Bài tập chia thừa kế theo pháp luật.

Chủ đề   RSS   
  • #197184 28/06/2012

    nhoksingle

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập chia thừa kế theo pháp luật.

    Năm 1954 ông Xuân kết hôn với bà Hạ, trong quá trình chung sống hai ông bà sinh được hai người con gái. Thu (sinh 1953) và Đông (sinh 1957). Đến năm 1977 Thu kết hôn hợp pháp với Hanh và sinh được hai người con. Minh (1978) và An(1979). Năm 2000 Thu gặp tai nạn và đã qua đời. Trước khi chết Thu đã để lại di chúc cho An hưởng 2/3 di sản. Năm 2005 ông Xuân chết không để lại di chúc.
    Năm 2007 bà Hạ yêu cầu tòa án chia tài sản của ông Xuân
    Biết rằng: tài sản của Thu và Hanh là 360 triệu
    Tài sản của ông Xuân và Bà Hạ là 720 triệu
    yêu cầu: hãy chia thừa kế trong trường hợp trên theo đúng quy định của pháp luật

     
    82960 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #197914   30/06/2012

    kuteo91
    kuteo91

    Male
    Mầm

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2011
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 745
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 5 lần


    Thời điểm chia di chúc của anh Thu là năm 2000

    - Xác định di sản : 360/2 = 180 tr

    Giả sử, chia theo pháp luật :

    + Hàng thừa kế thứ nhất : Xuân, Hạ, Hạnh, Minh, An

    180/5 = 36 tr

    - Theo di chúc thì An được hưởng 2/3 di sản, và 1/3 di sản được chia theo pháp luật .

    Tức mỗi người ở hàng thứ kế thứ nhất  được hưởng 180 - 120 = 60 / 5 =12 tr 

    Căn cứ Điều 669 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì Xuân, Hạ, Hạnh được hưởng 2/3 của 36 tức 24 tr.

    Mỗi người kể trên gồm Xuân, Hạ, Hạnh được hưởng thêm 12 tr, số tiền này được lấy từ phần di sản mà An được hưởng.

    Kết luận

    Xuân, Hạ, Hạnh = 24 tr/ người

    Minh = 12 triệu

    An = 96 triệu

    - Sau đó chia di sản của ông Xuân

     

    LÊ XUÂN CẢNH

    Công ty Luật LDL

    77 Tiểu La - Quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng

    Facebook : www.facebook.com/luatsuonline

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kuteo91 vì bài viết hữu ích
    ngtuananhx94 (05/12/2012)
  • #227759   19/11/2012

    tuongvi_030693
    tuongvi_030693

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2011
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 414
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    theo nguyên tắc thì phải chia theo di chúc trước chứ kuteo91..... 

    còn phần chia di sản của ông Xuân

    Xác định di sản: 720/2 + 24 = 384tr

    ông Xuân chết không để lại di chúc nên phần di sản của ông Xuân sẽ được chia theo pháp luật

    Người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của ông Xuân gồm: bà Hạ, Thu (Minh và An thế vị), Đông

    Hạ = Thu(minh An thế vị) = Đông = 384/3 = 128tr

    Phần của mỗi người sau khi chia di sản của ông Xuân là: Hạ = 128tr, Minh = An = 64tr, Đông = 128tr

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuongvi_030693 vì bài viết hữu ích
    ngtuananhx94 (05/12/2012)
  • #227808   20/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    nhoksingle viết:

    Năm 1954 ông Xuân kết hôn với bà Hạ, trong quá trình chung sống hai ông bà sinh được hai người con gái. Thu (sinh 1953) và Đông (sinh 1957).

    Chẳng lẽ đây là trường hợp đẻ non. 

    Còn chia thừa kế, đầu tiên sẽ chia theo di chúc của Thu trước. Chia như bạn  là đúng rồi. Sau đó sẽ tiến hành chia di sản của ông Xuân. Di sản ông Xuân gồm tài sản từ khối tài sản chung của ông Xuân và bà Hạ (360 triệu), cộng với số di sản mà ông Xuân được thừ kế từ Thu (24 triệu). Và tiến hành chia như bạn  là hoàn toàn chính xác. 

    Thân !!!

