Án hình sự: Chưa có hướng dẫn, vẫn xử được!

Chủ đề   RSS   
  • #133624 23/09/2011

    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Án hình sự: Chưa có hướng dẫn, vẫn xử được!

    Án hình sự: Chưa có hướng dẫn, vẫn xử được!
    Khi chưa có giải thích, hướng dẫn chính thức thì cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng cần tham khảo giải thích, hướng dẫn không chính thức để tự quyết định.

    Mới đây, báo Pháp Luật TP.HCM có bài “Mua bán phim sex: Bao nhiêu mới bị tội?”, phản ánh một vướng mắc phổ biến trong thực tiễn xét xử án truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là tính định lượng ra sao để định tội, định khung hình phạt? Luật không quy định, hướng dẫn không có nên các cơ quan tố tụng thường lúng túng.

    Đây không phải là lần đầu các cơ quan tố tụng lúng túng khi xác định vật phạm pháp có số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn trong tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Tuy nhiên, dù có tranh cãi hay băn khoăn gì thì cuối cùng, các cơ quan tố tụng vẫn điều tra, truy tố, xét xử. Thực tiễn chưa có vụ nào mà tòa tuyên bố bị cáo không phạm tội chỉ vì chưa có hướng dẫn cả.

    Hướng dẫn: “Vị cứu tinh” cần thiết

    Căn cứ vào đâu các cơ quan tố tụng làm được như vậy? Trước hết cần phải thấy không chỉ đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy mà còn nhiều tội phạm khác trong BLHS có dấu hiệu định tội, định khung hình phạt là gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; hàng phạm pháp có số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn; thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn... nhưng các dấu hiệu này đều chưa được giải thích, hướng dẫn.

    Thẩm quyền giải thích luật chính thức thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nhưng cho đến nay, chưa có văn bản giải thích nào của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về BLHS cả. Các cơ quan tố tụng theo chức năng, nhiệm vụ của mình đã ban hành nghị quyết, thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS chứ chưa có hướng dẫn tất cả các điều của BLHS. Nội dung của các văn bản hướng dẫn này lại mang nặng tính “giải thích luật” nên không ít trường hợp xảy ra tranh cãi, nhất là đối với các dấu hiệu là tình tiết định tội, định khung hình phạt. Dù vậy, trong khi chưa có văn bản giải thích chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì nghị quyết, thông tư đã có tác dụng như là một “vị cứu tinh” của các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng.

    09/22/12-chot.jpg">

    Ba nhà quản lý trang web đen lãnh án tù về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Ảnh: DH

    Nhưng chưa có thì vẫn xử được!

    Vậy các trường hợp BLHS quy định mà chưa có nghị quyết, thông tư hướng dẫn thì làm sao?

    Có một nguyên tắc mà ít ai quan tâm là: Khi một quy định của pháp luật không có giải thích hoặc hướng dẫn cụ thể, cơ quan tố tụng có quyền hiểu, áp dụng pháp luật một cách độc lập và chịu trách nhiệm về việc đó. Nếu cơ quan điều tra, VKS và tòa án đều hiểu, áp dụng giống nhau thì không có lý do gì để kết luận cách hiểu đó là sai, là đánh giá cá nhân, cảm tính. Nếu cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng không thống nhất với nhau về việc hiểu và áp dụng pháp luật thì mới cần phải trao đổi. Trong quá trình trao đổi, nếu cuối cùng vẫn không thống nhất thì lúc đó mới áp dụng nguyên tắc mỗi cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng tự quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

    Trong vụ án cụ thể mà báo nêu, đúng là chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức mua bán bao nhiêu đĩa phim sex thì phạm tội, bao nhiêu thì bị xử theo khoản 2, khoản 3 Điều 253 BLHS. Khi chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức thì cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng cần tham khảo giải thích hoặc hướng dẫn không chính thức. Đó chính là các giải thích, hướng dẫn tạm thời của cơ quan tố tụng, giải thích khoa học của các chuyên gia pháp luật, các nhà khoa học pháp lý được thể hiện trong các bài viết, cuốn sách... và các nguồn khác.

    Như vậy, Công văn 988 của VKSND Tối cao gửi Bộ Công an, TAND Tối cao dự kiến hướng dẫn cách tính định lượng vật phạm pháp có số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn trong tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cũng là một nguồn tham khảo. Thực tiễn xét xử, các tòa cũng đã đồng ý với đề xuất này của VKSND Tối cao về số lượng vật phạm pháp.

