Bài tập Luật Doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #440654 06/11/2016

    Bài tập Luật Doanh nghiệp

    xin chào luật sư!!

    em lá sinh viên, em có 1 bài tập nhỏ mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư và các anh chị . câu hỏi là: phân biệt vị trí , vai trò và quy chế pháp lý của trụ sở , hội sở, địa điểm kinh doanh, chi nhánh , văn phòng đại diện của doanh nghiệp??

    Cảm ơn nhìu ạ!!

     
    65641 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #548589   07/06/2020

    lam21072000
    lam21072000

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    có thể giúp em giải bài tập này không ạ, em cảm ơn

    Ông Nguyễn Văn Tùng thành lập công ty TNHH 1 thành viên Ban Mai vào ngày 16/5/2018 tại quận Đống Đa, Hà Nội chuyên sản xuất và tái chế giấy. Sau một thời gian hoạt động, tính đến ngày 15/9/2019, các khoản nợ đến hạn trả của công ty Ban Mai lên đến 15,5 tỷ, bao gồm:

    - Nợ công ty TNHH A 2 tỷ

    - Nợ Ngân hàng B 10 tỷ, tài sản cầm cố bán được 5 tỷ

    - Nợ công ty cổ phần C 3 tỷ, tài sản thế chấp bán được 6 tỷ

    - Nợ lương người lao động 500 triệu

    Do làm ăn thua lỗ,đến ngày 04/5/2020 công ty Ban Mai không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, mặc dù các chủ nợ có yêu cầu nhiều lần. Tất cả chủ nợ của công ty Ban Mai đều có trụ sở tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    1.Biết rằng giá trị tài sản còn lại của công ty Ban Mai (chưa bao gồm tài sản cầm cố, thế chấp) là 5 tỷ, chi phí phá sản 100 triệu, nợ tiền điện 50 triệu, tiền thuế 250 triệu. Việc phân chia giá trị tài sản còn của lại của công ty Ban Mai cho các chủ nợ được thực hiện như thế nào?

    2. Sau khi công ty Ban Mai bị Tòa án tuyên bố phá sản, ông Nguyễn Văn Tùng có được phép thành lập công ty TNHH Sao Xanh không? Vì sao?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lam21072000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2020)
  • #548757   09/06/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào bạn!

    Thứ nhất, việc phân chia giá trị tài sản còn lại của công ty Sao Mai cho các chủ nợ được thực hiện như thế nào?

    Tại Điều 54 Luật phá sản 2014 quy định:

    "Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

    1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

    a) Chi phí phá sản;

    b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao dộng, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết

    c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    d) Nghia vụ tài chính đối với Nhà nước, khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán.

    2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại thuộc về:

    a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

    b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

    c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

    d) Thành viên công ty trách nhiệ hữu hạn hai thành viên trở lên , cổ đông của công ty cổ phần;

    đ) Thành viên của công ty hợp danh.

    3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ."

    Theo thông tin bạn cung cấp, Công ty Sao Mai còn 05 tỷ (không tính tài sản cầm cố, thế chấp); nợ Ngân hàng B 10 tỷ, tài sản cầm cố 05 tỷ --> vậy còn nợ Ngân hàng B 05 tỷ. Nợ CTCP C 03 tỷ, tài sản thế chấp 6 tỷ --> trả hết và thừa 03 tỷ. Lúc này, tổng tài sản và tổng nợ của Công ty Sao Mai là:

    - Tổng tài sản: 05 tỷ + 03 tỷ = 08 tỷ.

    - Tổng nợ: 7,9 tỷ ; gồm:

    + Nợ công ty THHH A: 02 tỷ

    + Nợ Ngân hàng B: 05 tỷ

    + Nợ lương NLĐ: 500 triệu

    + Chi phí phá sản: 100 triệu

    + Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước: 300 triệu (thuế 250 triệu + điện 50 triệu)

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014 nêu trên, thứ tự ưu tiên phân chia tài sản sẽ là: 

    (1) Chi phí phá sản: 100 triệu

    (2) Lương Người lao động: 500 triệu

    (3)  Nghĩa vụ tài chính với Nhà nước: thuế 250 triệu + điện 50 triệu

    (4) Nợ công ty TNHH A (nợ không có đảm bảo): 02 tỷ

    (5) Nợ Ngân hàng B (nợ có bảo đảm nhưng chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán): 05 tỷ

    Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 54 Luật phá sản 2014, phần tài sản còn lại (100 triệu) thuộc về ông Tùng.

    Thứ hai, sau khi công ty Ban Mai bị Tòa án tuyên bố phá sản, ông Tùng có được phép thành lập công ty TNHH Sao Xanh không?

    Tại điểm e khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

    "Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

    2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    [..........................]

    e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử phạt hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc lầm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

    [..........................]" 

    Tại Điều 130 Luật phá sản 2014 quy định:

    "Điều 130. Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản

    1. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.

    2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.

    3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mầ cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

    4. Quyết định tại các khoản 1, 2, và 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng."

    Theo thông tin bạn cung cấp, công ty TNHH 1TV Ban Mai sản xuất và tái chế giấy, là doanh nghiệp không có vốn nhà nước. Theo quy định tại khoản 3 Điều 130 Luật phá sản 2014 nêu trên, người quản lý doanh nghiệp (ông Tùng) sẽ không được thành lập, tham gia giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp trong vòng 03 năm kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá sản nếu có các hành vi cố ý sau:

    (1) Vi phạm việc thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản (khoản 1 Điều 18 Luật phá sản 2014)

    (2) Không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (khoản 5 Điều 28 Luật phá sản 2014)

    (3) Thực hiện hành vi bị cấm khi có quyết định mở thủ tục phá sản (khoản 1 Điều 48 Luật phá sản 2014)

    Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 4 Điều 130 Luật phá sản 2014 thì những doanh nghiệp phá sảnlý do bất khả kháng sẽ không bị hạn chế quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.

    Tóm lại, ông Tùng chỉ bị hạn chế quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp mới khi có đủ 03 điều kiện:

    (1) Là người quản lý doanh nghiệp bị phá sản (công ty TNHH 1TV Sao Mai)

    (2) Có hành vi cố ý vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 Luật phá sản 2014

    (3) Doanh nghiệp (công ty TNHH 1TV Sao Mai) bị phá sản không vì lý do bất khả kháng.

