Chào trangcao187!
Chào ngan123123!
Vì 02 bạn có cùng câu hỏi nên Nina tư vấn cho 02 bạn trong cùng bài này luôn, 02 bạn tham khảo nhé.
Thứ nhất, quy định của pháp luật hiện hành về việc góp vốn thành lập DN? Việc góp vốn bằng giá trị QSDĐ và QSH ngôi nhà của ông Nguyễn, QSH chiếc ô tô của bà Lê vào công ty có đúng pháp luật không?
Quy định của pháp luật hiện hành về việc góp vốn thành lập DN: Đ34, Đ35, Đ36 LDN 2020. Cụ thể:
“Điều 34. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Điều 35. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.
Điều 36. Định giá tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”
Theo thông tin bạn cung cấp, ông Nguyễn góp vốn bằng giá trị QSDĐ và QSH ngôi nhà; bà Lê góp vốn bằng QSH chiếc ô tô. Tại Khoản 1 Điều 34 LDN 2020 nêu trên có quy định rõ “Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.” Vậy ông Nguyễn và bà Lê góp vốn vào công ty như vậy là đúng pháp luật.
Thứ hai, việc góp vốn của bà Lê sau 30 ngày kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN có bị coi là chậm không?
Tại Khoản 1 Điều 113 LDN 2020 quy định:
“Điều 113. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.”
Như vậy, việc bà Lê góp vốn sau 30 ngày kể từ ngày được cấp GCNĐKDN hoàn toàn đúng quy định pháp luật, không bị coi là chậm.
Thứ ba, điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia HĐQT; điều kiện, tiêu chuẩn làm GĐ CTCP? Việc bầu ông, bà: Trần, Lê, Mai, Đinh vào HĐQT và ông Mai làm GĐ CTCP Hoa Đào có đúng pháp luật không?
- Điều 155 LDN 2020 có quy định về điều kiện, tiêu chuẩn làm thành viên HĐQT như sau:
“Điều 155. Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;
d) Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
2. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 của Luật này phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;
b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.
3. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan.”
Theo quy định tại điểm b Khoản 1 nêu trên thì thành viên HĐQT “không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác”. Như vậy, có thể bầu 1 người khác - không phải là cổ đông nhưng đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (Điều 155 LDN 2020) để làm thành viên HĐQT của Công ty, trừ trường hợp Điều lệ của công ty có quy định khác.
Vậy việc bầu 05 ông bà Nuyễn, Trần, Lê, Mai, Đinh vào HĐQT là đúng pháp luật.
- Tiêu chuẩn, điều kiện làm Giám đốc CTCP được quy định tại Khoản 2 Điều 17 và Khoản 5 Điều 162 LDN 2020. Như vậy, nếu thỏa mãn các điều kiện và tiêu chuẩn trên thì việc thuê ông Mai làm Giám đốc là đúng pháp luật.
Thứ tư, quy định về việc giao kết các HĐ phải được Đại hội cổ đông, HĐQT quyết định hoặc chấp thuận? Bình luận về hiệu lực của HĐ 01/HĐ và HĐ số 02/HĐ do ông Mai ký kết? Việc ông Nguyễn cho rằng chỉ cần mình biết và đồng ý là được có đúng hay không?
- Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 162 Luật doanh nghiệp 2020 thì Giám đốc CTCP có quyền “Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị”.
Tuy nhiên, một số giao dịch của Giám đốc công ty phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
“Điều 167. Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
1. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan sau đây:
a) Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
c) Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này.
2. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng, giao dịch theo quy định khoản 1 Điều này và có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp này, người đại diện công ty ký hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng, giao dịch trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một thời hạn khác; thành viên Hội đồng quản trị có lợi ích liên quan đến các bên trong hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết.
3. Đại hội đồng cổ đông chấp thuận hợp đồng, giao dịch sau đây:
a) Hợp đồng, giao dịch khác ngoài hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Hợp đồng, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó.
