Bài tập doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #446007 07/02/2017

    blackcathl97

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2016
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Bài tập doanh nghiệp

                A là thành viên của Công ty TNHH X; B là chủ của một doanh nghiệp tư nhân, C là nhân viên hợp đồng của Ủy ban nhân dân tỉnh Y đã cùng tham gia thành lập công ty TNHH Chiến Thắng. Sau khi xem xét hồ sơ, tháng 7/2016 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Y cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Chiến Thắng với ngành nghề kinh doanh là sản xuất và mua bán đồ nhựa và số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng.

               Trong thỏa thuận góp vốn, các bên thỏa thuận A góp vốn 500 triệu đồng, B góp vốn 1 tỷ đồng và C góp vốn 500 triệu đồng. Ngoài ra, trong bản Điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thông qua thì B giữ chức Giám đốc Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên.

                Sau khi Công ty TNHH Chiến Thắng đi vào họat động, 3 thành viên ký kết hợp đồng với D, trong đó các thành viên thỏa thuận kết nạp D làm thành viên của công ty. Tài sản góp vốn của D là chiếc ô tô tải được các bên định giá 300 triệu đồng. Do khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển sở hữu chiếc ô tô sang cho Công ty, giấy tờ xe ô tô lại đang đứng tên vợ chồng D nên tất cả các thành viên thỏa thuận miệng rằng khi nào thuận lợi thì sẽ chuyển quyền sở hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định. Công ty đã quyết định chi 100 triệu đồng để sữa chữa xe ô tô. Chiếc xe cũng được sơn tên và lô gô của Công ty TNHH Chiến Thắng.

                Sau một thời gian hoạt động, công ty kinh doanh thua lỗ và đã xảy ra những tranh chấp giữa các thành viên về phương án kinh doanh của công ty. Không bằng lòng với những tranh chấp trên, trong một lần đi giao hàng D đã giữ lại 100 triệu đồng tiền hàng của công ty và tuyên bố rằng đây là lợi nhuận đáng được hưởng của mình, sau đó tuyên bố rút khỏi công ty và đơn phương rút lại chiếc xe ô tô của mình.

                B nộp đơn kiện đòi D chiếc xe ô tô là tài sản của công ty và 100 triệu đồng mà B cho là D đã chiếm đoạt của công ty.

    Câu hỏi:

    Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, hãy trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ căn cứ pháp lý:

    1. Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chủ thể có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp?

    2. Xác định tính hợp pháp về tư cách thành viên của công ty TNHH Chiến Thắng theo pháp luật hiện hành?

    3. Việc xử lý tài sản đối với chiếc xe ô tô, 100 triệu tiền nâng cấp xe, và 100 triệu tiền D đang nắm giữ được thực hiện như thế nào?

    4. B nên gửi đơn kiện đến cơ quan nào để giải quyết vụ tranh chấp nêu trên?

     
    9239 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447112   20/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Chào bạn. Đối với vấn đề bạn nêu mình có ý kiến như sau:

    I. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chủ thể có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

    1. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp

    Theo khoản 1 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

    “ Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

    2. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp có thể chia làm 3 nhóm:

    a) Nhóm các đối tượng đã và đang tham gia vào hoạt động quản lý bộ máy nhà nước muốn thành lập doanh nghiệp:

    - Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

    - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

    - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    b) Nhóm các đối tượng chưa đủ điều kiện chịu trách nhiệm pháp lý độc lập muốn thành lập doanh nghiệp:

    - Người chưa thành niên;

    - Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    c) Nhóm các đối tượng đang gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi muốn thành lập doanh nghiệp:

    Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

     II) Đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp

    Theo khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

    “ Tổ chức cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của luật này, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.”

    Ngoài ra, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lí nhà nước (Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005).

            Các quy định về thành lập doanh nghiệp một mặt nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Vì thế các chủ thể muốn thành lập, góp vốn doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật thương mại nói chung và pháp luật doanh nghiệp nói riêng.

     

     

    Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 20/02/2017 12:27:08 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #447205   20/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    2) Tính hợp pháp thành viên:

    A là thành viên công ty TNHH X và tham gia thành lập công ty TNHH Y là hợp pháp vì không có quy định cấm. Do đó, công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm.

    B là chủ doanh nghiệp tư nhân nay tham gia thành lập công ty TNHH Y là hợp pháp vì lúc này khi tham gia thành lập và góp vốn thì chuyển quyền phần tài sản này vào doanh nghiệp, công ty TNHH Y có tư cách pháp nhân, không mâu thuẫn quyền lợi gì khi làm chủ doanh nghiệp tư nhân và pháp luật không có quy định cấm nên được làm.

    C thì không hợp pháp vì theo quy định C là nhân viên hợp đồng của Ủy ban nhân dân tỉnh Y nên thuộc đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.

    Trong trường hợp này, việc tiếp nhận D vào làm thành viên mới, tuy nhiên chiếc xe góp vào không đúng trình tự thủ tục để được xem là phần vốn góp của D ở công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Không tồn tại quyền và nghĩa vụ của D trong trường hợp này. Do đó, số tiền 100 triệu sử dụng tiền doanh nghiệp sơn sửa cho chiếc xe phải được D trả lại và trừ đi hao mòn quá trình sử dụng. 100 triệu tiền của doanh nghiệp thì phải trả lại cho doanh nghiệp vì đây là tài sản của công ty.

    3. B nên khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

     
    Báo quản trị |