Tiếp tục nói đến câu chuyện xử lý nợ xấu, không chỉ tồn tại trong Nghị quyết 42/2017/QH14 được ban hành trong thời gian qua, hay Dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu mà còn trong cả Dự thảo Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng.
Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng có các nội dung đáng chú ý như sau:
1. Bỏ trường hợp Nhà nước mua lại bắt buộc tổ chức tín dụng
2. Các phương án để xử lý nợ xấu
Đơn cử như căn cứ xác định tổ chức tín dụng để đặt vào kiểm soát đặc biệt:
- Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng Nhà nước xác định tổ chức tín dụng để đặt vào kiểm soát đặc biệt thông qua các nguồn sau:
+ Báo cáo của tổ chức tín dụng quy định;
+ Hoạt động giám sát, hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước;
+ Báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập;
+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan nhà nước khác hoặc cơ quan giám sát nước ngoài có liên quan.
Hay trường hợp Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt:
- Khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau:
+ Mất khả năng thanh toán hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
+ Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
+ Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
+ 02 năm liên tục bị xếp hạng yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
+ Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.
- Có kiến nghị của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc theo đề nghị của tổ chức tín dụng.
…
Mời các bạn xem chi tiết tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng và Tờ trình Dự thảo (file đính kèm)