4. Trường hợp chấp thuận hợp đồng, giao dịch theo quy định tại khoản 3 Điều này, người đại diện công ty ký hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho Hội đồng quản trị và Kiểm soát viên về đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của hợp đồng, giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Trường hợp này, cổ đông có lợi ích liên quan đến các bên trong hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết; hợp đồng, giao dịch được chấp thuận theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 148 của Luật này, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
5. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu theo quyết định của Tòa án và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết không đúng với quy định tại Điều này; người ký kết hợp đồng, giao dịch, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.
6. Công ty phải công khai hợp đồng, giao dịch có liên quan theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 167 nêu trên, thì việc ông Mai (Giám đốc) thực hiện ký kết hợp đồng số 02/HĐ thuê 1 chiếc máy xúc giữa công ty và ông Trần (vừa là cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty, vừa là thành viên HĐQT) thì phải được HĐQT hoặc Đại HĐCĐ chấp thuận.
Trường hợp phải được HĐQT chấp thuận, ông Mai “phải thông báo cho thành viên HĐQT về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch” (quy định tại Khoản 2 Điều 167).
Trường hợp phải được ĐHĐCĐ chấp thuận, ông Mai “phải thông báo cho HĐQT về đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. HĐQT trình dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của hợp đồng, giao dịch tại cuộc họp ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản” (quy định tại Khoản 4 Điều 167 LDN 2020).
Việc ông Mai chỉ báo cáo và xin ý kiến của ông Nguyễn mà không thông báo cho 2 thành viên HĐQT còn lại (sau khi hợp đồng được thông qua và ký kết bà Lê mới biết và phản đối) là trái quy định của pháp luật. Khi hợp đồng, giao dịch được ký kết không đúng với quy định tại Điều 167, thì Hợp đồng, giao dịch có thể bị vô hiệu theo quyết định của Tòa án và xử lý theo quy định của pháp luật (Theo quy định tại Khoản 5 Điều 167 LDN 2020). Và tất nhiên việc ông Nguyễn cho rằng chỉ cần ông biết và đồng ý là được mà không cần thông báo cho 02 thành viên HĐQT còn lại, không cần thông qua HĐQT hay ĐHĐCĐ là không đúng với quy định của pháp luật.
- Tại điểm h, Khoản 2 Điều 153 LDN 2020 quy định về quyền của HĐQT như sau:
“h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;”
Theo thông tin bạn cung cấp, HĐ số 01/HĐ do ông Mai ký kết với MB để vay 4 tỷ có giá trị hơn 35% tổng giá trị tài sản công ty (lúc này là 5,5 tỷ) phải được HĐQT thông qua, theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 153 nêu trên. Tại Khoản 12 Điều 157 quy định như sau: “Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.”
Việc ông Mai chỉ thông báo và xin ý kiến của ông Nguyễn, mà chưa thông báo cho các thành viên HĐQT khác, chưa họp HĐQT và chưa được HĐQT thông qua đã ký kết hợp đồng là trái quy định của pháp luật. Trường hợp việc ký kết hợp đồng được thông qua trái với quy định của pháp luật gây thiệt hại cho công ty thì ông Mai và ông Nguyễn phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; bà Lê phản đối việc ký kết hợp đồng thì được miễn trừ trách nhiệm. Trường hợp này, bà Lê có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ hợp đồng nói trên.” (Khoản 4 Điều 153 LDN 2020). Và trường hợp này tất nhiên việc ông Nguyễn cho rằng chỉ cần mình biết và đồng ý là được, không cần thông qua HĐQT là trái với quy định của pháp luật.
Thứ năm, quy định về chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần? Việc bà Lê chuyển nhượng toàn bộ cổ phần phổ thông của mình cho ông Hoàng với giá 450 triệu đồng có đúng pháp luật hay không?
- Việc chuyển nhượng cổ phần trong CTCP được quy định tại LDN 2020 như sau:
“Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần
1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.
4. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty.
6. Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.
7. Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Theo đó, cổ đông trong CTCP được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ trường hợp sau:
“Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.”
- Cũng tại Điều 120, cụ thể tại khoản 1 có quy định về Cổ đông sáng lập như sau:
“1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.”
Theo thông tin bạn cung cấp, CTCP Hoa Đào là công ty mới thành lập, nên phải có ít nhất 03 Cổ đông sáng lập, và đó là ông Nguyễn, ông Trần, và bà Lê. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 120 nêu trên, cổ phần phổ thông của bà Lê được tự do chuyển nhượng cho ông Nguyễn và ông Trần, và chỉ được chuyển cho người không phải là Cổ đông sáng lập nếu dược sự chấp thuận của Đại HĐCĐ. Vậy việc bà Lê chuyển nhượng toàn bộ cổ phần phổ thông của mình cho ông Hoàng (người không phải là Cổ đông sáng lập) mà chưa có sự chấp thuận của Đại HĐCĐ là trái với quy định của pháp luật.
Thứ sáu, thẩm quyền triệu tập cuộc họp Đại HĐCĐ bất thường? Việc triệu tập cuộc họp Đại HĐCĐ bất thường của CTCP Hoa Đào có đúng pháp luật không?
Thẩm quyền triệu tập cuộc họp Đại HĐCĐ bất thường được quy định tại Điều 140 LDN 2020 như sau:
“Điều 140. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
1. Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường. Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
b) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;
c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này;
d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hoặc nhận được yêu cầu triệu tập họp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
3. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
4. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.
.............................”
Theo đó, HĐQT là bộ phận đầu tiên trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty có quyền và phải triệu tập cuộc họp bất thường Đại HĐCĐ trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 140.
Nếu trong các trường hợp trên mà HĐQT không triệu tập cuộc họp Đại HĐCĐ thì Ban kiểm soát có quyền và phải triệu tập cuộc họp Đại HĐCĐ trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 120. Nếu tiếp tục Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại HĐCĐ theo quy định thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại HĐCĐ theo quy định tại Khoản 4 Điều 120 LDN 2020.
Quy định tại Khoản 1 Điều 120 ghi rõ, HĐQT là bộ phận có thẩm quyền triệu tập họp bất thường Đại HĐCĐ, chứ không phải là Chủ tịch HĐQT. Muốn tiến hành cuộc họp Đại HĐCĐ, trước tiên phải triệu tập họp HĐQT và kết quả họp được đa số thành viên dự họp tán thành việc triệu tập cuộc họp Đại HĐCĐ (trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch HĐQT), thì lúc này HĐQT mới ra quyết định triệu tập cuộc họp Đại HĐCĐ. Người đại diện và đứng đầu HĐQT là Chủ tịch HĐQT sẽ ký giấy mời họp cũng như thực hiện hàng loạt các công việc cần thiết liên quan đến cuộc họp. Việc ông Nguyễn trực tiếp ra quyết định triệu tập cuộc họp Đại HĐCĐ là việc làm vượt quá thẩm quyền, trái với quy định của pháp luật.
Thứ bảy, điều kiện tiến hành cuộc họp Đại HĐCĐ? Việc tiến hành họp ngày 27/2/2021 có đúng pháp luật hay không?
Tại Điều 145 LDN 2020 quy định về điều kiện tiến hành họp Đại HĐCĐ như sau:
“Điều 145. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật này.”
Theo thông tin bạn cung cấp, ông Nguyễn có 400.000 cổ phần phổ thông = 400.000 phiếu biểu quyết, bà Lê có 50.000 cổ phần phổ thông = 50.000 phiếu biểu quyết, và ông trần có 100.00 cổ phần phổ thông = 100.000 phiếu biểu quyết (1 cổ phần phổ thông = 1 phiếu biểu quyết theo điểm a Khoản 1 Điều 115 LDN 2020). Cuộc họp ngày 27/2/2021 có sự tham dự của ông Nguyễn và bà Lê, 2 ông bà đại diện 450.00 phiếu biểu quyết, chiếm 81,81% tổng số phiếu biểu quyết của công ty. Vậy việc tiến hành họp ngày 27/2/2021 là đúng theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 145 LDN 2020.
