Tình huống 1.3: Tháng 11 năm 1954, ông Thăng kết hôn hợp pháp với bà Linh tại tỉnh Nam Định. Hai người không có tài sản chung và con chung. Tháng 2 năm1955, ông Thăng chuyển vào TPHCM rồi cưới và sống cùng bà Lan. Do bà Lan không có khả năng sinh con và được sự đồng ý của bà, năm 1979, ông Thăng đưa bà Ngọt về sống chung như vợ chồng và có với bà Ngọt hai con chung là Thuận và Hòa. Ông Thăng, bà Lan và bà Ngọt cùng chung sống tại căn nhà số 18A đường H, quận 5, TPHCM. Nhà này do ông Thăng đứng tên, được xây dựng năm 1961 trị giá 4 tỷ đồng. Năm 2007, ông Thăng mất không để lại di chúc.
Hỏi:
1.1. Ai là vợ ông Thăng theo pháp luật hiện hành?
1.2. Xác định di sản thừa kế của ông Thăng và cho biết đối tượng được hưởng di sản thừa kế của ông theo tình huống trên.
Giải
Áp dụng luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Do đặc điểm lịch sử của nước ta, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 (có hiệu lực ngày 13/1/1960) sau khi ban hành, mới chỉ có hiệu lực ở miền Bắc. Theo quy định của Luật này thì kể từ 13/1/1960, những trường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng là hôn nhân không hợp pháp. Các quan hệ hôn nhân xác lập trước thời điểm 13/1/1960 không bị điều chỉnh bởi nguyên tắc của Luật hôn nhân và Gia đình 1959 nên dù có quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng vẫn được coi là hợp pháp (nói chính xác là không trái pháp luật). Những quan hệ hôn nhân này là hợp pháp nên các chủ thể (vợ hoặc chồng) có quyền và nghĩa vụ theo quan hệ hôn nhân hợp pháp. Cụ thể như, họ có quyền thừa kế tài sản của nhau nhưng nếu họ không được Tòa án cho ly hôn mà đã kết hôn với người khác (kể từ thời điểm 13/1/1960) là trái pháp luật, hôn nhân sau không được công nhận.
Như vậy hôn nhân giữa ông Thăng và Bà Linh ( 1954 ) , thăng và bà lan ( 1955 ) là hợp pháp
Quan hệ vợ chồng của ông Thăng và Ngọt là trái pháp luật ( vào năm 1979, thì luật hôn nhân và gia đình 1959 đã có hiệu lực toàn quốc ngày 25/3/1977 ) ? phần tài sản thì chia như thế nào ạ ?