    Trong trường hợp bị hạn chế quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp thì ông Tùng vẫn có thể thành lập, quản lý doanh nghiệp mới sau 03 năm kể từ ngày có quyết định phá sản của Tòa án.

    Nếu ông Tùng không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp mới thì có thể thành lập doanh nghiệp TNHH Sao Xanh bất cứ lúc nào.

    Cập nhật bởi Nina35 ngày 09/06/2020 01:28:28 CH Sai chính tả
     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/06/2020) haimi1005@gmail.com (18/06/2020) thuha2223 (26/04/2021) nhungdt1 (03/08/2021)
  • #549435   18/06/2020

    Chị Nina ơi chị có thể giúp em một bài tập tình huống của công ty cổ phần được không ạ? em có tự làm mà vẫn đang phân vân quá ạ

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haimi1005@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2020)
  • #549641   22/06/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào Haimi!

    Nếu giờ bạn vẫn cần Nina giúp thì gửi thông tin cho Nina nhé.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (22/06/2020) ThanhLongLS (22/06/2020)
  • #549676   22/06/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn Nina35 giúp bạn Haimi nhé, câu hỏi ở đây

     

    tình huống của công ty cổ phần

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    haimi1005@gmail.com (23/06/2020) Nina35 (23/06/2020)
  • #549431   18/06/2020

    Tình huống về luật doanh nghiệp

    Công ty cổ phần X được thành lập ngày 15/4/2018 gồm 3 thành viên sáng lập là bà A, ông B và ông C. Khi thành lập doanh nghiệp, họ có các thỏa thuận và đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh như sau:

    - Thoản thuận huy động vốn điều lệ của công ty là 5 tỷ đồng, trong đó:

    + Bà A góp nhà và quyền sử dụng đất được các thành viên nhất trí định giá là 3 tỷ đồng ( dù thực tế tại thời điểm định giá có trị giá 2,5 tỷ);

    + Ông B góp 1 tỷ nhưng mới góp 500 triệu, các thành viên thỏa thuận để ông góp số còn lại trong vòng 2 tháng kể từ khi công ty được thành lập;

    +Ông C góp vốn bằng giấy chứng nhận góp vốn vào công ty cổ phần Z là 1,6 tỷ (160.000 cổ phần) được định giá là 1,7 tỷ đồng.

    - Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về bầu thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát phải được số cổ đông đại diện ít nất 85% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông.

    - Trong thời gian công ty chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mọi quan hệ chuyển nhượng vốn góp chỉ hợp pháp khi được Hội đồng quản trị phê chuẩn.

    Vào tháng 12/ 2018, ông B Giám đốc công ty- người đại diện theo pháp luật của công ty X - nhân danh công ty kí hợp đồng mua bán ô tô với công ty Y ( trong Y ông bảo sở hữu 10% cổ phần). Khi biết về giao dịch này, bà A và ông C không đồng ý với giao dịch này.

    Câu hỏi:

    1. Hãy nhận xét về tính đúng/ sai, hợp lí/ không hợp lí về các thỏa thuận giữa các thành viên trong công ty cổ phần X, vì sao?

    2. Hợp đồng kí kết giữa công ty X do ông B đại diện kí kết với công ty cổ phần Y có hiệu lực không khi bị bà A và ông C phản đối? Vì sao?

    Cập nhật bởi haimi1005@gmail.com ngày 18/06/2020 10:59:33 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haimi1005@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2020)
  • #549303   16/06/2020

    MinhPk
    MinhPk

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Bài tập luật doanh nghiệp

    Công ty TNHH Y có 5 thành viên là Tâm, Minh, Đức, Lan, Hà với ngành nghề kinh doanh lĩnh vực xây dựng dân dụng, vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. Trong đó: Tâm góp 1 tỷ, Đức góp 200 triệu, Lan góp 600 triệu, Minh góp 700 triệu, Hà góp 500 triệu. Mọi người nhất trí bầu Tâm là chủ tịch HĐTV và là đại diện theo pháp luật của công ty, Minh làm Giám đốc công ty. Y có trụ sở chính tại Hà Nội. 

    Công ty cổ phần Z có 7 thành viên với số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Trong đó, Bình và Dung mỗi người góp 250 triệu; còn Liên, Tuyết, Tú, Yến và Vinh mỗi người góp 100 triệu. Điều lệ quy định Bình là người đại diện theo pháp luật và chủ tịch hội đồng thành viên trong công ty; Dung là giám đốc. Z có trụ sở chính tại Hải Phòng, kinh doanh vật liệu xây dựng. 

    1. Y và Z muốn hợp nhất thành 1 doanh nghiệp có được không? Nếu hợp nhất thành một thì cơ cấu tổ chức quản lý sẽ giải quyết như thế nào? 

    2.Tư vấn trình tự thủ tục hợp nhất doanh nghiệp? Giải thích

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn MinhPk vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/06/2020) haimi1005@gmail.com (21/06/2020)
  • #549787   24/06/2020

    Thaivipqbhg
    Thaivipqbhg

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập Luật Doanh nghiệp

     1
     
    a. Khi thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn khỏi công ty thì nghĩa vụ của họ đối với các khoản nợ của công ty cũng chấm dứt.
     
    b. Người được tặng cho vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đương nhiên trở thành thành viên công ty.
    c. Cứ khi nào công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp sẽ bị buộc giải thể doanh nghiệp.
     
    2
     
    Có 5 chủ thể dự định thành lập công ty cổ phần để kinh doanh ngành nghề may tre đan. Bao gồm:
     Ông An quốc tịch Pháp, hiện đang là cổ đông sáng lập công ty cổ phần Q
     Công ty cổ phần W
     Bà Hà đang là thành viên hợp danh công ty hợp danh kiểm toán E và cộng sự
     Doanh nghiệp tư nhân R
     Ông Hùng quốc tịch Việt Nam là công chức đang làm việc tại cơ quan T.
    Theo anh /chị cho biết họ có thể thành lập được công ty cổ phần không? Tại sao?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thaivipqbhg vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/06/2020)
  • #550162   28/06/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào Thaivipqbhg !

