"Ăn không nói có" nghĩa là gì? Lợi dụng MXH để vu khống người khác bị phạt hành chính bao nhiêu?

Chủ đề   RSS   
  • #610986 26/04/2024

    "Ăn không nói có" nghĩa là gì? Lợi dụng MXH để vu khống người khác bị phạt hành chính bao nhiêu?

    "Ăn không nói có" nghĩa là gì? Hành vi lợi dụng mạng xã hội để vu khống người khác sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

    (1) "Ăn không nói có" nghĩa là gì?

    Ngôn ngữ chính là phương tiện giúp con người thực hiện các hoạt giao tiếp. Không có ngôn ngữ, nhất định sẽ không có văn mình. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đời sống thường ngày gọi là lời ăn tiếng nói.

    Khi nói về việc học ăn, học nói; thành ngữ Việt Nam có nhiều câu rất thú vị. Qua những nhận xét sâu sắc, hóm hỉnh, ta thấy cha ông ta quan niệm rằng lời ăn tiếng nói không chỉ là hành động của mỗi cá nhân mà nó còn là những hành vi mang tính xã hội, bộc lộ nhân cách của mỗi con người.

    Thành ngữ "Ăn không nói có" có nghĩa là hành vi bịa đặt, dựng nên những chuyện không có, biến nó thành sự thật để người khác tin vào mục đích là để vu khống, đặt điều cho người khác.

    Trong cụm từ này:

    • "Ăn không" có nghĩa là nhận lấy thứ gì đó mà không có công sức đóng góp hay không xứng đáng.

    • "Nói có" mang ý nghĩa là tạo ra lời nói hoặc câu chuyện không có thật, thường là để hạ uy tín của người khác.

    Khi kết hợp lại, "Ăn không nói có" ám chỉ việc ai đó tạo ra những lời đồn đại hoặc vu khống không dựa trên sự thật, thể hiện một hành vi không đạo đức và thiếu trung thực. Thành ngữ này cũng thường được dùng để mô tả những người hay bịa chuyện, nói dối mà không cần suy nghĩ về hậu quả

    Nói chung, thành ngữ "Ăn không nói có" phản ánh một phần của văn hóa và quan điểm xã hội trong việc lên án những hành vi không lành mạnh trong giao tiếp và mối quan hệ giữa mọi người.

    Đây là những hành vi không được chấp nhận trong xã hội. Chúng liên quan đến việc tạo ra những thông tin sai lệch hoặc cáo buộc không có cơ sở về người khác, thường với mục đích làm hại danh dự hoặc uy tín của họ. Đây là những hành động có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và thậm chí là vi phạm pháp luật. Mọi người nên hành xử một cách trung thực và tôn trọng sự thật.

    (2) Lợi dụng mạng xã hội để vu khống người khác bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

    Căn cứ Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

    - Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

    - Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

    - Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

    - Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

    - Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

    - Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

    - Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

    - Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

    Về biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

    Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Như vậy, hành vi lợi dụng mạng xã hội để vu khống người khác bị phạt hành chính với số tiền như sau:

    - Mức phạt đối với tổ chức vi phạm: Từ 10 - 20 triệu đồng.

    - Mức phạt đối với cá nhân vi phạm: Từ 5 - 10 triệu đồng.

    Bên cạnh đó, còn phải thực hiện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin vu khống người khác trên mạng xã hội.

    Vậy, câu thành ngữ "Ăn không nói có" nghĩa là hành vi bịa đặt, dựng nên những chuyện không có, biến nó thành sự thật để người khác tin vào mục đích là để vu khống, đặt điều cho người khác.

    Hành vi lợi dụng mạng xã hội để vu khống người khác bị phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20 triệu đối với tổ chức vi phạm, cao nhất 10 triệu đối với cá nhân vi phạm.

     
    1927 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận