Bài tập chuyển ngôn ngữ đời thường thành ngôn ngữ của Dân Luật

Chủ đề   RSS   
  • #468250 20/09/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Bài tập chuyển ngôn ngữ đời thường thành ngôn ngữ của Dân Luật

    Mình đi học, có ông thầy, mấy hôm đầu vô lớp không dạy gì hết, chỉ cho các bạn làm bài tập “Chuyển ngôn ngữ đời thường thành ngôn ngữ của Dân Luật”

    Sau mấy buổi học đầu chỉ cho chuyển ngôn ngữ này, ông thầy mới phán rằng “Tôi đang tập cho các anh chị sau này trở thành nhà lập pháp đấy”

    Với lại cũng đúng, ngoài giao tiếp bạn nói vậy, chứ nếu bạn tra cứu trong các văn bản luật thì làm gì có những từ đó.

    Thấy cũng khá là thú vị, cho nên, mình mời các bạn Dân Luật cùng làm bài tập này với mình nhé!

    Mở đầu trước 8 từ nhé!

    STT

    Ngôn ngữ đời thường

    Ngôn ngữ Dân Luật

    1

    Lấy chồng/Lấy vợ

    Kết hôn (Luật hôn nhân gia đình 2014)

    2

    Ly dị

    Ly hôn (Luật hôn nhân gia đình 2014)

    3

    Sổ đỏ, sổ hồng

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Luật đất đai 2013)

    4

    KT1, KT2, KT3

    Sổ đăng ký tạm trú (Luật cư trú 2006)

    5

    Cà vẹt xe

    Giấy đăng ký xe (Thông tư 15/2014/TT-BCA)

    6

    Thợ cãi

    Luật sư (Luật Luật sư 2006)

    7

    Mượn tiền

    Vay tiền với lãi suất 0% (Bộ luật dân sự 2015)

    8

    Ngoại tình

    Vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Bộ luật hình sự)

    P/S: Tuy nhiên, mình cũng hơi thắc mắc rằng, tại sao văn bản pháp luật phải minh bạch, cụ thể, rõ ràng, một nghĩa nhưng lại có sự khác biệt giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ của Dân Luật như vậy? Ai giải thích dùm mình với.

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 20/09/2017 02:41:33 CH
     
    5715 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    lehungliet (22/09/2017) nanao2102 (22/09/2017) ntdieu (20/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468287   20/09/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    STT

    Ngôn ngữ đời thường

    Ngôn ngữ Dân Luật

    9

    17 tuổi 18 tuổi

     

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 21/09/2017 08:06:41 CH Ghi nhầm giữa 2 cột với nhau
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (21/09/2017)
  • #468335   21/09/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    ntdieu viết:

    STT

    Ngôn ngữ đời thường

    Ngôn ngữ Dân Luật

    9

    18 tuổi 17 tuổi


    Chào bác ntdieu, bác giải thích giúp bà con ở đây sao có sự khác nhau này được không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #468395   21/09/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Sorry shin, tôi ghi nhầm giữa hai cột với nhau, đã sửa lại ở bên trên.

    Khác nhau ở chỗ là khi xét về tuổi của một người, ở ngôn ngữ đời thường thì cô bé/cậu bé đó 17 tuổi, thế nhưng theo "ngôn ngữ của người học luật" thì cô cậu đó 18 tuổi. Tôi đã có nhiều lần tranh luận với nhiều bạn khác nhau trên diễn đàn này, nhưng mà rốt cuộc vẫn thấy các bạn học luật có cách hiểu khác về tuổi.