    Câu 1.

    a) Khi thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn khỏi công ty thì nghĩa vụ của họ đối với các khoản nợ của công ty cũng chấm dứt.

    --> Sai. Theo khoản 5 Điều 180 LDN 20114.

    b) Người được tặng cho vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đương nhiên trở thành thành viên công ty.

    --> Sai. Trường hợp người được tặng  cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở  thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp nhận. Theo khoản 5 Điều 54 LDN 2014

    c) Cứ khi nào công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp sẽ bị buộc giải thể doanh nghiệp.

    --> Sai. Nếu làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì không buộc phải giải thể. Theo điểm c khoản 1 Điều 201 LDN 2014

    Ví dụ: Khi thành viên Công  ty TNHH 2TV trở lên chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp dẫn đến chỉ còn một thành viên, thì công ty phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình sang Công ty TNHH 1TV (theo khoản 3 Điều 53 LDN 2014) mà không phải bị giải thể.

    Câu 2.

    - Ông An: theo khoản 1, 2 Điều 18 và Điều 119 (quy định về các yêu cầu, hạn chế đối với cổ đông sáng lập) LDN 2014 thì không quy định việc cổ đông sáng lập CTCP không được thành lập công ty khác. --> Được phép 

    - CTCP W: không thuộc quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 LDN 2014. --> Được phép

    - Bà Hà: là thành viên hợp danh kiểm toán - không cùng ngành nghề với CTCP may tre đan nên được tham gia thành lập CTCP mới này - theo khoản 2 Điều 175 LDN --> Được phép

    - DNTN R: không có tư cách pháp nhân nên không có quyền thành lập doanh nghiệp - theo điểm đ khoản 2 Điều 18 LDN. Tại khoản 4 Điều 183 LDN cũng quy định Doanh nghiệp tư nhân không được thành lập công ty cổ phần. --> Không được phép

    - Ông Hùng: Công chức không được thành lập doanh nghiệp - theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 LDN, từ đây dẫn chiếu tới Điều 20 Luật cán bộ,công chức 2008 sửa đổi 2019:

    "Điều 20. Những việc khác cán bộ, công  chức không được làm 

     Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền".

    ---> Không được phép

    VẬY, KHÔNG THỂ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN MỚI VỚI 05 THÀNH VIÊN TRÊN. 

    (NẾU CHỈ CÓ 03 THÀNH VIÊN LÀ CTCP W, BÀ HÀ VÀ ÔNG AN THÌ VẪN ĐƯỢC NHÉ)

    Cập nhật bởi Nina35 ngày 28/06/2020 02:04:38 SA Sửa lỗi chính tả
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/06/2020)
  • #550323   29/06/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


     

    Chào Haimi!

    Thứ nhất, nhận xét tính hợp pháp của các thỏa thuận giữa các thành viên công ty CP X

     - Thoản thuận góp vốn điều lệ công ty

    + Bà A góp nhà ở và quyền sử dụng đất: về tài sản góp vốn (nhà ở và quyền SD đất) là hợp lý, nhưng việc thỏa thuận định giá tài sản cao hơn so với giá thực tế là chưa đúng.

    + Ông C góp vốn bằng giấy chứng nhận góp vốn vào CTCP Z: về tài sản góp vốn (giấy chứng nhận góp vốn vào CT Z) là hợp lý khi ông C có quyền chuyển nhượng và không bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong CTCP Z theo quy định của pháp luật về việc chuyển nhượng/hạn chế chuyển nhượng  cổ phần của CTCP (điểm d khỏa 1 Điều 110, khoản 3 Điều 119, khoản 1 Điều 136 LDN 2014). Việc thỏa thuận định giá cổ phần chuyển nhượng cao hơn giá trị thực tế là chưa đúng.

    --> Tại khoản 5 Điều 17 LDN 2014 quy định về các hành vi bị cấm như sau::

    "5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị."

    Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:

    "1. Tài sản góp vốn không phải là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành đồng Việt Nam.

    2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

    2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

    Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế."

    Như vậy, tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn nên các thành viên sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

    + Ông B góp 1 tỷ: về tài sản góp vốn (tiền mặt) là hợp lý, việc thỏa thuận để ông góp 500 triệu còn lại trong 02 tháng kể từ khi doanh nghiệp thành lập là đúng với quy định của pháp luật.

    --> Pháp luật chỉ quy định Doanh nghiệp không được góp vốn bằng tiền mặt (khoản 1 Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt; Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn NĐ 222), nên ông B là cá nhân vẫn có thể góp vốn bằng tiền mặt. 

    Tại khoản 2 Điều 48 LDN 2014 quy định:

    "2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp."

    Vậy, LDN quy định hạn góp vốn điều lệ kể từ khi thành lập doanh nghiệp là 90 ngày, ở đây các thành viên thỏa thuận 02 tháng (60 ngày) là đúng quy định pháp  luật.

    ==> Việc đăng ký vốn điều lệ là 5 tỷ, nhưng thực tế vốn điều lệ các thành viên góp cao hơn với mức cam kết góp. Theo các quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 155/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, thì không có quy định xử phạt các doanh nghiệp có vốn thực góp cao hơn vốn cam kết góp. Pháp luật hiện hành chỉ có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vốn thực góp thấp hơn vốn cam kết góp như tại Điều 23 của Nghị định số 155/2013/NĐ-CP 

     Tuy nhiên, Công ty X vẫn cần tiến hành thủ tục để tăng vốn điều lệ để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

    - Thỏa thuận: Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về bầu thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát phải được số cổ đông đại diện ít nất 85% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông.

    Tại khoản 1, 3 Điều 144 LDN 2014 quy định: 

    "1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:

    a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

    b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

    c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

    d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

    đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;

    e) Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

    3. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty."

    Vậy, LDN 2014 quy định không bắt buộc phải bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát theo phương thức bầu dồn phiếu mà cho phép bầu bằng phương thức khác và phải quy định tại Điều lệ công ty. Tức là nếu Điều lệ công ty X có quy định như các thành viên công ty X đã thỏa thuận, thì việc biểu quyết thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát sẽ tiến hành theo Điều lệ công ty, và việc thỏa thuận tỷ lệ 85%  là đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 144 LDN.