    Việc các cơ quan có thẩm quyền chưa giải thích, hướng dẫn các quy định của BLHS về những vấn đề còn hiểu khác nhau là một thực tế. Đây cũng là hạn chế, nếu không nói là yếu kém; cần phải tiếp tục khắc phục. Còn nhớ, ngay sau khi BLHS 1999 được Quốc hội sửa đổi, bổ sung, Bộ Tư pháp đã tổ chức một cuộc họp mời các cơ quan tố tụng và một số cơ quan, ban ngành liên quan bàn biện pháp xây dựng thông tư liên tịch hướng dẫn. Tại cuộc họp này, có đại biểu thay mặt “Viện khoa học” của ngành mình nhận sẽ chủ biên bốn đến năm thông tư liên tịch nhưng cho đến nay đã hơn hai năm mà chưa thấy có một thông tư nào ra đời cả.

    Đúng là có hướng dẫn thì dễ hơn cho các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng nhưng không vì thế mà cho rằng chưa có thì phải ngồi chờ hướng dẫn mới giải quyết được. Bởi lẽ các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các phán quyết của mình; không phải cái gì cũng cần hướng dẫn mới xử được.

    Tòa băn khoăn, phải hoãn xử

    TAND TP.HCM vừa tuyên hoãn xử một vụ truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và sản xuất, mua bán hàng cấm để có thêm thời gian nghiên cứu vì chưa biết tính định lượng hàng phạm pháp ra sao.

    Theo hồ sơ, trước đây công an triệt phá được đường dây sản xuất, mua bán đĩa phim sex, đĩa ca nhạc có nội dung cấm, phản động... của Mã Vĩ Hùng. Khi truy tố, VKSND TP.HCM xác định trong bốn bị cáo, người sản xuất, buôn bán ít nhất là 730 đĩa DVD, người cao nhất là hơn 5.000 đĩa. Từ đó, VKS cho rằng cả bốn bị cáo đều phạm tội với số lượng đặc biệt lớn, là tình tiết định khung tăng nặng của các tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (khoản 3 Điều 155 BLHS) và truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (khoản 3 Điều 253 BLHS).

    Tại phiên tòa, các luật sư bào chữa lập luận rằng hiện nay BLHS cũng như các văn bản dưới luật chưa hề xác định vật phạm pháp là bao nhiêu thì được xem là số lượng đặc biệt lớn. Vì vậy, việc VKS truy tố các bị cáo với tình tiết định khung tăng nặng này là không có căn cứ pháp lý, chỉ là đánh giá cá nhân, cảm tính...

    ĐINH VĂN QUẾ, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao
    Theo Pháp luật TP. HCM Online

    Ông Đinh Văn Quế đã cắt bỏ một vế quan trọng trong một điều luật khi nói rằng khi một quy định của pháp luật không có giải thích hoặc hướng dẫn cụ thể, cơ quan tố tụng có quyền hiểu, áp dụng pháp luật một cách độc lập và chịu trách nhiệm về việc đó. Nếu áp dụng theo "nguyên tắc" này thì vô hình trung chúng ta đang áp dụng án lệ hình sự. Ngoài tính độc lập trong xét xử của thẩm phán, thẩm phán còn phải giải quyết vụ án trong sự tuân thủ pháp luật nữa. Kể từ BLHS năm 1985, pháp luật hình sự đã chính thức bỏ nguyên tắc áp dụng tương tự trong lĩnh vực hình sự được quy định tại điều 2 BLHS 1985 và BLHS 1999. Ðiều 2 BLHS 1985 quy định: Chỉ người nào phạm một tội đã được Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Ðiều 2 BLHS 1999 quy định: Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Qua đó, chúng ta thấy rằng khái niệm "luật hình sự" có nội hàm rộng hơn nhiều so với khái niệm "BLHS" trong hai điều văn nêu trên.  

