1, Chủ thể của luật hành chính chỉ bao gồm chính quyền quyền lực nhà nước
Chính quyền quyền lực nhà nước là chưa rỏ ý. Nếu là chính quyền và các cơ quan quyền lực nhà nước thì câu trên không đúng.
Các cơ quan quyền lực nhà nước : quốc hội, HĐND lkhông thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Hành Chính
2, Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ giữa nhà nước và nhân dân
Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự
Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy thì giữa 2 cá nhân với nhau cũng có thể có quan hệ dân sự, không bắt buộc mọi trường hợp phải có nhà nước tham gia trong quan hệ dân sự. Ví dụ : mua bán, vay mượn…
3, yếu tố lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của tội phạm.
Người vi phạm đã nhận thức rỏ hành vi của mình là không đúng nhưng vẫn thực hiện, dù có thể có sự lựa chọn khác nên đó là một trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của tôi phạm
4, Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật .
Ví dụ :Theo luật xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy hành vi trái pháp luật (hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật), phải được quy định là “bị xử phạt” thì mới là vi phạm pháp luật.
Nếu người thực hiện không có năng lực hành vi,chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm, trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng thì pháp luật quy định không “bị xử phạt” nên không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật + có quy địn phải bị xử phạt.
5, Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội .
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
|