Thứ tám, điều kiện thông qua Nghị quyết của Đại HĐCĐ? Việc thông qua Nghị quyết chỉ với sự đồng ý của ông Nguyễn có hợp pháp hay không?
Tại Điều 148 LDN 2020 quy định về điều kiện để Nghị quyết Đại HĐCĐ được thông qua như sau:
“Điều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.
4. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
5. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua; trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.”
Cuộc họp Đại HĐCĐ ngày 27/2/2021 có sự tham dự của ông Nguyễn và bà Lê, tổng số phiếu biểu quyết tại cuộc họp là 450.00 phiếu, trong đó ông Nguyễn 400.000 phiếu chiếm 88,89% tổng số phiếu biểu quyết. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 148 nêu trên thì việc thông qua Nghị quyết chỉ với sự đồng ý của ông Nguyễn là hoàn toàn hợp pháp. Cũng theo quy định tại Khoản 3 Điều 120 nêu trên, bà Lê không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần này.
Thứ chín, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xử lý ntn nếu phát hiện ông Mai hiện đang là một viên chức Nhà nước?
Quy định về việc thành lập doanh nghiệp của viên chức:
Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 quy định tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.”
Theo Điều 14 Luật Viên chức 2010 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định như sau:
“1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.”
Theo điều 212 Luật doanh nghiệp 2020, các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh bao gồm:
“1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
1. Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không đúng với thực tế. Trường hợp những doanh nghiệp kê khai không đúng thực tế về những thông tin có trong giấy đăng ký doanh nghiệp như người thành lập, trụ sở công ty, v.v đều sẽ bị tịch thu giấy phép kinh doanh.
2. Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập. Những đối tượng bị cấm này được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.”
Căn cứ NĐ số 01/2021/NĐ-CP nghị định về đăng ký kinh doanh, quy định trình tự thủ tục thu hồi GCN ĐKDN như sau:
“Điều 75. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo
a) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp là giả mạo, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là giả mạo, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất trước đó. Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký, thông báo thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới;
c) Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo về hành vi kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
…………………….”
Như vậy, trường hợp phát hiện ông Mai là Viên chức Nhà nước mà lại tham gia quản lý CTCP là vi phạm quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Do đó, khi bị phát hiện thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp đồng thời ra quyết định thu hồi GCN ĐKDN của CTCP Hoa Đào.
Thứ mười, các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty nói trên?
Theo điểm h Khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp ưu tiên áp dụng Điều lệ công ty trong trường hợp Điều lệ có quy định và không trái pháp luật.
Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp và Điều lệ thì phải áp dụng Luật Doanh nghiệp, nhưng đối với các trường hợp Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tự quy định chi tiết thì ưu tiên áp dụng Điều lệ công ty.
Căn cứ giải quyết khi có tranh chấp:
+ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
+ Nghị quyết Hội đồng quản trị;
+ Quyết định cá biệt của Chủ tịch Hội đồng quản trị;
+ Điều lệ, nội quy công ty;
+ Luật Doanh nghiệp; Bộ luật Tố tụng Dân sự và các văn bản hướng dẫn.
Các phương thức giải quyết tranh chấp:
1. Thương lượng: là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên tranh chấp chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thống nhất về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
2. Hòa giải: Là việc các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của hòa giải viên bên thứ ba. Hòa giải cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không tuân theo pháp luật, được thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên.
3. Trọng tài thương mại: giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp của hai yếu tố thỏa thuận và trọng tài.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS, điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 thì các bên có thể khởi kiện ra TAND cấp tỉnh để giải quyết tranh chấp.
Cập nhật bởi Nina35 ngày 12/07/2021 11:12:46 SA