Áp dụng luật nào ?

Chủ đề   RSS   
  • #418038 10/03/2016

    huannguyen90

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 1099
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 29 lần


    Áp dụng luật nào ?

    Mình có một câu hỏi muốn tham khảo ý kiến mọi người :
    THEO LUẬT CŨ: 
    Bộ luật dân sự 2005 không có quy định về giá trị pháp lý so sánh của BLDS 2005 và các luật khác
    Luật ban hành VBQPPL 2008 thì quy định tại khoản 3 ĐIều 83: 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
    Vì thường thì mình chỉ căn cứ vào thời gian ban hành và thường là "áp dụng pháp luật chuyên ngành ưu tiên hơn luật chung"
     
    THEO LUẬT MỚI: 
    Tại điều 4 BLDS 2015: 
    Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự
    1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
    2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
    3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
    Tuy nhiên, căn cứ theo luật BHVBQPPL 2015 thì giá trị giữa luật và bộ luật là như nhau và vẫn giữ nguyên quy định về áp dụng văn bản pháp luật: do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản sau
     
    Vậy nếu, sau này có một luật chuyên ngành nào đó, quy định những quy định riêng biệt, trái với nguyên tắc dân sự, thì sẽ áp dụng luật nào? 
    Cập nhật bởi huannguyen90 ngày 10/03/2016 11:07:13 SA Cập nhật bởi huannguyen90 ngày 10/03/2016 11:05:58 SA

    Solicitor

    luatgiatre90@gmail.com

     
    38912 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #418088   10/03/2016

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    huannguyen90 viết:

    Mình có một câu hỏi muốn tham khảo ý kiến mọi người :
    THEO LUẬT CŨ: 
    Bộ luật dân sự 2005 không có quy định về giá trị pháp lý so sánh của BLDS 2005 và các luật khác
    Luật ban hành VBQPPL 2008 thì quy định tại khoản 3 ĐIều 83: 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
    Vì thường thì mình chỉ căn cứ vào thời gian ban hành và thường là "áp dụng pháp luật chuyên ngành ưu tiên hơn luật chung"
     
    THEO LUẬT MỚI: 
    Tại điều 4 BLDS 2015: 
    Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự
    1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
    2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
    3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
    Tuy nhiên, căn cứ theo luật BHVBQPPL 2015 thì giá trị giữa luật và bộ luật là như nhau và vẫn giữ nguyên quy định về áp dụng văn bản pháp luật: do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản sau
     
    Vậy nếu, sau này có một luật chuyên ngành nào đó, quy định những quy định riêng biệt, trái với nguyên tắc dân sự, thì sẽ áp dụng luật nào? 

    Thế mà cũng hỏi à bạn. Luật nào ra sau áp dụng luật đấy. Chả có chuyên ngành hay không chuyên ngành gì cả, vì chả có khái niệm "luật chuyên ngành" là luật gì. Luật chuyên ngành mà bị luật chung ra đời sau thì luật chung cũng thắng luật chuyên ngành, vậy không có khải niệm luật chuyên ngành thì sẽ được ưu tiên nhé. Thân

     
    Báo quản trị |  
  • #418107   10/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Mickeycute viết:

    Thế mà cũng hỏi à bạn. Luật nào ra sau áp dụng luật đấy. Chả có chuyên ngành hay không chuyên ngành gì cả, vì chả có khái niệm "luật chuyên ngành" là luật gì. Luật chuyên ngành mà bị luật chung ra đời sau thì luật chung cũng thắng luật chuyên ngành, vậy không có khải niệm luật chuyên ngành thì sẽ được ưu tiên nhé. Thân

    Chào bạn.

    Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực vào ngày 1/7/2015 có quy định:

    Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành

    Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.

    Luật chuyên ngành trong trường hợp này là luật luật sư, luật công chứng, luật đấu giá....khi có quy định về việc đăng ký, thành lập doanh nghiệp mà quy định có nội dung khác với luật doanh nghiệp thì áp dụng luật chuyên ngành. Ví dụ: giấy phép do sở tư pháp cấp chứ không phải do sở KHĐT.