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thangtiensinh vì bài viết hữu ích
    ngtuananhx94 (05/12/2012)
  • #227862   20/11/2012

    haupham
    haupham

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Khi chúng ta chia thừa kế thì chúng ta phải chia di sản của Thu trước di sản của ông Xuân vì Thu(2000) chết trước ô Xuân(2005).Ta chia như sau:

    - Năm 2000 Thu có di sản là:180tr,Hanh có tài sản là:180tr

    - Di sản của Thu được chia cho An 2/3*180=120tr

    con lại là:60tr được chia cho 5 (Hạnh,An,Minh,Xuân,Hạ) mỗi người được 12tr

    - Chia di sản của ô Xuân năm 2005 có là:360tr+12tr=372tr chia theo pháp luật chia cho 3 (Hạ,Thu,Đông)

    mỗi người được 124tr

    Nhưng Thu chết nên phần của thu hưởng từ ông Xuân được chia cho An và Minh(chia theo kế vị)

    - 124tr (Thu) chia cho 2 =62tr ( An và Minh mỗi người được thêm 62tr)

    *KẾT LUẬN:

    Sau khi chia tài sản:- Hạ được:360tr+124tr+12tr=496tr

                                     - Đông:124tr

                                     - An:120tr+12tr+62tr=194tr

                                     - Minh:12tr+62tr=74tr

                                     - Hạnh:180tr+12tr=192tr

     

    Cập nhật bởi haupham ngày 20/11/2012 04:15:37 CH

    haupham@

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haupham vì bài viết hữu ích
    ngtuananhx94 (05/12/2012)
  • #227879   20/11/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    haupham viết:

    - Năm 2000 Thu có di sản là:180tr,Hanh có tài sản là:180tr

    - Di sản của Thu được chia cho An 2/3*180=120tr

    con lại là:60tr được chia cho 3 (Hạnh,An,Minh) mỗi người được 20tr

    Bạn chia như thế này thì sai rồi. Ông Xuân, bà Hạ là bố mẹ của Thu mà sao lại không được hưởng di sản của Thu được.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #227959   20/11/2012

    haupham
    haupham

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    cảm ơn nha! Bị nhầm chỗ đó!hjhj

    haupham@

     
    Báo quản trị |  
  • #228077   21/11/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào các bạn,

    Mình xin có 1 cách chia khác như sau:

    sự kiện 1: Thu chết (2000)

    di sản Thu: 360/2=180 triệu

    hàng thức thế: Xuân, Hạ, Hạnh, Minh, An.

    1 suất chia theo pháp luật=180/5=36 triệu

    trước khi chết, Thu để lại di chúc, cho An 2/3 di sản: 2/3*180=120 triệu.

    còn lại 60 triệu sẽ được chia theo pháp luật.

    Tuy nhiên, xuất hiện các đối tượng được ưu tiên: Xuân, Hạ, Hạnh (theo quy định tại điều 669 BLDS)

    tương đương giá trị mỗi người nhận được:

    Xuân=Hạ=Hạnh=36*2/3=24 triệu.

    60<24*3=72--> An phải trích 12 triệu từ 120 triệu trên cho Xuân, Hạ, Hạnh mỗi người 4 triệu.

    kết quả lần 1: Xuân=Hạ=Hạnh=24 triệu.

                              An=108 triệu.

    Sự kiện 2: Khi ông Xuân chêt (2005)

    Di sản=720/2+24 (coi là tài sản riêng của Xuân)=384 triệu

    (tuy nhiên, đề bài còn thiếu dữ kiện ở đây, 24 triệu là tài sản được thừa kế, nhưng không phải tự động sát nhập vào khối tài sản chung hợp nhất của Xuân và Hạ, còn tuy vào sự quyết định của XUân)

    hàng thứa kế: Hạ, Đông, 1 suất thừa kế thế vị(An+MInh)

    Do Xuân chết ko để lại di chúc cho nên toàn bộ di sản được chi theo pháp luật:

    -->Hạ=Đông=(An+Minh)=384/3=128 triệu

    --> An=Minh=128/2=64 triệu.

    Kêt quả chia:

    Hạ=128+360+24=512 triệu.

    Đông=128 triệu.

    An=108+64=172 triệu.

    MInh=64 triệu

    Hạnh=24 +180=204 triệu.

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Libra_L vì bài viết hữu ích
    hoangtu4194 (03/12/2013)
  • #228086   21/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Chào bạn  !

    Hình như bạn đang có chút nhầm lẫn.

    Libra_L viết:

    còn lại 60 triệu sẽ được chia theo pháp luật.

    Tuy nhiên, xuất hiện các đối tượng được ưu tiên: Xuân, Hạ, Hạnh (theo quy định tại điều 669 BLDS)

    tương đương giá trị mỗi người nhận được:

    Xuân=Hạ=Hạnh=36*2/3=24 triệu.

    60<24*3=72--> An phải trích 12 triệu từ 120 triệu trên cho Xuân, Hạ, Hạnh mỗi người 4 triệu.