    Mỗi (nhóm) tội phạm có tính chất, bản chất khác nhau cho nên cách tính định lượng vật phạm pháp ở tội này đưa qua áp dụng cho tội khác là không hợp lý. Tội phạm và hình phạt là một cặp chế định có quan hệ hữu cơ không thể tách rời nhau. Việc luận tội bị can/bị cáo thành công thì phải có một mức hình phạt xác định cụ thể trên cơ sở định lượng vật phạm pháp một cách khoa học để áp dụng cho tội phạm đó. Ngược lại, hình phạt áp dụng cho một người chỉ khi nào họ phạm một tội được quy định trong BLHS. Do vậy, trong trường hợp không định lượng được "thành phẩm" của tội phạm thì không thể luận tội, xét xử bị người phạm tội được. Ngoài ra, cần phải áp dụng nguyên tắc suy đoán có lợi, vô tội cho người phạm tội. Tòa án nhân dân tối cao, các cơ quan tiến hành tố tụng khác hoàn toàn có đủ thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn việc áp dụng BLHS một cách có khoa học mà không nhất thiết chờ UBTVQH giải thích luật.

    Cũng theo ý kiến của tác giả bài viết, nếu cơ quan điều tra, VKS và tòa án đều hiểu, áp dụng giống nhau thì không có lý do gì để kết luận cách hiểu đó là sai, là đánh giá cá nhân, cảm tính. Cơ quan điều tra, VKS và tòa án là những ai? Phải chăng, suy cho cùng, đó là những cán bộ tiến hành tố tụng thay mặt và đại diện cho nhà nước luận tội, xét xử, kết án một công dân hay không? Khi đã là cá nhân thì lấy gì đảm bảo rằng các quyết định, hành vi tố tụng của họ là không sai, không cảm tính? Trong khi chưa có hướng dẫn chính thức bằng văn bản quy phạm pháp luật, việc ba cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất đường lối truy tố, xét xử một tội phạm dựa trên một căn cứ có tính pháp lý lỏng lẻo là công văn thì rất nguy hiểm cho người phạm tội. Nhỡ sau này, UBTVQH giải thích điều luật theo một hướng khác thì sao? Đó là chưa kể tại thời điểm áp dụng công văn để giải quyết vụ án hình sự, các ngành hữu quan thấy như vậy là đúng, nhưng một thời gian sau lại thấy hướng dẫn như thế là không thỏa đáng rồi ra công văn hướng dẫn lại thì sao? Như vậy, khả năng gây ra oan sai cho người phạm tội là hoàn toàn có thể xảy ra trong khi các điều luật hình sự vẫn còn nguyên hiệu lực thi hành. Cách tính định lượng vật phạm pháp trong vụ án nêu trong bài báo cần được tính theo phương pháp khoa học. Tính như theo công văn như trên cũng rất mang tính cảm tính.

    Cập nhật bởi quoctranllc ngày 23/09/2011 07:38:41 CH

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    7835 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quoctranllc vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (26/09/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #133758   24/09/2011

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!
    Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của bạn. Vì luật sư mà nêu quan điểm trong vụ án trên là Luật sư Phạm Công Út bào chữa cho bị cáo Nguyễn Minh Tuấn trong vụ án này.
    Luật sư Út tại phiên tòa đã nói thẳng là: "đề nghị Viện kiểm sát tranh luận thẳng thắn để làm rõ và ngăn chặn việc kết tội mang tính cảm tính mà các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng từ trước đến nay..."
    Nhưng Viện kiểm sát không tranh luận mà chỉ nói là căn cứ vào hậu quả và theo ý chí chủ quan cá nhân của đại diện viện kiểm sát...
    Tham khảo: http://phamnghiem.com.vn/vn/Tin-Tuc/XDWNDB023211/OCDCPN025226/

    Pháp luật thì không thể áp dụng một cách chủ quan và tùy tiện được.

    Bạn có thể tham khảo công văn 988 tại đây: http://phamnghiem.com.vn/vn/van-ban/VOQSNO084209/ZMRZVC021555/NKUUAU021804/

    Và các công văn trả lời của các ban ngành: http://phamnghiem.com.vn/vn/van-ban/VOQSNO084209/ZMRZVC021555/

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    quoctranllc (24/09/2011) Maiphuong5 (26/09/2011)
  • #134209   26/09/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào cả nhà,

    Sau khi đọc bài viết của tác giả Đinh Văn Quế đăng trên báo Pháp luật TPHCM Online ngày 22/9/2011, ngày ngày hôm sau tôi đã gửi ý kiến phản hồi của tôi đến báo này nhưng đến nay vẫn không thấy phản hồi. Vì vậy, hôm nay, tôi post bài viết của mình lên đây để mọi người tham khảo.

    TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 9 năm 2011
     
     
    Kính gửi: - Tòa soạn Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (Pháp luật TPHCM Online)
     
    (V/v: Ý kiến phản hồi về bài báo của tác giả Đinh Văn Quế)
     
     
     
    Xin phép tự giới thiệu:
    Tôi là: Luật sư Cao Sỹ Nghị - thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM
    Công tác tại: Văn phòng luật sư CAO
    Địa chỉ: 101 Đào Duy Anh, P.9, Phú Nhuận, TP.HCM
    ĐT: 0908.133.564
     
    Nhân đọc tin đăng trên Quý Báo, tôi mạn phép gửi đến Quý Báo ý kiến cá nhân như sau:
     
    Báo Pháp luật TPHCM Online số ra ngày 08/9/2011 có bài viết mang tựa đề “Mua bán phim sex: Bao nhiêu mới bị tội?”. Liên quan đến bài này, có bài viết của tác giả Đinh Văn Quế - nguyên Chánh án Tòa hình sự TANDTC, trong đó nêu ý kiến vẫn xét xử được. Tuy nhiên, thôi thấy, việc làm như vậy có thể mang lại những hậu quả lớn, có lẽ rất khó khắc phục với các lý do như sau:
     
    - Thứ nhất: Tác giả nêu áp dụng nguyên tắc “… người tiến hành tố tụng tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình” khi không có thông tư, giải thích hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, nếu áp dụng như vậy thì khó tránh khỏi việc mỗi người (kể cả các thẩm phán) sẽ quyết định một kiểu vì không có căn cứ rõ ràng, chính thức và hệ quả là nguyên tắc áp dụng thống nhất của pháp luật bị vi phạm.
     
    - Thứ hai: Hoàn toàn đồng ý với ý kiến tác giả là giải thích luật chính thức thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng Cơ quan này chưa có giải thích về BLHS nên các cơ quan, tổ chức chức năng đã đưa ra những giải thích luật của mình, trong đó chủ yếu là Tòa án, Viện kiểm sát, Công an,... Ngay việc làm này, ít nhiều cũng chứa đựng những yếu tố không ổn vì các cơ quan này (kể cả Tòa án – người xét xử) cũng chính là phía buộc tội theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Vì vậy, trong chừng mực nhất định, tính khách quan sẽ bị ảnh hưởng.
     
    - Thứ ba: Công văn 988 được ban hành từ tháng 5/2002, đến nay đã hơn chín năm mà chưa được phản hồi cho thấy các cơ quan có liên quan ít có sự đồng thuận đối với nó. Như vậy việc áp dụng như một quy định chung là khiên cưỡng.
     
    - Thứ tư: Việc căn cứ vào công văn để buộc tội sẽ đưa đến tiền lệ khó lường là trước khi quyết định, các cơ quan này ban hành công văn như trường hợp đã nêu, rồi chính họ sẽ căn cứ vào đó để buộc tội. Đây là điều hết sức nguy hiểm.
     
    - Thứ năm: Thông thường, tuổi thọ của một công văn rất ngắn nên không thể áp dụng mang tính lâu dài. Hơn nữa, không thiếu trường hợp, chính cơ quan, tổ chức cũng ban hành công văn với nội dung khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn nhau. Như vậy, căn cứ đã thiếu thống nhất, không ổn định thì phương án áp dụng như tác giả nêu là cần hết sức cân nhắc.
     
    - Thứ sáu: Thực tế hoạt động tố tụng cho thấy, không thiếu trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng có được sự tùy nghi lớn thì việc áp dụng sẽ gây những bất lợi đối với bị can, bị cáo trong mức độ nhất định. Theo tôi đánh giá, trong các trường hợp như vậy, luật sư khi tham với vai trò người bào chữa (gỡ tội) sẽ rất khó để đồng ý với những bất lợi cho thân chủ của mình, kể cả phương án đã nêu. Thực tế tại phiên tòa như Báo Pháp luật đăng cũng đã xảy ra đúng như vậy.
     
    Trên đây là những ý kiến cá nhân mang tính xây dựng với chủ đề của bài báo, kính đề nghị Quý Báo tham khảo.
     
    Trân trọng kính chào!
     
     
     
     
    Luật sự Cao Sỹ Nghị

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    quoctranllc (26/09/2011) Maiphuong5 (26/09/2011)