I-Tranh chấp lao động." căn cứ Bộ luật lao động 2012 -Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
II-Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:Tùy vào từng loại tranh chấp lao động mà các bên trong quan hệ lao động có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan có thể giải quyết, có 4 phương thức:
1- Hòa giải viên lao động
2- Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là UBND cấp huyện)
3-Hội đồng trọng tài lao động
4-Tòa án nhân dân
III- Trình tự thủ tục giải quyết:
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động theo thủ tục sau:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải.
Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao nđộng phải có đại diện của hai bên tranh chấp>Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.
Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hổ trợ các bên tự thương lượng, trường hợp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra pương án để hai bên xem xét.
Trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận pương án hòa giải thì hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, thì lập biên bản hòa giải không thành.
Sau thời hạn 5 ngày kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thười hạn 03 ngày tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công. ( Đình công là sự sự việc tạm thời, tự nguyện có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giai quyết tranh chấp lao động...)