    Nói cụ thể hơn, một cô cậu sinh năm 2000, năm nay 17 tuổi theo ngôn ngữ thông thường, thế nhưng khi học luật rồi sẽ nói họ 18 tuổi

    (cho dù luật hôn nhân gia đình đã thay đổi rồi, các bạn ấy vẫn hiểu như vậy)

    shin_butchi viết:

     

    ntdieu viết:

     

    STT

    Ngôn ngữ đời thường

    Ngôn ngữ Dân Luật

    9

    17 tuổi 18 tuổi

     

     

    Chào bác ntdieu, bác giải thích giúp bà con ở đây sao có sự khác nhau này được không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #468340   21/09/2017

    Theo mình thì có 2 nguyên nhân sau:
    1. ngôn ngữ đời thường dễ thay đổi theo đà phát triển của xã hội, một số lại đa nghĩa hoặc mơ hồ. Còn ngôn ngữ của Dân Luật thì được sử dụng một cách thống nhất và lâu dài (cho tới khi luật yêu cầu thay đổi), tránh đuợc các hiểu lầm hoặc tranh cãi do cùng 1 từ nhưng nghĩa trong vb luật không còn giống với nghĩa đuợc sử dụng tại thời điểm nói nữa.
    2. ngôn ngữ đời thường thường không bao hàm đầy đủ và chính xác khái niệm pháp luật. Ví dụ như "ngoại tình" hiểu theo nghĩa thông thường là lăng nhăng, đã kết hôn hoặc có người yêu lại vẫn cặp kè với người khác, "cặp kè" có thể bao gồm... nhiều dạng hoạt động khác nhau =))) nhưng "vi phạm chế độ một vợ một chồng" theo Điều 182 BLHS chỉ giới hạn ở người đã kết hôn và kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Như vậy đi chơi với bồ nhí là "ngoại tình", nhưng chưa chắc "vi phạm chế độ một vợ một chồng", 2 cụm từ này do đó nếu dùng lẫn lộn sẽ dễ gây hiểu lầm.
    Bài tập rất hay, cám ơn bạn đã chia sẻ! 
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nanao2102 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (21/09/2017) lehungliet (22/09/2017)
  • #468342   21/09/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    nanao2102 viết:

    Theo mình thì có 2 nguyên nhân sau:
    1. ngôn ngữ đời thường dễ thay đổi theo đà phát triển của xã hội, một số lại đa nghĩa hoặc mơ hồ. Còn ngôn ngữ của Dân Luật thì được sử dụng một cách thống nhất và lâu dài (cho tới khi luật yêu cầu thay đổi), tránh đuợc các hiểu lầm hoặc tranh cãi do cùng 1 từ nhưng nghĩa trong vb luật không còn giống với nghĩa đuợc sử dụng tại thời điểm nói nữa.
    2. ngôn ngữ đời thường thường không bao hàm đầy đủ và chính xác khái niệm pháp luật. Ví dụ như "ngoại tình" hiểu theo nghĩa thông thường là lăng nhăng, đã kết hôn hoặc có người yêu lại vẫn cặp kè với người khác, "cặp kè" có thể bao gồm... nhiều dạng hoạt động khác nhau =))) nhưng "vi phạm chế độ một vợ một chồng" theo Điều 182 BLHS chỉ giới hạn ở người đã kết hôn và kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Như vậy đi chơi với bồ nhí là "ngoại tình", nhưng chưa chắc "vi phạm chế độ một vợ một chồng", 2 cụm từ này do đó nếu dùng lẫn lộn sẽ dễ gây hiểu lầm.
    Bài tập rất hay, cám ơn bạn đã chia sẻ! 

    Hihi, cám ơn bạn nanao2102, bạn có thể tiếp thêm bài tập trên để mọi người ở đây được mở mang với 

     
    Báo quản trị |  
  • #468415   22/09/2017

    Mình học luật ở nước ngoài, không rành ngôn ngữ luật ở Việt Nam nên không đóng góp được gì :( nhưng mình hứng thú với đề tài này nên sẽ theo dõi đều đều, hi vọng học hỏi được từ các bạn :P

     
    Báo quản trị |  
  • #468453   22/09/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Mình nghĩ đã là ngôn ngữ pháp luật thì phải chỉnh chu văn minh hơn ngôn ngữ đời thời. Mình không thể sử dụng ngôn ngữ đời thường vào trong ngôn ngữ pháp luật được. Vì sẽ có một số câu nói tuy cùng nghĩa với nhau nhưng gây cho người nghe cảm giác khác nhau.

     
    Báo quản trị |