    (Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân Nina, việc quy định bầu dồn phiếu là để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư nhỏ và nhóm cổ đông thiểu số. Nếu muốn công ty hoạt động sòng phẳng, bài bản thì nên duy trì phương thức bầu dồn phiếu.)

    - Thỏa thuận: Trong thời gian công ty chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mọi quan hệ chuyển nhượng vốn góp chỉ hợp pháp khi được Hội đồng quản trị phê chuẩn.

    Tại khoản 1, 3, 4 Điều 126 LDN 2014 quy định:

    "1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

    3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.

    4. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự."

    Vậy theo quy định tại khoản 3, 4, không cần sự đồng ý của Hội đồng quản trị, việc chuyển nhượng cổ phần vẫn diễn ra theo quy định của pháp luật, cụ thê là Bộ luật dân sự 2015.

    Các thành viên có quyền thỏa thuận về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong Điều lệ công ty là đúng với quy định tại khoản 1 Điều 126 LDN. Tuy nhiên nội dung thỏa thuận như vậy là chưa hợp lý, vì trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều 126 không cần HĐQT phê chuẩn mà vẫn hợp pháp. 

    Thứ hai, Hợp đồng kí kết giữa công ty X do ông B đại diện kí kết với công ty cổ phần Y có hiệu lực không khi bị bà A và ông C phản đối?

    Tại điểm c khoản 1 Điều 162 LDN 2014 quy định:

    "1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

    c) Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này."

    Từ đó dẫn chiếu tới khoản 2 Điều 159 như sau:

    "2. Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với công ty, bao gồm:

    a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;

    b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ;"

    Trong công ty Y, ông B sở hữu 10% cổ phần, nên công ty Y thuộc doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 159, từ đó cũng thuộc doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản  Điều 162. Vậy nên, Hợp đồng mua bán xe giữa ông B và công ty Y phải được Đại  hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị  chấp thuận. Do ông C và bà A biết và phản đối nên Hợp đồng mua bán xe này vô hiệu.
     
    Tại khoản 4 Điều 162 LDN 2015 quy định:
     
    "4. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, gây thiệt hại cho công ty; người ký kết hợp đồng, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó."

     

    Cập nhật bởi Nina35 ngày 29/06/2020 08:47:25 SA Lỗi chính tả
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2020) thuha2223 (26/04/2021)
  • #554980   15/08/2020

    Immehi
    Immehi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập tình huống luật kinh doanh

    Các luật sư giúp em với ạ

    Công ty TNHH sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Tiến Phúc

    Nội dung vụ việc: Tháng 4 -2006, năm người gồm: bà Ngân, ông Viết, ông Thông, ông Tiến và bà Ánh cùng nhau bàn bạc và thống nhất thành lập công ty TNHH sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Tiến Phúc. Các thành viên cũng thống nhất dự kiến:

    Giao cho ông Thông làm Giám Đốc và đại diện theo pháp luật của công ty;

    Bà Ngân là Chủ Tịch Hội Đồng thành viên; 

    Ông Mạnh (do bà Ngân giới thiệu) là thủ quỹ;

    Giao cho ông Tiến mở và đứng tên tài khoản, việc rút tiền từ ngân hàng phải có chữ kí của cả ông Tiến và ông Mạnh;

    Các thành viên góp vốn phải nộp một phần tiền trước ngày 10-4-2006 để trang trải cho việc thành lập công ty;

    Ông Thông chịu trách nhiệm soạn thảo điều lệ công ty để các thành viên thông qua và đăng kí với sở kế hoạch và đầu tư tp HCM.

    Ngày 7-4-2006, các thành viên gồm: Thông, Tiến, Viết, Ngân, Ánh và Mạnh cùng đến ngân hàng mở tài khoản cho ông Tiến đứng tên. Việc nộp tiền được thực hiện như sau:

    Ông Tiến nộp 200.000.000 đồng

    Bà Ánh nộp 250.000.000 đồng

    Ông Thông nộp 250.000.000 đồng

    Sau khi nộp hồ sơ và được cấp biên nhận, sở KH&ĐT phát hiện số CMND mang tên bà Ngân không trùng khớp với số CMND ghi trong sổ hộ khẩu nên yêu cầu bà Ngân điều chỉnh hoặc có xác nhận hợp lệ vào hồ sơ thành lập công ty, nhưng bà Ngân không đáp ứng được yêu cầu này. 

    Việc rút tiền từ tài khoản do ông Tiến đứng tên để chi tiêu được ông mạnh cập nhật vào cuốn sổ riêng do ông Mạnh giữ và có chữ kí duyệt của ông Thông (dự kiến là Giám Đốc) trong các khoản tiền rút từ ngân hàng để chi cho việc thành lập công ty theo thoả thuận của các thành việ góp vốn.

    Đến tháng 5-2006, ông Bảo được cử làm kế toán trưởng đã thống kê lại chi- thu quỹ tiền mặt trong tháng 4-2006 và báo cáo trực tiếp cho ông Thông. Ông Thông thấy có các khoản chi tiêu không rõ từ phía bà Ngân và ông Mạnh nên nhiều lần nhắc nhở kiểm quỹ, quyết đoán đối chiếu, nhưng hai người này không làm. 

    Đến ngày 25-5-2006, bà Ngân tuyên bố không thành lập công ty và chỉ đạo di dời, tẩu tán tài sản cũng như trả nhà thuê, trốn tránh việc trả lại vốn góp cho các thành viên.

    Ông Thông khởi kiện ra toà buộc bà Ngân ( dự kiến là Chủ tịch HĐTV công ty) phải hoàn trả số tiền góp vốn là 220.000.000đ ( đã trừ chi phí thành lập công ty là 30.000.000đ) vì ngay từ lúc thoả thuận góp vốn bà Ngân đã xác định chịu trách nhiệm về người mà thủ quĩ giới thiệu.

    Em xin cám ơn ạ!!!

    Cập nhật bởi Immehi ngày 15/08/2020 07:54:15 PM
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Immehi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/08/2020)
  • #555019   16/08/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:
     
    - Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
     
    + Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
     
    + Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
     
    Và Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp là:
     
    - Loại hình tổ chức này được thành lập dựa trên ý kiến, sáng kiến cũng như nhu cầu của cơ quan Nhà nước.
     
    - Đứng ra trợ giúp, hỗ trợ nhà nước trong việc giải quyết một số vướng mắc, vấn đề xã hội cụ thể.
     