    Tôi chả hiểu vì sao bạn cho là "Chả có chuyên ngành hay không chuyên ngành gì cả"!:-P

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    huannguyen90 (10/03/2016) 3MVIETNAM (01/10/2019)
  • #418302   12/03/2016

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    hungmaiusa viết:

     

    Mickeycute viết:

     

    Thế mà cũng hỏi à bạn. Luật nào ra sau áp dụng luật đấy. Chả có chuyên ngành hay không chuyên ngành gì cả, vì chả có khái niệm "luật chuyên ngành" là luật gì. Luật chuyên ngành mà bị luật chung ra đời sau thì luật chung cũng thắng luật chuyên ngành, vậy không có khải niệm luật chuyên ngành thì sẽ được ưu tiên nhé. Thân

     

     

    Chào bạn.

    Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực vào ngày 1/7/2015 có quy định:

    Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành

    Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.

    Luật chuyên ngành trong trường hợp này là luật luật sư, luật công chứng, luật đấu giá....khi có quy định về việc đăng ký, thành lập doanh nghiệp mà quy định có nội dung khác với luật doanh nghiệp thì áp dụng luật chuyên ngành. Ví dụ: giấy phép do sở tư pháp cấp chứ không phải do sở KHĐT.

    Tôi chả hiểu vì sao bạn cho là "Chả có chuyên ngành hay không chuyên ngành gì cả"!:-P

    Luật doanh nghiệp đặt ra khái niệm cá biệt nhé luật sư, nhưng Luật BHVBQPPL không hề đưa ra khái niệm về luật chuyên ngành và luật chung ạ. Cứ sau thì áp. (Trừ thằng Hiến pháp ra) =))

     
    Báo quản trị |  
  • #418312   12/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Mickeycute viết:

     

    Luật doanh nghiệp đặt ra khái niệm cá biệt nhé luật sư, nhưng Luật BHVBQPPL không hề đưa ra khái niệm về luật chuyên ngành và luật chung ạ. Cứ sau thì áp. (Trừ thằng Hiến pháp ra) =))

    "Cứ sau thì áp."

    Vậy luật BHVBQPPL ban hành năm 2008 với luật doanh nghiệp 2014 luật nào sau? vậy áp luật nào?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Thanhtunglewyer (05/12/2019)
  • #418093   10/03/2016

    huannguyen90
    huannguyen90

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 1099
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 29 lần


    bạn nên trả lời đủ cả 2 khía cạnh :)) mới có 1  thôi đó là trước sau - còn quy định ngược nhau thì sao ? 

    Solicitor

    luatgiatre90@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #418110   10/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    huannguyen90 viết:

    Mình có một câu hỏi muốn tham khảo ý kiến mọi người :
    THEO LUẬT CŨ: 
    Bộ luật dân sự 2005 không có quy định về giá trị pháp lý so sánh của BLDS 2005 và các luật khác
    Luật ban hành VBQPPL 2008 thì quy định tại khoản 3 ĐIều 83: 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
    Vì thường thì mình chỉ căn cứ vào thời gian ban hành và thường là "áp dụng pháp luật chuyên ngành ưu tiên hơn luật chung"
     
    THEO LUẬT MỚI: 
    Tại điều 4 BLDS 2015: 
    Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự
    1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
    2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
    3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
    Tuy nhiên, căn cứ theo luật BHVBQPPL 2015 thì giá trị giữa luật và bộ luật là như nhau và vẫn giữ nguyên quy định về áp dụng văn bản pháp luật: do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản sau
     
    Vậy nếu, sau này có một luật chuyên ngành nào đó, quy định những quy định riêng biệt, trái với nguyên tắc dân sự, thì sẽ áp dụng luật nào? 

    Chào bạn.

    K2 điều 4 của bộ luật dân sự thì quy định đó sẽ bị giám sát và đề nghị ngưng hiệu lực, theo luật ban hành VBQPPL 2015 khi đã có hiệu lực:

    Điều 153. Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

    1. Văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định tại khoản 3 Điều 164, khoản 2 Điều 165, khoản 2 và khoản 3 Điều 166, khoản 2 và khoản 3 Điều 167 của Luật này. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực; nếu không ra quyết định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực;

    b) Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh.

