Chào bạn. Đối với tình huống nêu trên mình có ý kiến như sau:
Trong tình huống này, giữa ông Hồng và ông Nam có tồn tại hợp đồng mượn tài sản.
1. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ: khi nghĩa vụ được hoàn thành, cụ thể là khi sử dụng xong, ông Hồng đem chính cây quạt đã mượn sang trả cho ông Hồng thì khi đó nghĩa vụ chấm dứt căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 372 Bộ luật dân sự 2015.
Nghĩa vụ bị chấm dứt là trả quạt và thời điểm chấm dứt là thời điểm ông Hồng trả quạt cho ông Nam.
2. Nếu ông Nam đồng ý mua quạt mới thì việc ông Hồng trả quạt mới không phải thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản vì theo quy định tại Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 thì người mượn phải có nghĩa vụ trả lại “tài sản đó” tức là mượn sao trả vậy. Ở đây việc mua cây quạt mới chính là thực hiện nghĩa vụ bồi thường phát sinh từ việc làm hư hỏng tài sản đã mượn.
3. ông Hồng mới là người phải bồi thường cho ông Nam vì chính ông Hồng là người đi mượn tài sản và lúc này ông Nam chỉ biết là chính ông Hồng là người mượn mình và lúc này ông Hồng mới chính là người phải “Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn” theo quy định tại khoản 4 Điều 496 Bộ luật dân sự 2015.
4. Trách nhiệm trong tình huống này là trach nhiệm dân sự xuất phát từ hợp đồng mượn tài sản.