Bài tập môn Luật hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #445327 14/01/2017

    gamessover922

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập môn Luật hành chính

    Em ôn thi LHC , có các câu hỏi đúng sai này chưa biết trl mong các bác giúp em , em cảm ơn ạ 
    a) Chủ thể quản lý hành chính nhà nước luôn là cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức có thẩm quyền thuộc các cơ quan này.
    b) Quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính.
    c) Đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước không chỉ là các đơn vị sự nghiệp.
    d) Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính luôn là phương pháp mệnh lệnh
    e) Tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
    f) Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra có thể được áp dụng độc lập.

    g)Các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đều có quyền áp dụng hình thức phạt bổ sung

    h)Công chức luôn là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính

    k) Chính phủ là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

     
    29161 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #445330   14/01/2017

    gamessover922
    gamessover922

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra có thể được áp dụng độc lập.

    Câu này đúng không ạ , và tại sao ? 

    Em cảm ơn 

     
    Báo quản trị |  
  • #445354   15/01/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    Tôi không làm thay bài tập cho bạn, tôi chỉ gợi ý thông thường thì Quyết định xử phạt hành chính đi kèm với biện pháp khắc phục hậu quả, vậy có trường hợp nào có vi phạm hành chính nhưng không ra được Quyết định xử phạt mà vẫn được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hay không ? Nếu có thì câu nhận định "các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra có thể được áp dụng độc lập" là đúng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    gamessover922 (16/01/2017)
  • #445351   15/01/2017

    gamessover922
    gamessover922

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập tình huống

    Bà Nguyễn Thanh Hương là viên chức ngạch nghiên cứu viên chính công tác tại Viện X (Bộ Y). Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 3/2010, bà Hương đã thực hiện 2 (hai) hành vi vi phạm như sau: thứ nhất, có thái độ hách dịch, cửa quyền khi thực hiện công việc được giao; thứ hai, sử dụng chứng chỉ tin học giả để được nâng bậc lương.

    Anh (chị) hãy xác định:

    a)      Hình thức kỷ luật nào được áp dụng đối với bà Hương? Nêu căn cứ pháp lý

    b)      Ai có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật bà Hương? Nêu căn cứ pháp lý?

    c)      Quan hệ giữa bà Hương và người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật có phải  là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính không? Vì sao?

    d)      Hành vi vi phạm của bà Hương và hành vi ra quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền có phải là sự thể hiện của các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính không? Tại sao?

    ANH/CHỊ nào giúp em với , em cảm ơn 

     
    Báo quản trị |  
  • #514231   25/02/2019

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 và Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì trong một số trường hợp, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

    Người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong những trường hợp sau:

    - Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật XLVPHC (những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính: Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này).

    - Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

    - Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (Điều 6 Luật XLVPHC) hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt (khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 Luật XLVPHC);

    - Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #514280   26/02/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    d) Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính luôn là phương pháp mệnh lệnh.

    Sai. vì trong một vài trường hợp, quan hệ pháp luật hành chính được điều chỉnh bởi phương pháp thỏa thuận. Theo đó trong quan hệ này tồn tại sự bình đẳng về ý chí của các bên tham gia quan hệ. Chẳng hạn như trong quan hệ hành chính phối hợp giữa hai cơ quan hành chính để ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch thì các bên trong quan hệ này có tư cách, ý chí bình đẳng với nhau hay đây còn được gọi là quan hệ pháp luật hành chính ngang

     
     
    Báo quản trị |  
  • #514281   26/02/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    h)Công chức luôn là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính

    Sai. vì Trong một số trường hợp, cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức của cơ quan hành chính nhà nước cũng là chủ thể tham gia thủ tục hành chính. Chẳng hạn, là chủ thể tham gia thủ tục thanh tra, kiểm tra khi là đối tượng thanh tra, kiểm tra; là chủ thể tham gia thủ tục khiếu nại khi hành vi hành chính, quyết định hành chính của họ bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại lên cấp trên.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #514290   26/02/2019

    d) Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính luôn là phương pháp mệnh lệnh

    Nhận định này sai.

    Bởi phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là tổng thể những biện pháp, cách thức, phương thức mà ngành luật đó sử dụng để tác động lên ý chí, hành vi của các bên tham gia vào quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh.

    Theo đó, phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là cách thức, biện pháp tác động lên các chủ thể trong quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành - điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.

    Xuất phát từ tính chấp hành - điều hành trong quan hệ hành chính nên phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật hành chính là phương pháp quyền uy - phục tùng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chúng ta cũng có thể bắt gặp sự điều chỉnh của Luật hành chính lên các mối quan hệ xã hội được thực hiện thông qua phương pháp thỏa thuận.

    Đặc trưng của phương pháp thỏa thuận này được thể hiện như sau: trong quan hệ pháp luật hành chính được điều chỉnh bởi phương pháp này tồn tại sự bình đẳng về ý chí của các bên tham gia quan hệ. Chẳng hạn như trong quan hệ hành chính phối hợp giữa hai cơ quan hành chính để ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch thì các bên trong quan hệ này có tư cách, ý chí bình đẳng với nhau hay đây còn được gọi là quan hệ pháp luật hành chính ngang.

    Như vậy, Luật hành chính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy - phục tùng và phương pháp thỏa thuận trong đó phương pháp đặc trưng và chiếm lĩnh trong hầu hết các quan hệ pháp luật hành chính là phương pháp quyền uy - phục tùng. Chứ không phải lúc nào cũng là phương pháp quyền uy phục tùng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #514291   26/02/2019

    h) Công chức luôn là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính

    Nhận định này sai.

    Trước hết,  thủ tục hành chính có thể được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện và hồ sơ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết từng công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Theo đó, chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính. Ngoài các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, tổ chức nhà nước ra thì còn có các cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lí trong trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Chứ không nhất thiết phải luôn là công chức mới được là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Còn chủ thể tham gia thủ tục hành chính là chủ thể phục tùng quyền lực nhà nước khi tham gia vào thủ tục hành chính, cũng bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân.

    Như vậy, khi xem xét trong mỗi thủ tục hành chính cụ thể thì chủ thể sẽ có tư cách khác nhau dựa theo quy định của pháp luật. Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức của cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan quyền lực nhà nước, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế; cá nhân tùy trường hợp có thể là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính hoặc là chủ thể tham gia thủ tục hành chính.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongkp2708 vì bài viết hữu ích
    dinhphongg_ (12/07/2020)