    2. Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    3. Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

    Khi chưa bị "ngưng hiệu lực" thì vẫn phải thi hành và ưu tiên áp dụng nếu được ban hành sau và là luật chuyên nngành.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #418272   11/03/2016

    huannguyen90
    huannguyen90

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 1099
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 29 lần


    hungmaiusa viết:

     

    huannguyen90 viết:

     

    Mình có một câu hỏi muốn tham khảo ý kiến mọi người :
    THEO LUẬT CŨ: 
    Bộ luật dân sự 2005 không có quy định về giá trị pháp lý so sánh của BLDS 2005 và các luật khác
    Luật ban hành VBQPPL 2008 thì quy định tại khoản 3 ĐIều 83: 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
    Vì thường thì mình chỉ căn cứ vào thời gian ban hành và thường là "áp dụng pháp luật chuyên ngành ưu tiên hơn luật chung"
     
    THEO LUẬT MỚI: 
    Tại điều 4 BLDS 2015: 
    Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự
    1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
    2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
    3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
    Tuy nhiên, căn cứ theo luật BHVBQPPL 2015 thì giá trị giữa luật và bộ luật là như nhau và vẫn giữ nguyên quy định về áp dụng văn bản pháp luật: do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản sau
     
    Vậy nếu, sau này có một luật chuyên ngành nào đó, quy định những quy định riêng biệt, trái với nguyên tắc dân sự, thì sẽ áp dụng luật nào? 

     

     

    Chào bạn.

    K2 điều 4 của bộ luật dân sự thì quy định đó sẽ bị giám sát và đề nghị ngưng hiệu lực, theo luật ban hành VBQPPL 2015 khi đã có hiệu lực:

    Điều 153. Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

    1. Văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định tại khoản 3 Điều 164, khoản 2 Điều 165, khoản 2 và khoản 3 Điều 166, khoản 2 và khoản 3 Điều 167 của Luật này. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực; nếu không ra quyết định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực;

    b) Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh.

    2. Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    3. Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

    Khi chưa bị "ngưng hiệu lực" thì vẫn phải thi hành và ưu tiên áp dụng nếu được ban hành sau và là luật chuyên nngành.

     

     



    em vẫn chưa hiểu ý bác lắm ? 

    Solicitor

    luatgiatre90@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #418266   11/03/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Trong trường hợp luật chuyên ngành trái thì áp dụng luật chung thôi bạn

     
    Báo quản trị |  
  • #418273   11/03/2016

    huannguyen90
    huannguyen90

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 1099
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 29 lần


    shin_butchi viết:

    Trong trường hợp luật chuyên ngành trái thì áp dụng luật chung thôi bạn



    Nếu về mặt lý luận mà nói thì nguyên tắc này là đúng đắn ! 

    nhưng ở đây là e đang thấy luật hình như có mâu thuẫn! bởi nếu luật chuyên ngành ra sau luật chung mà lại trái luật chung thì vẫn phải áp luật chuyên ngành (theo quy định) .

    Solicitor

    luatgiatre90@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #418300   12/03/2016

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    huannguyen90 viết:

     

    shin_butchi viết:

     

    Trong trường hợp luật chuyên ngành trái thì áp dụng luật chung thôi bạn

     



    Nếu về mặt lý luận mà nói thì nguyên tắc này là đúng đắn ! 

    nhưng ở đây là e đang thấy luật hình như có mâu thuẫn! bởi nếu luật chuyên ngành ra sau luật chung mà lại trái luật chung thì vẫn phải áp luật chuyên ngành (theo quy định) .

     

    Chẳng có luật chuyên ngành hay luật chung đâu bạn nhé. Luật BHVBPPL không đặt ra khái niệm luật chuyên ngành hay luật chung. Luật là luật thế thôi. Cứ ra sau thì áp sau nếu cùng về một vấn đề bạn nhé. Thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #418311   12/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Mickeycute viết:

    Chẳng có luật chuyên ngành hay luật chung đâu bạn nhé. Luật BHVBPPL không đặt ra khái niệm luật chuyên ngành hay luật chung. Luật là luật thế thôi. Cứ ra sau thì áp sau nếu cùng về một vấn đề bạn nhé. Thân.

    Chào bạn.

    "Cứ ra sau thì áp sau nếu cùng về một vấn đề bạn nhé"

    Luật BHVBPL 2008 không đặt ra khái niệm " luật chuyên ngành", luật doanh nghiệp 2014 thì có. Luật DN ban hành sau thì vì sao căn cứ vào luật BHVBPL?

    Không phài cứ ban hành sau thì có hiệu lực hơn mà chỉ trong cùng một quan hệ pháp luật thì mới áp dụng điều này và khi xem xét trong một quan hệ pháp luật cụ thể thì luật chuyên ngành có hiệu lực hơn.

    Ví dụ:

    Chuyển nhượng nhà đất thì phải theo luật đất đai, nhà ở chứ không phải luật dân sự; vay tài sản thì theo luật tín dụng nếu tài sản vay là tiền; tranh chấp về tiền lương, tiền công thì theo luật lao động..... 

     
    Báo quản trị |  
  • #418332   12/03/2016

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    hungmaiusa viết:

     

    Mickeycute viết:

     

    Chẳng có luật chuyên ngành hay luật chung đâu bạn nhé. Luật BHVBPPL không đặt ra khái niệm luật chuyên ngành hay luật chung. Luật là luật thế thôi. Cứ ra sau thì áp sau nếu cùng về một vấn đề bạn nhé. Thân.

     

     

    Chào bạn.

    "Cứ ra sau thì áp sau nếu cùng về một vấn đề bạn nhé"

    Luật BHVBPL 2008 không đặt ra khái niệm " luật chuyên ngành", luật doanh nghiệp 2014 thì có. Luật DN ban hành sau thì vì sao căn cứ vào luật BHVBPL?

    Không phài cứ ban hành sau thì có hiệu lực hơn mà chỉ trong cùng một quan hệ pháp luật thì mới áp dụng điều này và khi xem xét trong một quan hệ pháp luật cụ thể thì luật chuyên ngành có hiệu lực hơn.

    Ví dụ:

    Chuyển nhượng nhà đất thì phải theo luật đất đai, nhà ở chứ không phải luật dân sự; vay tài sản thì theo luật tín dụng nếu tài sản vay là tiền; tranh chấp về tiền lương, tiền công thì theo luật lao động..... 

    LUẬT SƯ ƠI! Luật doanh nghiệp có nhắc đến khái niệm luật chuyên ngành nhưng không định nghĩa thế nào là luật chuyên ngành nên thực tế luật chuyên ngành chưa hề được tồn tại nhé. Vì không có căn cứ nào để nói một luật nào thì gọi là một luật chuyên ngành. Luật luật sư là luật chuyên ngành: không đúng. Luật ngân hàng là luật chuyên ngành: không đúng. Luật chứng khoán là luật chuyên ngành: không đúng NỐT. Nếu không muốn nói là luật nào cũng nhao nhao đòi là luật chuyên ngành... vậy luật nào mới là luật chuyên ngành theo luật BHVBQPPL (Luật BHVBQPPL được coi là luật của luật, luật làm luật, luật chuẩn) 

     
    Báo quản trị |  
  • #418334   12/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Mickeycute viết:

     

    LUẬT SƯ ƠI! Luật doanh nghiệp có nhắc đến khái niệm luật chuyên ngành nhưng không định nghĩa thế nào là luật chuyên ngành nên thực tế luật chuyên ngành chưa hề được tồn tại nhé. Vì không có căn cứ nào để nói một luật nào thì gọi là một luật chuyên ngành. Luật luật sư là luật chuyên ngành: không đúng. Luật ngân hàng là luật chuyên ngành: không đúng. Luật chứng khoán là luật chuyên ngành: không đúng NỐT. Nếu không muốn nói là luật nào cũng nhao nhao đòi là luật chuyên ngành... vậy luật nào mới là luật chuyên ngành theo luật BHVBQPPL (Luật BHVBQPPL được coi là luật của luật, luật làm luật, luật chuẩn) 

    Chào bạn.

    Tuy nhiên như bạn nói "Cứ ra sau thì áp sau nếu cùng về một vấn đề bạn nhé" nên luật Doanh nghiệp ra sau thì phải áp dụng nó; Bỏ luật BHVBQPPL đi.

     
    Báo quản trị |  
  • #418336   12/03/2016

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    hungmaiusa viết:

     

    Mickeycute viết:

     

     

    LUẬT SƯ ƠI! Luật doanh nghiệp có nhắc đến khái niệm luật chuyên ngành nhưng không định nghĩa thế nào là luật chuyên ngành nên thực tế luật chuyên ngành chưa hề được tồn tại nhé. Vì không có căn cứ nào để nói một luật nào thì gọi là một luật chuyên ngành. Luật luật sư là luật chuyên ngành: không đúng. Luật ngân hàng là luật chuyên ngành: không đúng. Luật chứng khoán là luật chuyên ngành: không đúng NỐT. Nếu không muốn nói là luật nào cũng nhao nhao đòi là luật chuyên ngành... vậy luật nào mới là luật chuyên ngành theo luật BHVBQPPL (Luật BHVBQPPL được coi là luật của luật, luật làm luật, luật chuẩn) 

     

     

    Chào bạn.