    60 triệu chia theo pháp luật, tức là 60 triệu sẽ chia cho Xuân, Hạ, Hạnh, Minh, An. Mỗi người sẽ được hưởng 12 triệu chứ. Đâu phải 60 triệu chỉ thuộc về Xuân, Hạ và Hạnh.

    Theo mình nghĩ, về di sản của Thu thì bạn kuteo91 chia là đúng rồi. Di sản của ông Xuân thì tôi đồng ý là chia như bạn và bạn  Với lại, về di sản của Thu thì ông Xuân và bà Hạnh mỗi người đều được hưởng 24 triệu nên có thể coi tài sản của ông Xuân là 360+24 = 384 triệu. Giả sử bà Hạnh được hưởng ít hơn, hay nhiều hơn 24 triệu thì theo mình, khi làm bài tập, mình vẫn lấy tài sản của ông Xuân là 384 triệu. Vì đây, là bài tập Sinh viên, đề bài không nhắc đến chuyện hợp nhất tài sản của ông Xuân và bà Hạ nên tài sản của ai cứ là của người đấy. không cần phải chi li hết tình huống trong thực tế. (Ví dụ, như di chúc của Thu hợp pháp hay không hợp pháp,...)

    Thân !

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #228158   21/11/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn ,

    ^_^ bạn từ từ tìm hiểu 669 đi nhé. Nó còn khá phức tạp. (^.^).

     

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #228174   21/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


     

    Libra_L viết:

     

    chào bạn ,

    ^_^ bạn từ từ tìm hiểu 669 đi nhé. Nó còn khá phức tạp. (^.^).

     

     

    :|. Mình học thuộc điều này rồi nhé. 

     

     

    Libra_L viết:

     

    Xuân=Hạ=Hạnh=36*2/3=24 triệu.

    60<24*3=72--> An phải trích 12 triệu từ 120 triệu trên cho Xuân, Hạ, Hạnh mỗi người 4 triệu.

     

     

    Bạn đang hầm lẫn về chỗ này này. Chứ không phải mình nói đến Điều 669. 

    Thân !!!

    Cập nhật bởi thangtiensinh ngày 21/11/2012 10:58:42 SA

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #228186   21/11/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    Học thuộc và hiểu là hai chuyện khác nhau bạn .

    Xuân, Hạ, Hạnh: 3 người được hưởng 669. và mỗi người được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Vì nó có tính chất không phụ thuộc vào di chúc.
    Bạn nên xem kỹ lại điều luật nhé.

     

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #228188   21/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Vâng. Đồng ý là thuộc và hiểu là 2 cái khác nhau. Nhưng sao bạn cứ mâu thuẫn thế nhỉ. Mình có nói gì đến Điều 669 đâu. Cái này rõ rành rành là Xuân, Hạ, Hạnh thuộc Điều 669. Nhưng bạn chia 60 triệu là chia theo pháp luật nhưng bạn lại chia cho 3 người Xuân, Hạ, Hạnh mà không thấy mâu thuẫn à. :-O

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #228196   21/11/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào !

    Bạn có một tý sai sót khi chia di sản của Thu đấy, ở chỗ bạn không cho Minh và An hưởng di sản thừa kế của Thu theo pháp luật. Nó phải thế này:

    Di sản của Thu = 360tr : 2 = 180tr.

    Một suất thừa kế theo pháp luật = 180tr : 5 = 36tr.

    Theo di chúc thì An được hưởng 180tr X 2/3 = 120tr.

    Còn lại 60tr sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của Thu gồm: Xuân, Hạ, Hạnh, Minh, An.

    Theo đó Xuân = Hạ = Hạnh = Minh = An = 60tr : 5 = 12tr.

    Tuy nhiên Xuân, Hạ, Hạnh là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Theo đó phần di sản của họ được hưởng phải là Xuân = Hạ = Hạnh = 36tr X 2/3 = 24tr. 

    Như vậy nội dung di chúc đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Xuân, Hạ, Hạnh nên phải bớt phần di sản An được hưởng để bù cho họ. Theo đó An phải bù cho Xuân, Hạ, Hạnh mỗi người 12tr, tổng cộng là 36tr.

    Kết quả:

    Xuân = Hạ = Hạnh = 24tr.

    Minh = 12tr.

    An = 120tr + 12tr - 36tr = 96tr.

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    thangtiensinh (21/11/2012)
  • #228257   21/11/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn ,

    "Xuân=Hạ=Hạnh=36*2/3=24 triệu.

