Áp dụng biện pháp khắc phục hậu khi hết hạn xử lý vi phạm hành chính về thủ tục thuế

Chủ đề   RSS   
  • #592838 27/10/2022

    ngoclua1001

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/08/2022
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 16 lần


    Áp dụng biện pháp khắc phục hậu khi hết hạn xử lý vi phạm hành chính về thủ tục thuế

    Căn cứ khoản 1 Điều 6 Điều Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung bởi điểm a Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính về thuế sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

    “Điều 8. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế

    2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế

    a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

    Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:

    Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.

    Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.”

    Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thủ tục thuế sẽ là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

    Căn cứ điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020:

    “Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

    1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:

    c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;

    2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
    Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
    Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.”.”

    Theo đó, đối với những hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế đã hết thời hiệu xử phạt thì người có thẩm quyền vẫn phải ra quyết định tịch áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

    Đồng thời, việc áp dụng này phải được lập thành văn bản ghi rõ hình thức biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng và lí do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

     
    259 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594386   28/11/2022

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Áp dụng biện pháp khắc phục hậu khi hết hạn xử lý vi phạm hành chính về thủ tục thuế

    Cảm ơn bài viết vô cùng hữu ích của tác giả. Theo đó, nếu hết thời hạn xử lý vi phạm hành chính thì dù không thể ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính nhưng người có thẩm quyền vẫn có thể ra Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020, bao gồm:

    1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

    2. Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

    3. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

    4. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;

    5. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

    6. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

    7. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

    8. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

    9. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

    10. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn banhquecute vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/11/2022)
  • #594418   28/11/2022

    Áp dụng biện pháp khắc phục hậu khi hết hạn xử lý vi phạm hành chính về thủ tục thuế

    Cám ơn bài trình bày của tác giả đã đem đến cho người một thông tin rất hữu ích, người đọc cũng cần chú ý hơn về vấn đề trên rất thiết thực trong đời sống thực tế của mỗi người, và qua đó, người đọc cũng cần chú ý hơn đến các vấn đề đóng thuế, nộp thuế đúng thời hạn của mình.

     
    Báo quản trị |