    - Hoạt động theo hình thức, phương châm tự quản, không mang ý chí hay tính quyền lực chính trị, cơ cấu hình thức của tổ chức được tổ chức quyết định và mọi hoạt động hoàn toàn tự nguyện.
     
    - Được thành lập dựa trên những quy định của Nhà nước và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước. Ví dụ như : Hội luật gia Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam,
     
    Theo mình thì tổ chức xã hội- nghề nghiệp có quyền góp vốn vì không thuộc đối tượng không được góp vốn theo như quy định trên.
     
    Báo quản trị |  
  • #561068   27/10/2020

    trinh.lhd2927
    trinh.lhd2927

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Giúp em bài tập Luật doanh nghiệp với ạ

    Bài tập 5. Cty TNHH Mùa Xuân (MX) có 5 TV góp vốn thành lập với số vốn cụ thể như sau: Ông A góp 500 triệu đồng, ông B góp 1 tỷ đồng, ông C góp 2 tỷ đồng, ông D góp 800 triệu đồng và ông E góp 700 triệu đồng. Theo Điều lệ Cty, chủ tịch hội đồng (CTHĐ) TV là người đại diện theo pháp luật của Cty. Sau buổi họp, các TV thống nhất cử Ông A làm CTHĐ TV và Ông B – là một trong các TV góp vốn - làm Giám đốc Cty.
     
    1. Cty MX dự định ký hợp đồng với Cty Hoa Tháng Ba (HTB) về việc cung cấp thiết bị y tế cho Cty MX trị giá trên 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, Ông A hiện là một cổ đông sáng lập của CTCP Hoa Tháng Ba với tỷ lệ số cổ phần chiếm 15% vốn điều lệ của Cty này. Theo bạn, Cty MX và Cty HTB phải gì để có thể ký kết hợp đồng này?
     
    2. Trong một cuộc họp HĐTV, chỉ có ông B và ông C tham dự. Cuộc họp bàn về việc bán một tài sản của Cty trị giá 10 tỷ đồng nhưng chỉ ông C biểu quyết tán thành. Bạn hãy cho biết cuộc họp HĐTV Cty MX có hợp lệ không và nghị quyết của HĐTV có được thông qua không? Tại sao?
     
    3. Sau khi Cty MX hoạt động được 03 năm, trong nội bộ các TV có một số mâu thuẫn, Ông D muốn rút vốn ra khỏi Cty. Hỏi làm cách nào đề ông D có thể ra khỏi Cty và chấm dứt tư cách TV của mình?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trinh.lhd2927 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/10/2020)
  • #563038   20/11/2020

    Luật doanh nghiệp

    Em có một số tình huống cần giải đáp ạ 

    1. Ông Phan Tấn Thành là Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH xây dựng THÁI HÒA ký hợp đồng xây dựng với doanh nghiệp tư nhân Hoa Liên do bà Đoàn Thúy Hoa làm Giám đốc. Đến khi thực hiện hợp đồng, ông Hoàng Bá Khôi là thành viên công ty phản đối vì cho rằng ông Trần Duy giám đốc Cty TNHH xây dựng THÁI HÒA là chồng bà Hoa trong khi hợp đồng lại không thông báo cho hội đồng thành viên biết trước khi ký. Ông Thành cho rằng Bản điều lệ Công ty THÁI HÒA quy định chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty nên ông là người ký hợp đồng với bà Hoa, chứ không phải ông Duy nên ông Khôi không có quyền ngăn cản việc thực hiện hợp đồng. 
    Hỏi: việc phản đối của ông Khôi có đúng pháp luật không? Giải thích.

    2. Ngày 25/01/2006, BẢO QUỐC, MỸ CHI, BẢO CHUNG là những kỹ sư xây dựng. Họ cùng nhau thành lập một công ty hợp danh tư vấn thiết kế xây dựng Quốc Chung Chi. Sau hai tháng hoạt động Công ty Quốc Chung Chi kết nạp thêm hai thành viên góp vốn là MỸ TÂM và QUỲNH HƯƠNG, mỗi người góp 500 triệu VNĐ. Tại cuộc họp thành viên để kết nạp thêm hai thành viên mới này, các thành viên hợp danh trên thỏa thuận rằng: MỸ CHI vì khả năng quan hệ ngoại giao tốt nhưng nhà nghèo, kinh tế khó khăn nên khi chia lợi nhuận thì được hưởng như BẢO QUỐC và BẢO CHUNG còn khi thua lỗ thì không phải bỏ thêm tiền vào để chịu trách nhiệm. Thỏa thuận trên được tất cả các thành viên nhất trí. Việc chia lợi nhuận của năm 2007 đã được thực hiện.

    Tuy nhiên, sau hơn hai năm hoạt động, Công ty Quốc Chung Chi đã gặp phải khó khăn và đang bị đòi bồi thường thiệt hại lên đến 12 tỷ đồng. Nguyên nhân là vào tháng 01/2007, công ty đã ký hợp đồng tư vấn thiết kế cho công xây dựng cao ốc PACIFIC nằm trên đường NGUYỄN THỊ MINH KHAI. Khi công trình đang thi công theo đúng thiết kế thì tầng hầm bị sập, kéo theo sập luôn nhà khách của Sở Ngoại vụ và  thư viện của Viện Khoa học Xã hội ở bên cạnh gây thiệt hại 12 tỷ đồng. Theo hợp đồng tư vấn mà chủ công trình cao ốc PACIFIC và công ty ký thì công ty sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trên. 
    Anh (Chị) hãy giải quyết tình huống trên theo Luật Doanh nghiệp 2005.

