quy định tại mục 1 Chương IX Luật SHTT. 

    Theo tôi thì đó là hành vi xâm phạm thuộc điểm d khoản 1 Điều 129.

    - Về câu hỏi thứ hai tôi có chung quan điểm với bạn, thể hiện tại topic này: http://danluat.thuvienphapluat.vn/lam-hang-gia-thi-pham-toi-gi-81280.aspx#227888

    Thân!

     

    Thanks bạn vậy cho mình hỏi hành vi này có thể bị xử lý theo điều 171 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nhiệp không?

    Đỗ Phi

     
    Báo quản trị |  
  • #229425   27/11/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    philiplam91 viết:

    Thanks bạn vậy cho mình hỏi hành vi này có thể bị xử lý theo điều 171 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nhiệp không?

    Chào bạn!

    Theo quan điểm của tôi thì hành vi này không thể xử lý theo Điều 171 BLHS về tội "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp". Bởi lẽ:

    Về định nghĩa thì xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hành hóa, tên gọi, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại VN.

    Như vậy, dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện dưới hai dạng hành vi, đó là:

    - Chiếm đoạt: là dùng các thủ đoạn khác nhau để chuyển dịch một cách trái phép sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại VN của người khác thành sở hữu của mình.

    - Sử dụng trái phép: là tự ý khai thác những lợi ích của những sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại VN mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu.

    Đối chiếu với tình huống bài tập, ta thấy:

    Nhãn hiệu Ajinomoto là nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ tại VN.

    Tuy nhiên, D và H không hề thực hiện hành vi khách quan là chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa của Ajinomoto với nội dung như đã mô tả ở định nghĩa trên. Mà H và D đã thực hiện hành vi dùng một sản phẩm không phải là của Ajinomoto sản xuất ra, và làm giả nhãn hiệu hàng hóa của Ajinomoto để nhằm mục đích đánh lừa người tiêu dùng nhầm tưởng đó là sản phẩm của Ajinomoto. Chứ không phải là H và D chiếm đoạt hay sử dụng trái phép báo bì của chính hãng Ajnomoto để đòng gói sản phẩm khác để đánh lừa khách hàng.

    Như vậy hành vi của H và D chỉ có thể cấu thành tội theo Điều 156 chứ không thể cấu thành tội theo Điều 171 BLHS được.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #229430   27/11/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    Mình xin góp ý như sau:

    trường hợp bạn nêu ra, sản phẩm được tạo thành là bao bì nhãn hiệu Ạjnomoto, còn lõi là miwon. Do sản phẩm này đang trên đường vận chuyển đi để tiêu thụ thì bị cơ quan chức năng bắt giữ. Chưa gây bất kỳ thiệt hại gì cho người tiêu dùng, hãng mì chính Ajinomoto, miwon.

    Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính

    1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:                                                            a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;                                                                              b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;                                                                                                                     c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
    2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
    3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

    Điều 213. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ

    1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

    2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

    3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

    Theo quy định của pháp luật hình sự thì mình nghĩ chỉ có thể quy về điều này: Điều 157. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

    Không thể áp đụng 171 được: . Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

    ngoài hành vi cần phải có thiệt hại phát sinh từ hành vi đó là gây hậu quả nghiêm trọng,......trong khi, hành vi trên chưa hề gây ra bất kỳ thiệt hại nào, ko thể áp dụng điều này được.

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Libra_L vì bài viết hữu ích
    philiplam91 (29/11/2012) buhhcm (17/04/2019)
  • #405282   05/11/2015

    vuongmagico0o
    vuongmagico0o

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ngày 24/1/2007, ông A nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế tại Thụy Sỹ. Ngày 31/8/2007, ông B nộp đơn yêu cầu bảo hộ giải pháp kỹ thuật tương tự tại Đức và sau đó được cấp VBBH. Ngày 25/01/2008 ông A nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đó tại Việt Nam. Ngày 25/08/2008 ông B cũng nộp đơn yêu cầu bảo hộ giải pháp kỹ thuật đó tại Việt Nam.
    Cục SHTT đã cấp VBBH cho ông A và từ chối cấp cho ông B với lý do giải pháp của ông B mất tính mới do đã được đề cập trong đơn của A.
    Ông B phản đối vì cho rằng mình đã được bảo hộ ở Đức, điều đó chứng tỏ giải pháp kỹ thuật của mình không mất tính mới. Hơn nữa ông còn viện dẫn quy định về quyền ưu tiên trong công ước Paris và cho rằng mình được hưởng quyền ưu tiên( biết rằng Việt Nam, Thụy Sỹ và Đức đều là thành viên Công ước Paris).
    -Ông A và ông B có được hưởng quyền ưu tiên khi nộp đơn yêu cầu cấp VBBH tại Việt Nam không ?
    -Anh(chị) hãy đưa ra hướng giải quyết cho cục SHTT.

     
    Báo quản trị |