    60<24*3=72--> An phải trích 12 triệu từ 120 triệu trên cho Xuân, Hạ, Hạnh mỗi người 4 triệu."

    xem điều 669 nhé:

    Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

     

    60 triệu kia không đủ đề thực hiện 669, người hưởng theo di chúc phải trích ra cho đủ 669.
    Bạn xem kỹ điều luật này nhé,

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #228341   21/11/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    nè: Không có gì mâu thuẫn cả,

    Thứ tự để chia là: chia theo di chúc, 669, rồi chia theo pháp luật.

    theo sự tôn trọng ý chí của người viết di chúc.
    - Pháp luật tôn trọng ý chí của người này, và ý chí của họ chỉ hướng đến đối tượng được hưởng nêu trong di chúc mà người này viết.

    - 699: là khoản phải chia mà họ không lường đến, pháp luật bắt buộc phải cho những đối tượng này được hưởng dù đã tôn trọng ý chí người viết di chúc.

    Mặt khác, điều 669 được quy định trong chương XXIII thừa kế theo di chúc, 669 chỉ được áp dụng khi có sự tồn tại của di chúc hợp pháp (1 phần hoăn toàn bộ)

    - pháp luật chỉ được chi đến theo điều 675, nếu còn thừa di sản mà chia theo di chúc, 669 không hết thì chia theo pháp luật,

    Nếu chia như , mất đi tự tôn trọng ý chí người viết di chúc, An (người duy nhất được ghi tên trong di chúc) lại bị thiệt 24 triệu, gây thiệt hại cho An. Đó là điều mà người viết di chúc ko muốn.

    : bạn đang chi theo thứ tự: di chúc, pháp luật, 669.

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Libra_L vì bài viết hữu ích
    thangtiensinh (21/11/2012)
  • #228349   21/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Tôi dám khẳng định một điều rằng những ai học về thừa kế rồi thì chẳng ai chia như bạn cả.

    Chân thành cảm ơn sự góp ý của bạn.

    Chào .!

     

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #228367   21/11/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    ^_^ ;)). có rất nhiều đó. :)

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #230599   02/12/2012

    minhduchludhqg
    minhduchludhqg

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


         Theo mình thì bạn BachThanhCD là đúng. Nếu chia như bạn Libra_L thì Minh sẽ không được hưởng theo pháp luật của mẹ rồi, Như vậy không đúng vì Thu không quyết định hết di sản chia cho ai mà lại còn 1 phần, chưa xét tới 669 vội được, vì Minh là con cần được hương phần di sản mà Thu không quyết định cho ai. Sau khi chia theo di chúc, phần di sản không được định đoạt sẽ chia theo pháp luật và theo hàng thừa kế quy định tại Đ676, sau đó là những người thuộc 669 mà không có đủ 2/3 suốt thì trích ra từ người được hưởng theo di chúc.

        Theo bạn Libra_L thì những người này được hưởng không phụ thuộc vào nội dung di chúc là đúng, tuy nhiên, bạn đã hiểu sai cách áp dụng của điều luật 669 rồi. Bởi lẽ, bạn đã bỏ qua lợi ích của những người khác trong hàng thừa kế theo pháp luật của phần di sản chia theo pháp luật. Mình đã từng cứng nhắc như bạn Libra_L, hôm nay đọc được bài này, hi vọng góp ý của mình có ích.

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #230641   03/12/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn ,

    Cám ơn bạn rất nhiều khi đã góp ý cho mình.

    Mình xin hỏi bạn thế này:

    1, Điều gì khiến bạn nghỉ phải bảo vệ quyền lợi cho người chia theo pháp luật trước trong khi người đáng lẽ được hưởng đầu tiền phải là 669, (đối với trường lợp có di chúc hợp pháp)?

    2, Khi chia như bạn nói, điều gì khiến bạn nghĩ là người được hưởng theo di chúc phải trích toàn bộ tiền ra bù cho người hưởng 669 mà không có phần của Minh bù vào đó?

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #230771   03/12/2012

    minhduchludhqg
    minhduchludhqg

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình xin trả lời 2 cấu hỏi của bạn thế này:

         Mình không áp dụng ý trí chủ quan của mình mà nghĩ rằng phải bảo vệ quyền lợi của người hưởng thừa kế theo pháp luật trước. Mà BLDS quy định các trường hợp thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật rất rõ ràng, trường hợp bài trên có thể thấy phần tài sản 180 tr của Thu được phân làm 2 phần, 120tr được chia theo di chúc và 60 tr chia theo pháp luật. Khi chia thừa kế theo di chúc thì chỉ chia phần tài sản của phần này mà thôi, trong đó những người thuộc 669 chính là những người được hưởng trong phần tài sản chia theo di chúc. Điều 669 không phải là chia thừa kế theo pháp luật mà là chia thừa kế theo di chúc (đó là lí do tại sao nhà làm luật lại quy định Điều 669 ở chương thừa kế theo di chúc để tránh nhầm lẫn). 