    Tuy nhiên như bạn nói "Cứ ra sau thì áp sau nếu cùng về một vấn đề bạn nhé" nên luật Doanh nghiệp ra sau thì phải áp dụng nó; Bỏ luật BHVBQPPL đi.

    Ra sau nhưng phải là "có quy định khác nhau về cùng một vấn đề" cơ mà luật sư ơi. Luật doanh nghiệp nói về vấn đề luật chuyên ngành nhưng luật khác (ví dụ luật BHVBQPPL) có nói về vấn đề luật chuyên ngành đâu, hai luật không bàn về cùng một vấn đề thì lấy đâu ra vấn đề để so sánh áp dụng luật sư ơi. Bỏ cụm từ "luật chuyên ngành" đi luật sư ơi vì không phải là một thuật ngữ chính thống luật sư ạ. Luật BHVBQPPL là luật khuôn mẫu, không nêu khái niệm luật chuyên ngành là luật gì thì không nên tự đặt ra và suy diễn cho một luật gì thì gọi là luật chuyên ngành luật sư ạ 

     
    Báo quản trị |  
  • #418388   13/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Mickeycute viết:

     

    Ra sau nhưng phải là "có quy định khác nhau về cùng một vấn đề" cơ mà luật sư ơi. Luật doanh nghiệp nói về vấn đề luật chuyên ngành nhưng luật khác (ví dụ luật BHVBQPPL) có nói về vấn đề luật chuyên ngành đâu, hai luật không bàn về cùng một vấn đề thì lấy đâu ra vấn đề để so sánh áp dụng luật sư ơi. Bỏ cụm từ "luật chuyên ngành" đi luật sư ơi vì không phải là một thuật ngữ chính thống luật sư ạ. Luật BHVBQPPL là luật khuôn mẫu, không nêu khái niệm luật chuyên ngành là luật gì thì không nên tự đặt ra và suy diễn cho một luật gì thì gọi là luật chuyên ngành luật sư ạ 

    Chào bạn.

    2 luật đó quy định khác nhau về áp dụng luật chuyên nhành đó: luật BHVBQPPL thì không áp dụng, luật doanh nghiệp ra sau thì cho áp dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #418412   13/03/2016

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    hungmaiusa viết:

     

    Mickeycute viết:

     

     

    Ra sau nhưng phải là "có quy định khác nhau về cùng một vấn đề" cơ mà luật sư ơi. Luật doanh nghiệp nói về vấn đề luật chuyên ngành nhưng luật khác (ví dụ luật BHVBQPPL) có nói về vấn đề luật chuyên ngành đâu, hai luật không bàn về cùng một vấn đề thì lấy đâu ra vấn đề để so sánh áp dụng luật sư ơi. Bỏ cụm từ "luật chuyên ngành" đi luật sư ơi vì không phải là một thuật ngữ chính thống luật sư ạ. Luật BHVBQPPL là luật khuôn mẫu, không nêu khái niệm luật chuyên ngành là luật gì thì không nên tự đặt ra và suy diễn cho một luật gì thì gọi là luật chuyên ngành luật sư ạ 

     

     

    Chào bạn.

    2 luật đó quy định khác nhau về áp dụng luật chuyên nhành đó: luật BHVBQPPL thì không áp dụng, luật doanh nghiệp ra sau thì cho áp dụng.

    Nhưng luật chuyên ngành là luật gì vậy luật sư ơi?

     
    Báo quản trị |  
  • #420103   30/03/2016

    tranglshp
    tranglshp

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:29/03/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quan điểm của cá nhân:

    Về việc áp dụng: Đúng là về nguyên tắc thì luật ban hành sau sẽ được áp dụng vì nó phù hợp với thời điểm đó hơn, thứ hai, luật chung là căn cứ cuối cùng để xét đến. Thực tế, việc áp dụng văn bản nào để giải quyết vụ việc phụ thuộc vào từng tính chất của vụ việc, dựa vào tính thuyết phục của người sử dụng văn bản đó đối với đối tượng cần nghe (ví dụ khách hàng, thẩm phán....) 

    Thứ hai, định kỳ sẽ có những lần rà soát các văn bản, quy định của pháp luật nên việc mâu thuẫn sẽ được các nhà làm luật đưa ra để chỉnh sửa.

