ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CÓ LỢI CHO NGƯỜI PHẠM TỘI ĐÁNH BẠC

Chủ đề   RSS   
  • #452561 26/04/2017

    ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CÓ LỢI CHO NGƯỜI PHẠM TỘI ĐÁNH BẠC

    Luật sư cho hỏi: Ngày 02/4/2017, Nguyễn Văn A bị bắt quả tang đánh bạc với số tiền thu giữ tại chiếu bạc là 3 triệu đồng, bản thân A có một tiền sự về hành vi đánh bạc chưa được xóa tiền sự. Theo Bộ luật hình sự năm 1999 thì A phạm tội "Đánh bạc". Nhưng áp dụng tình tiết có lợi theo tinh thần Nghị quyết 109 của Quốc hội thì A có bị xử lý hình sự về tội đánh bạc hay không?

     
    8010 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #452624   26/04/2017

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


     

    Canhcua viết:

     

    Luật sư cho hỏi: Ngày 02/4/2017, Nguyễn Văn A bị bắt quả tang đánh bạc với số tiền thu giữ tại chiếu bạc là 3 triệu đồng, bản thân A có một tiền sự về hành vi đánh bạc chưa được xóa tiền sự. Theo Bộ luật hình sự năm 1999 thì A phạm tội "Đánh bạc". Nhưng áp dụng tình tiết có lợi theo tinh thần Nghị quyết 109 của Quốc hội thì A có bị xử lý hình sự về tội đánh bạc hay không?

     

     

    Chào bạn! Trường hợp của bạn tôi xin tư vấn như sau:

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 321 BLHS 2015 quy định: "Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.0000 đồng ... hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này ...... thì bị phạt .... Khoản 1 Điều 248 BLHS 1999 cũng quy định cấu thành cơ bản tương tự, chỉ khác là giá trị tiền để xác định là từ 2.000.000 VNĐ.

    Do đó, trong trường hợp này, dù là BLHS 1999 hay BLHS 2015 thì A vẫn phạm tội đánh bạc vì

    Theo khoản 1 Điều 248 BLHS thì hành vi đánh bạc của A Có giá trị từ 2.000.000 VNĐ đủ cấu thành tội phạm. Nhưng theo tinh thần nghị quyết 109 thì mức đánh bạc phải từ 5.000.000 VNĐ (nếu không có các tình tiết định tội khác) thì mới phải chịu TNHS. Trong trường hợp này, mặc dù hành vi của A phạm tội dưới 5.000.000 VNĐ nhưng đã có tiền sự (đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc) nên hành vi của A Vẫn phạm tội.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    Canhcua (27/04/2017)
  • #474850   15/11/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Điều 6 Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP cũng có hướng dẫn xử lý về "tội đánh bạc".

    Cụ thể “văn bản của tòa án quy định về việc xử lý đối với người đã chấp hình phạt chính của tội đánh bạc nhưng chưa chấp hành xong tất cả phần bổ sung theo bản án thì xử lý như thế nào” Đối với trường hợp này xử lý như sau: "a) Chỉ miễn chấp hành hình phạt (hình phạt chính và hình phạt bổ sung) đối với các trường hợp quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 và hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết này; đối với các vấn đề khác, như: trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản, xử lý vật chứng, án phí hình sự; án phí dân sự... thì người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải thi hành” Như vậy, nếu trường hợp chưa chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Nếu đã chấp hành xong hình phạt chính nhưng chưa chấp hành hình phạt bổ sung thì Tòa án ra quyết định miễn chấp hành hình phạt bổ sung. Lưu ý là các nghĩa vụ khác như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản, xử lý vật chứng, án phí hình sự, án phí dân sự... thì người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải thi hành.

    Chi tiết anh xem tại Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

    Cập nhật bởi thuytrang95 ngày 15/11/2017 06:11:07 CH
     
    Báo quản trị |