    3. A,B,C,D cùng góp vốn thành lập Công ty TNHH X . Vốn điều lệ của công ty là 5 tỷ đồng. A góp 800 triệu đồng, B góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty Cổ phần thương mại K (một đối tác của X mà B có quan hệ chặt chẽ) với số tiền là 1,2 tỷ đồng. C góp vốn bằng ngôi nhà của mình được các thành viên thỏa thuận định giá 1,5 tỷ đồng. Do tin chắc con đường trước nhà đó sẽ được mở rộng (theo mặt bằng giá hiện tại nhà đó chỉ khoảng 700 triệu đồng). D góp vốn bằng 1,5 tỷ đồng tiền mặt, nhưng lúc đầu chỉ góp 500 triệu, số còn lại sẽ góp khi công ty yêu cầu. Trong bản điều lệ, các thành viên đã thỏa thuận B làm giám đốc, D làm chủ tịch HĐTV. Sau một năm hoạt động, công ty X có lãi ròng 800 triệu. Tuy nhiên, các thành viên không thống nhất thể thức phân chia. B cho rằng do D chưa góp đủ vốn nên tỷ lệ lợi nhuận được chia trên số vốn thực góp là 500 triệu. D không đồng ý và phản bác rằng phần góp vốn của B bằng giấy nhận nợ trong công ty là không hợp pháp. Được biết công ty thương mại K đã thanh toán được 50% số nợ và hiện đang làm thủ tục phá sản và không thể đòi được 50% còn lại. 

    1. Ai chịu trách nhiệm về số nợ 50% của Công ty thương mại K? 

    2. Số lãi ròng 800 triệu của Công ty X sẽ được chia như thế nào?

    4. Doanh nghiệp Nam Thắng là một doanh nghiệp tư nhân do ông Nguyễn Nam Thắng làm chủ. Công ty Hoàng Ngân là 1 công ty TNHH được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của ông Hoàng và bà Ngân, trong đó ông Hoàng góp 70% vốn điều lệ, bà Ngân góp 30% vốn điều lệ. Cả hai doanh nghiệp trên đều có chi nhánh tại Hà Nội.

    Nay cả hai doanh nghiệp trên thoả thuận ghép hai chi nhánh của mình để thành lập một doanh nghiệp mới kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế.

    Những vấn đề đặt ra:

    1. Hai doanh nghiệp trên có thể làm như vậy được không? Nếu được thì loại hình doanh nghiệp được thành lập là gì? Tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp?

    2. Ai được coi là thành viên của doanh nghiệp mới? Vì sao?

    3. Giả sử sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp mới muốn tăng vốn điều lệ bằng cách kết nạp thêm

    2 thành viên mới là doanh nghiệp nhà nước Chiến Thắng và ông Lê Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Y tế. Doanh nghiệp có thể làm như vậy được không và phải tiến hành những thủ tục pháp lý gì?

    5. Công ty TNHH Vạn Lộc kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn. Ngày 16/3/2005, đại diện công ty đến Phòng ĐKKD tỉnh NA để đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới là dịch vụ karaoke và vũ trường. 10 ngày sau, Phòng ĐKKD thông báo hồ sơ ĐKKD của công ty chưa hợp lệ, còn thiếu giấy phép của UBND tỉnh. Vì theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, tạm thời hạn chế việc cấp ĐKKD hoạt động vũ trường và karaoke trên địa bàn tỉnh trong khi chờ kiện toàn công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nhạy cảm này.

    - Bình luận của bạn đối với thông báo trên của Phòng ĐKKD.

    - Theo em, hồ sơ ĐKKD của doanh nghiệp cần có những giấy tờ gì? Cho biết hiện nay việc kinh doanh dịch vụ karaoke và vũ trường phải có giấy phép hoạt động karaoke của Bộ Văn hoá - thông tin.

    6. Hội nhà văn có quỹ tài chính 300 triệu và muốn đầu tư số tiền này để thành lập một doanh nghiệp phát triển tài năng văn học. Theo bạn, họ có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà hội có thể thành lập là loại hình nào?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhnhan126y vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2020)
  • #563053   21/11/2020

    Higi
    Higi

    Sơ sinh


    Tham gia:08/11/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật Doanh Nghiệp- Tình huống.
     
    [1] Ông Phan Hoàng Kim là một doanh nhân thành đạt, một nhà đầu tư nổi tiếng trên thị trường chứng khoán. Tháng 3/2017, ông Kim muốn thành lập Công ty cổ phần Huy Hoàng  với vốn điều lệ là 150 tỷ đồng. Ông Kim yêu cầu ông Phan Hoàng Cương (con trai ông Kim) đứng tên sở hữu 50% số cổ phần, bà Phan Hoàng Hà (con gái ông Kim) đứng tên sở hữu 20%  số cổ phần và ông Lương Nhất Thiên (lái xe riêng của ông Kim) đứng tên sở hữu 30% số cổ phần. Ông Cương, bà Hà và ông Thiên đều vui vẻ nhận lời. Trên thực tế, ông Kim mới là chủ sở hữu của toàn bộ số cổ phần của Công ty Huy Hoàng. Ngày 20/3/2017, ngay sau khi Công  ty Huy Hoàng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ông Thiên viết tay một bản  cam kết đơn phương (“Cam kết”) rằng ông Thiên sẽ luôn giải quyết mọi công việc tại Công  ty Huy Hoàng theo chỉ đạo của ông Kim. 
     
    [2] Điều lệ của Công ty Huy Hoàng không có quy định gì khác so với Luật Doanh nghiệp  năm 2014. Công ty Huy Hoàng chỉ có một người đại diện theo pháp luật. 
     
    [3] Theo chỉ đạo qua điện thoại của ông Kim, Hội đồng quản trị Công ty Huy Hoàng  (bao gồm ông Cương, bà Hà và ông Thiên) đã bầu ông Thiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và bổ nhiệm ông Cương làm Giám đốc. 
     
    [4] Trước đó, tháng 3/2016, bà Lương Thị Đào, bà Lương Thị Mai và bà Lương Thị Lan  thành lập Công ty cổ phần Đào Mai Lan với vốn điều lệ là sáu tỷ đồng (mỗi cổ đông góp hai  tỷ đồng). Bà Đào, bà Mai, bà Lan và ông Thiên là chị em họ, con chú con bác.  
     
    [5] Tháng 6, 7, 8/2019, ông Thiên đại diện Công ty Huy Hoàng lần lượt ký ba hợp đồng  mua bán cổ phần với bà Đào, bà Mai, bà Lan. Trong mỗi hợp đồng, Công ty Huy Hoàng mua  25% số cổ phần của Công ty Đào Mai Lan với giá là 15 tỷ đồng. Ông Thiên không thông báo  cho bất kỳ ai khác trong Công ty Huy Hoàng về việc mua bán cổ phần. Tổng giá trị tài sản  được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty Huy Hoàng là 125 tỷ đồng. 
     