     
    Báo quản trị |  
  • #420145   30/03/2016

    hungtranvo
    hungtranvo

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    huannguyen90 viết:

    Mình có một câu hỏi muốn tham khảo ý kiến mọi người :
    THEO LUẬT CŨ: 
    Bộ luật dân sự 2005 không có quy định về giá trị pháp lý so sánh của BLDS 2005 và các luật khác
    Luật ban hành VBQPPL 2008 thì quy định tại khoản 3 ĐIều 83: 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
    Vì thường thì mình chỉ căn cứ vào thời gian ban hành và thường là "áp dụng pháp luật chuyên ngành ưu tiên hơn luật chung"
     
    THEO LUẬT MỚI: 
    Tại điều 4 BLDS 2015: 
    Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự
    1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
    2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
    3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
    Tuy nhiên, căn cứ theo luật BHVBQPPL 2015 thì giá trị giữa luật và bộ luật là như nhau và vẫn giữ nguyên quy định về áp dụng văn bản pháp luật: do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản sau
     
    Vậy nếu, sau này có một luật chuyên ngành nào đó, quy định những quy định riêng biệt, trái với nguyên tắc dân sự, thì sẽ áp dụng luật nào? 

    Theo tôi thì luật ra đời sau nếu vi phạm Điều 3 của BLDS thì sẽ áp dụng BLDS vì đó là Luật chung, còn cùng một vấn đề mà Luật ra đời sau quy định khác đi nhưng không vi phạm Điều 3 thì đương nhiên có giá trị áp dụng. (có thể về mặt chữ nghĩa thì Luật BHVBQPPL dễ làm cho chúng ta có thể hiểu theo hướng là cứ ra đời sau thì sẽ được áp dụng kể cả nó vi phạm các quy định của luật chung. Nhưng tôi nghĩ cái này không phải là cái đích của nhà làm luật muốn hướng tới)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungtranvo vì bài viết hữu ích
    bankhlbvn (28/02/2018)
  • #420181   30/03/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Cãi về việc này thì mệt lắm  ! Vì sao ? Vì lỗi ở các nhà làm Luật ! Lỗi gì ? Lỗi khi xây dựng, ban hành Văn bản qui phạm pháp luật đã không thực hiện đúng nguyên tắc  "bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản qui phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật", nói cho dễ hiểu thì nguyên tắc này đòi hỏi 1 Văn bản qui phạm pháp luật ra đời không được "chỏi" với Hiến pháp và các Văn bản qui phạm pháp luật đã có trước nó và đang còn hiệu lực. Thật đáng tiếc, do trình độ làm luật của các nhà làm luật của ta còn hạn chế, cho nên nhiều khi các Văn bản qui phạm pháp luật "chỏi" nhau rầm rầm, vậy mới có câu "án dân sự xử sao cũng được".

    Luật BHVBQPPL 2015 cũng có sự tự mâu thuẫn : khoản 2 điều 156 qui định "trong trường hợp các văn bản qui phạm pháp luật có qui định khác nhau về một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn", liền đó khoản 3 lại qui định "trong trường hợp các VBQPPL do cùng 1 cơ quan ban hành có qui định khác nhau về cùng 1 vấn đề thì áp dụng qui định của VBQPPL ban hành sau". Ai từng học luật cũng đều được dạy, tuy không có qui định cụ thể nhưng thứ tự trong hệ thống VBQPPL được qui định tại Luật BHVBQPPL chính là thứ tự hiệu lực pháp lý cao, thấp, theo đó thì Hiến Pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, kế tiếp là Bộ luật => Luật => Nghị quyết của quốc hội (tuy chung khoản nhưng Bộ luật xếp trước Luật..) ..v..v... Vậy giả sử Luật đất đai  là Luật có sau và "chỏi" với Bộ luật dân sự về cùng 1 vấn đề thì áp dụng khoản 2 điều 156 nêu trên phải áp dụng Bộ luật dân sự vì có hiệu lực pháp lý cao hơn, tuy nhiên theo khoản 3 điều 156 thì do cả 2 VBQPPL này đều do cùng 1 Cơ quan là Quốc hội ban hành do đó phải áp dụng cái ban hành sau là Luật đất đai ! Đó chính là MÂU THUẪN.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 30/03/2016 06:12:37 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    Leeshin16 (21/08/2019) Thanhtunglewyer (05/12/2019)
  • #525976   21/08/2019

    Câu trả lời hay

    Nhất trí
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Leeshin16 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/08/2019)