         Khi chia thừa kế theo di chúc, người ta xét đến những người thuộc 669 rồi dùng phần tài sản chia theo di chúc đó trích ngay cho người thuộc 669 này. Đương nhiên là thiệt cho những người được hưởng theo di chúc và không đúng theo nguyện vọng của người chết, đó chính là tính chất của Điều 669 để hạn chế quyền quyết định của người để lại di sản, bảo vệ những người đáng lẽ phải được hưởng mà người để lại không cho trong di chúc.

        Còn về tại sao lại không lấy tài sản của Minh để bù vào thì chính là do phần Minh được hưởng chẳng liên quan gì đến chia thừa kế theo di chúc cả. Chính những người thuộc 669 đã thuộc hàng thừa kế t1 để được hưởng phần di sản chia theo pháp luật rồi, do chưa đủ 2/3 nên mới lấy từ người được hưởng theo di chúc thôi. Theo như Libra_L thì chẳng lẽ chia 60 triệu cho 5 người rồi, có 3 người thuộc 669 mà chưa đủ lại lấy của 2 người còn lại cho đủ, hết thì mới lấy của người được theo di chúc à. Thế thì quy định chia theo pháp luật để làm j, cách là của Libra_L kết quả chính là ở trường hợp này, theo cách của bạn thì chẳng cần chia theo pháp luật làm j, trong khi đó 60 tr đó buộc phải chia theo pháp luật vì thuộc vào trường hợp chia thừa kế theo pháp luật: 60tr là phần di sản không được định đoạt trong di chúc  theo điểm a khoản 2 điều 675 BLDS.

         Trong trường hợp có nhiều người được hưởng theo di chúc, thì tùy theo việc Tòa án áp dụng trên thực tiễn hiện nay có 2 cách bù cho những người thuộc 669 như sau: Theo tỉ lệ di sản của từng người được hưởng theo di chúc mà trích ra cho những người thuộc 669( tức là ai hưởng càng nhiều thì bù càng nhiều theo đúng tỉ lệ). Cách thứ hai là bắt đầu lấy từ người được hưởng nhiều nhất, lấy dần nếu bằng người thấp hơn mà vẫn chưa đủ  thì lấy của cả hai, cả 3,..

        Theo tư duy thông thường thì sẽ có thắc mắc là rằng: nếu cứ lấy của người được hưởng trong di chúc như thế mà họ hết ròi vẫn không đủ bù cho người thuộc 669 thì sao? chẳng lẽ họ không được hưởng gì hay sao?. Điều này thì không phải suy nghĩ, đơn giản chỉ là toán học thôi, nếu phần di sản chia theo di chúc ít thì tức là phần chia theo pháp luật sẽ nhiều hơn, do đó những người thuộc 669 đã được hưởng theo pháp luật rồi sẽ thiếu ít hơn nên phần bù cũng ít hơn, và ngược lại. Nhà làm luật đã dự liệu được hết các trường hợp xảy ra vì thế mà quy định những người thuộc 669 co mặt trong hàng thừa kế theo pháp luật.

         Tóm lại: cần phải phân định rõ ràng giữa chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật. Bạn Libra_ L đưa ra các bước chia là chia theo di chúc, 669, chia theo pháp luật. mình rất đồng tình, tuy nhiên theo mình bạn đã sai ở việc không dùng đúng phần di sản nào để chia. Việc hiểu điều 669 như bạn có nói, mình cho rằng những người học luật ai cũng có quan điểm riêng nhưng chỉ có 1 quan điểm để áp dụng là đúng mà thôi. Đọc điều 669 ai cũng biết cách áp dụng cách chia của nó, tuy nhiên, hiểu điều 669 khâu nào? chia theo pháp luật hay chia theo di chúc thì không phải ai cũng hiểu.

         Có thể nói với bạn rằng đây không phải là quan điểm cá nhân đem phát ngôn, mà dựa trên kiến thức được dạy và tích lũy được để thảo luận với mọi người. Để cùng nhau hiểu đúng và áp dụng đúng luật.  Đây chỉ là một tình huống chia thừa kế đơn giản, nhưng điển hình của chia thừa kế theo pháp luật . Rất mong được mọi người ủng hộ.

      TRÂN TRỌNG!

    Cập nhật bởi minhduchludhqg ngày 03/12/2012 05:51:10 CH Cập nhật bởi minhduchludhqg ngày 03/12/2012 05:38:19 CH
     
    Báo quản trị |