Chào bạn!
Mình xin được thử chia như sau:
Nhận thấy : Di sản ông X để lại là 1 tỷ đồng ( 500 +500).
Ông X có vợ là bà Y, 2 con là C và H, nhưng chị H đã chết cùng thời điểm với ông Y.
Ông X để lại tàn bộ số di sản của mình cho chị K.
Như vậy, theo di chúc của ông X thì sẽ chia toàn bộ di sản cho chị K, nhưng theo quy định tại Đ 669 BLDS 2005:
Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
Theo K1, bà Y có thể yêu cầu pháp luật chia di sản cho mình, và suất mà bà Y được nhận = 2/3 suất của một người thừa kế theo PL.
Nếu chia theo PL thì những người thừa kế hàng thứ nhất là Y, H, C, nhưng do chị C chết cùng thời điểm với ông X nên theo Đ 677. Thừa kế thế vị, cháu T và Q được hưởng phần di sản thay chị C.
Chia di sản: 1 tỷ/ 3 (Y, H, C( T+Q))= 333 triệu.
như vậy 1 suất theo PL là 333 triệu.
2/3 suất = 222 triệu. Vậy bà Y có thể yêu cầu PL chia cho mình 222 triệu từ di sản để lại của ông X, số tài sản còn lại là (1 tỷ - 222 triệu) sẽ được chia hết cho chị K theo di chúc của ông X.
Mình chia như vậy không biết có sai sáo gì không, mọi người xem rồi góp ý cho mình nhé!
Cảm ơn!