Bạn Vuongquocsao than men! Toi xin chia sẻ những thắc mắc của bạn về quy định
của pháp luật hình sự nước ta trong tình huống mà bạn đã đề cập như sau:
1. Căn cứ vào điều 8 khoản 3 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết
người, Giải thích?
Khoản 3 Điều 8 BLHS quy định: " Tôi phạm ít nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm
gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình đối với tội ấy
là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất
lớn cho xã hội mà khung hình phạt cao nhất đối với tội ấy là đến mười lăm năm
tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm
năm tù, tù chung thân hoặc tử hình."
Trong quy định về Tội giết người tại Điều 93 BLHS có quy định về khung hình
phạt (hình phạt chính) như sau:
- K1 Đ93 "...phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc
tử hình..."
- K2Đ93: "Phạm tội không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mười lăm năm."
Như vậy, căn cứ vào Khoản 3 Điều 8 BLHS để phân loại tội phạm đối với tội giết
người (Điều 93 BLHS) (trong trường hợp này là phân loại căn cứ vào tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội), chúng ta có thể xác
định được: Những hành vi cấu thành tội giết người được quy định tại Khoản 1
Điều 93 BLHS thuộc vào loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Những hành vi cấu
thành tội giết người được quy định tại Khoản 2 Điều 93 BLHS thuộc vào loại
tội phạm rất nghiêm trọng.
2. Hành vi của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích?
Trong trường hợp này, hành vi của A thuộc giai đoạn phạm tội đã đạt và đã
hoàn thành.
Vì A đã cố ý thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, từ khi
có ý định giết B, chuẩn bị dao (chuẩn bị công cụ, phương tiện),
rủ B đi chơi đến chỗ vắng (tạo ra các điều kiện khác) để (thực hiện tội
phạm) rút dao đâm B 03 liền nhát, tưởng B chết nên A mới bỏ đi (đạt
được mục đích tước đoạt tính mạng của B).
Trong quá trình thực hiện tội phạm, không có tình tiết nào cho thấy A có hành
vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19 BLHS) hoặc phải chấm dứt việc
phạm tội do yếu tố khách quan mang lại (Điều 18 BLHS).
3. Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ
án?
- Đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này là tính
mạng của B được pháp luật Hình sự bảo vệ.
- Công cụ phạm tội trong vụ án này chính là con...dao đó.
4. Giả sử rằng A mới đâm B một nhát. Thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ
quá bỏ đị không tiếp tục đâm B đén chết. B bị thương tích với tỉ lệ thương tật
lá 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích?
Ngay từ đầu A đã có ý định giết B và đã chuẩn bị rất kỹ càng về công
cụ, điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi phạm tội nhằm tước đoạt
tính mạng của B một cách trái pháp luật. Nhưng mới đâm B 1 nhát thấy bị
thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết .
Các yếu tố cấu thành nên tội giết người theo quy định tại Điều
93 BLHS không xem hậu quả chết người xảy ra là tình tiết bắt buộc
phải có.
Như vậy, theo quan điểm của tôi (vì câu hỏi này có thể có ý kiến khác) A
vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 93
BLHS (mặc dù B mới bị thương mà chưa chết) vì mục đích phạm tội của A đã hoàn
thành ngay sau khi A rút dao đâm vào người B mà ko cần biết là A phải
đâm bao nhiêu nhát và B có chết hay ko (vì bị đâm nhiều nhát chưa chắc đã chết,
và chỉ bị đâm một nhát cũng chưa chắc đã sống).
5. Giả sử rằng A đâm B liền ba nhát. Tưởng ràng B chết, A bỏ đi. Do
được phát hiện và cấp xứu kịp thời. B đã được cứu sống. Tòa án tuyên hình phạt
đối vói A là 13 năm tù. Tòa án quyết định hình phạt có đúng không? Giải thích?
- Như đã phân tích ở câu 4. Còn việc Tòa án tuyên mức hình phạt đối với A
là 13 năm tù (ở đây tôi hiểu nếu là với tội danh giết người theo quy định
tại Điều 93BLHS thì Tòa đã đúng về mặt quyết định tội danh) còn Tòa có đúng hay
không về mặt quyết định hình phạt thì còn phải căn cứ vào các tình tiết khác
liên quan đến nội dung vụ án, đặc biệt là tình trạng nhân thân người phạm
tội...mà không thấy bạn đề cập đến trong tình huống này.
6. Giả sử rằng A là người nước ngoài, A đang là nhân viên làm thuê cho một công
ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, A
có bị xử lí theo pháp luật Việt Nam
không? Giải thích?
Theo quy định tại Điều 5 BLHS về Hiệu lực của BLHSVN theo lãnh thổ
thì BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội xảy ra
trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Như vậy, Nếu A là người nước ngoài, có hành vi phạm tội theo quy định
của BLHSVN thì sẽ bị xử lý theo Khoản 2 Điều 5 của BLHSVN.
Chào thân ái!
Nếu A là người nước ngoài, có hành vi phạm tội theo quy định của
BLHSVN thì sẽ bị xử lý theo Khoản 2 Điều 5 của BLHSVN.