    [6] Tháng 10/2019, ông Kim yêu cầu Công ty Huy Hoàng thay đổi lĩnh vực kinh doanh.  Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, ông Cương biểu quyết tán thành, còn ông Thiên phản đối  
     
    1 Tình huống giả định được xây dựng dành riêng cho Cuộc thi “Đấu trường Công lý” năm 2020. Tình huống giả định mang tính chất hư cấu. Mọi nhân vật và sự kiện trong Tình huống giả định đều không có thật. Mọi sự trùng hợp (nếu  có) chỉ là ngẫu nhiên.
     
     
    (bà Hà vắng mặt không có lý do). Vì vậy, Nghị quyết về việc thay đổi lĩnh vực kinh doanh  không được thông qua. 
     
    [7] Ngày 12/12/2019, ông Kim yêu cầu ông Thiên trả lại 30% số cổ phần của Công ty  Huy Hoàng mà ông Thiên đứng tên. Tuy nhiên, ông Thiên từ chối. 
     
    [8] Ngày 01/4/2020, ông Kim, ông Cương và ông Thiên thỏa thuận bằng văn bản rằng  tranh chấp giữa các ông sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Ông Kim và ông Cương  là nguyên đơn. Ông Thiên là bị đơn. Hội đồng trọng tài gồm ba thành viên, do ông Vũ Nhân  Kiệt làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. 
     
    [9] Nguyên đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài: 
     
    a. Tuyên bố bị đơn vi phạm Cam kết ngày 20/3/2017; 
     
    b. Tuyên bố bị đơn vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty; 
     
    c. Tuyên bố các hợp đồng mua bán cổ phần giữa Công ty Huy Hoàng với bà Đào, bà  Mai, bà Lan là vô hiệu; 
     
    d. Yêu cầu bị đơn hoàn trả 30% số cổ phần của Công ty Huy Hoàng; 
     
    e. Yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn (tổng thiệt hại tạm tính là 50 tỷ đồng). 
     
    [10] Bị đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài: 
     
    a. Tuyên bố Cam kết ngày 20/3/2017 không có giá trị pháp lý; 
     
    b. Tuyên bố bị đơn không vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty; c. Tuyên bố Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền xem xét các hợp đồng mua bán cổ phần giữa Công ty Huy Hoàng với bà Đào, bà Mai, bà Lan; 
     
    d. Yêu cầu nguyên đơn thanh toán chi phí quản lý 30% số cổ phần của Công ty Huy  Hoàng cho bị đơn (chi phí quản lý tạm tính là sáu tỷ đồng); 
     
    e. Yêu cầu nguyên đơn bồi thường chi phí thuê luật sư cho bị đơn (chi phí thuê luật sư  tạm tính là ba tỷ đồng). 
     
    [11] Ngày 12/5/2020, ông Thiên sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để đăng tải toàn  bộ đơn khởi kiện của nguyên đơn cũng như bản tự bảo vệ và đơn kiện lại của bị đơn. 
     
    [12] Cuối tháng 5/2020, giá các loại cổ phiếu mà ông Kim nắm giữ đồng loạt giảm  mạnh.
     
    [13] Ngày 15/6/2020, bà Đào (người đại diện theo pháp luật của Công ty Đào Mai Lan)  nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty Đào Mai Lan tại Tòa án nhân dân có  thẩm quyền. 
     
    [14] Ngày 12/10/2020, tại một hội thảo trực tuyến trên Facebook, ông Vũ Nhân Kiệt  thừa nhận rằng ông đang tham gia giải quyết một tranh chấp có liên quan đến “một nhà đầu  tư nổi tiếng trên thị trường chứng khoán”. 
     
    [15] Ngày 20/10/2020, nguyên đơn yêu cầu Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt  Nam thay thế ông Vũ Nhân Kiệt bằng một Trọng tài viên khác, đồng thời yêu cầu Hội đồng  trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm bị đơn đăng tải thông tin về nội dung  vụ tranh chấp. Nguyên đơn tuyên bố sẽ khởi kiện ông Vũ Nhân Kiệt tại Tòa án nhân dân có  thẩm quyền. 
     
    [16] Tháng 11/2020, Hội đồng trọng tài (do ông Vũ Nhân Kiệt làm Chủ tịch Hội đồng  trọng tài) mở phiên họp giải quyết tranh chấp./.
     
    Mong được mọi người giải đáp tranh chấp giúp em ạ. Em cảm ơn nhiều ạ.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Higi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2020)
  • #570107   06/04/2021

    Naneu208
    Naneu208

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2021
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Nina ơi có thể giúp mình một bài tập về công ty cổ phần được không ?

     
    Báo quản trị |  
  • #570701   26/04/2021

    Câu 7: Nguyễn Văn A muốn đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình làm chủ sở hữu kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm đông lạnh và thức ăn nhanh.

    Hãy xác định những điều kiện cơ bản để A được thành lập doanh nghiệp trên.

    Ngày 20.10.2013, công ty của A (Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hải Đăng) giao kết hợp đồng cung cấp 2 tấn thực phẩm đông lạnh gồm tôm, cá, mực cho Doanh nghiệp Tư nhân Hồng Hà chuyên kinh doanh dịch vụ nhà hàng, tiệc cưới do Bà B làm chủ sở hữu.

    Hai công ty TNHH Hải Đăng và Doanh nghiệp Tư nhân Hồng Hà có phải là thương nhân không? vì sao? Cơ sở pháp 1ý?

    Hai bên có thể giao kết hợp đồng theo những hình thức nào? Luật được áp dụng trong điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong giao dịch trên?.

