Chào bạn
Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất: Về tử hình có được xem là án tích hay không
Án Tích là việc người đã bị kết án (hình sự) và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án.
- Sau khi thi hành bản án hình sự 1 thời gian nhất định thì người bị kết án được mặc nhiên xoá án tích hoặc được toà án cấp chứng nhận xoá án tích.
Xoá Án tích – có 3 trường hợp sau:
a) Mặc nhiên được xoá án tích:
- Người được miễn hình phạt.
- Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật hình sự (áp dụng với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội ác chiến tranh), nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
+ Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được
hưởng án treo;
+ Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
+ Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
+ Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
b) Xoá án tích theo quyết định của Toà án
- Toà án quyết định việc xoá án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
+ Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
+ Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.
c) Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt
- Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được Toà án xoá án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định.
Như vậy, tử hình không có án tích.
Thứ hai: Việc người thân có người có án tích có ảnh hưởng đến kết nạp đảng hay không
Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra
- Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, về mặt luật thì không có ảnh hưởng gì đến việc kết nạp đảng. Tuy nhiên về mặt thực tế thì ít nhiều ảnh hưởng.
Trên đây là một vài trao đổi với bạn.
Trân trọng!
Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.
Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: http://lamchuphapluat.vn/
Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/