    Khi giao kết hợp đồng, hai bên đã thỏa thuận bên bán phải giao hàng trước ngày 25.11. 2012. Ngày 23.11.2012 Công ty TNHH Hải Đăng đã giao hàng đến. Khi kiểm tra số hàng trên, nhân viên Doanh nghiệp tư nhân Hồng Hà đã phát hiện thiếu 100 kg mực. Công ty TNHH Hải đăng có vi phạm hợp đồng không? Trường hợp này công ty Hải đăng có quyền bổ sung số mực còn thiếu không? vì sao? Cơ sở pháp 1ý?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bogiagialai vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/04/2021)
  • #571181   08/05/2021

    nghaiyentt
    nghaiyentt

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:08/05/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chị Nina ơi giúp em bài tập này với ạ

    THÀNH LẬP VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP

    Tháng 1-2019, Công ty cổ phần M có trụ sở chính tại quận Ba Đình thành phố Hà Nội, Công ty TNHH thư­ơng mại P có trụ sở chính tại quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng cùng với ông Trần Văn Tân đăng ký thường trú tại quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội thỏa thuận góp tổng số 38 tỷ đồng để thành lập một doanh nghiệp mới (Doanh nghiệp A), đặt trụ sở chính tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội và một chi nhánh đặt tại thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp này là sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh bất động sản. Điều lệ doanh nghiệp quy định có 2 người đại diện theo pháp luật. Năm 2019, Doanh nghiệp A có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm là 68 người, tổng doanh thu của năm là 185 tỷ đồng.

              Tháng 3-2020, Doanh nghiệp A quyết định bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư.

              Đầu tháng 5-2020, Thanh tra xây dựng phát hiện Doanh nghiệp A hoạt động môi giới bất động sản nhưng không có cá nhân nào có Chứng chỉ môi giới bất động sản.

              Cuối tháng 6-2020, ông Trần Văn Tân, với tư cách Tổng Giám đốc đã tự ý ký vào hợp đồng hợp nhất Doanh nghiệp A với một doanh nghiệp khác, trái với quy định của Điều lệ Doanh nghiệp A và việc này đã gặp phải sự phản đối của tất cả những người đại diện theo ủy quyền khác. Trong nội bộ doanh nghiệp, vụ việc không giải quyết được nên được đưa ra Tòa án nhân dân.

     

    NHỮNG VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

    1. Ông Trần Văn Tân chỉ được góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp với những điều kiện như thế nào? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.

    2. Doanh nghiệp A có thể là những loại hình doanh nghiệp nào? Điều lệ doanh nghiệp có thể quy định như vậy về người đại diện theo pháp luật hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.

    3. Phân tích những điều kiện cơ bản để thành lập và hoạt động của một doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc phân tích có liên hệ với tình huống cụ thể này.

    4. Doanh nghiệp A (tương ứng với mỗi loại hình cụ thể) phải thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động của chi nhánh với Hồ sơ và các thủ tục cụ thể tại đâu? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình.

    5. Nêu những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc phân tích có liên hệ với tình huống cụ thể này.

    6. Hãy nêu những quy định cơ bản của Luật Doanh nghiệp 2020 về đặc điểm, chế độ thành lập và cơ cấu tổ chức quản lý của Doanh nghiệp A (tương ứng với mỗi loại hình cụ thể).

    7. Để bổ sung và được thực sự hoạt động ngành nghề kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư, cần phải thỏa mãn những điều kiện và thực hiện những thủ tục pháp lý như thế nào trong nội bộ Doanh nghiệp A cũng như với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền?

    8. Hãy nêu cách xử lý đối với trường hợp Doanh nghiệp A hoạt động môi giới bất động sản nhưng không có cá nhân nào có Chứng chỉ môi giới bất động sản. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.

    9. Doanh nghiệp A có được hưởng hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hay không và nếu được hưởng thì đó là những hỗ trợ gì ? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.

    10. Việc ông Trần Văn Tân, với tư cách Tổng Giám đốc tự ý ký vào hợp đồng hợp nhất Doanh nghiệp A với một doanh nghiệp khác có thể đưa ra Tòa án nhân dân được hay không? Đơn khởi kiện phải đưa đến Tòa án cụ thể nào? Giải thích rõ vì sao.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nghaiyentt vì bài viết hữu ích
    thaovan2501 (08/05/2021) nguyenvanhungdaita (15/05/2021)
  • #571543   25/05/2021

    trangcao187
    trangcao187

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:25/05/2021
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    Mọi người cho em hỏi bài này với ạ :

    Tháng 1-2021, Công ty TNHH Tân Thành đã được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp với ngành nghề đầu tư là sản xuất và xuất nhập khẩu đồ nhựa gia dụng, có trụ sở chính tại quận B, thành phố Hà Nội, dự định đặt chi nhánh tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Vốn điều lệ đăng ký là 100 tỷ đồng bao gồm: Ông Khôi góp 15 tỷ đồng (tiền mặt và ngôi nhà 3 tầng); Bà Hạnh góp 15 tỷ đồng (tiền mặt và 4 ôtô tải Huynđai); Ông Hoà góp 20 tỷ đồng (tiền mặt và 1000 m2 quyền sử dụng đất) nhưng 5 tỷ đồng cam kết sau 2 tháng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp mới góp đủ; Công ty TNHH Nhật Quang do ông Tân là đại diện theo pháp luật góp 50 tỷ đồng (giá trị 2 dây chuyền sản xuất, 10.000 USD và giấy xác nhận nợ 5 tỷ đồng). Điều lệ công ty quy định Tổng giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

    Cuộc họp Hội đồng thành viên ngày 05-5-2021 đã quyết định cử Ông Hoà thay Ông Tân làm Tổng giám đốc công ty Tân Thành.

    1 .Các thành viên có thể góp vốn vào công ty bằng các loại tài sản trên không? Tại sao? Việc chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp vào công ty như thế nào?

    2 .Xác định thành viên của công ty Tân Thành? Số lượng thành viên tối đa có thể có trong Hội đồng thành viên công ty Tân Thành?

    3 .Hãy nêu khái quát những thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi từ cuộc họp Hội đồng thành viên ngày 05-5-2021.

    4 .Công ty TNHH Nhật Quang có phải góp thêm phần còn thiếu nếu khoản nợ trong giấy xác nhận nợ 5 tỷ đồng không đòi được?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trangcao187 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/05/2021) phuong111111111 (29/05/2021)
  • #572125   08/06/2021

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào Naneu208!

    Gần đây Nina không onl nên giờ mới đọc được bài viết của bạn, nếu bạn vẫn cần giúp đỡ thì gửi câu hỏi cho Nina nhé.

     

     

    Cập nhật bởi Nina35 ngày 08/06/2021 05:17:52 CH
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2021) vondrack (29/06/2021) maibeo1010 (13/07/2021)