Án "hiếp dâm người chết" có sai lý luận hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #206225 09/08/2012

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    Án "hiếp dâm người chết" có sai lý luận hay không?

    Tại Bộ luật Hình sự 1999, điều 111 - Tội hiếp dâm, điều 112 Tội hiếp dâm trẻ em. Như vậy, nạn nhân ở đây phải là người (chủ thể còn sống). Tuy nhiên, trên thực tế xét xử Toà án vẫn đưa "chủ thể không còn sống" vào bản án Hiếp dâm. Ví dụ: A giết B, sau khi B chết thì A giao cấu với B. Toà xử A ở hai tội danh là Giết người và hiếp dâm. Tuy nhiên, B đã chết thì không phải là "chủ thể" trong tội danh này được mà phải quy A vào tội Xâm phạm thi thể người khác theo điều 246 mới đúng lý luận.

    Có nhiều quan điểm cho rằng, nếu xử A theo tội danh ở điều 246 nó sẽ không đánh giá đúng tính nguy hiểm mà A gây ra.
     
    Tuy nhiên, chúng ta cần phải thượng tôn pháp luật, xử án đúng với quy định của pháp luật hiện hành; còn câu chuyện thực tiễn không hợp lý thì có thể kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật cho phù hợp với đời sống xã hội.
     
    Đó là ý kiến ở khía cạnh chủ quan của tôi, rất mong sự góp ý của CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT để tôi, bạn và chúng ta có một góc nhìn khách quan và chuẩn xác nhất.
     
    Xin trích dẫn một vài vụ án làm cơ sở thảo luận
    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 09/08/2012 01:03:54 CH
     
    11844 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    admin (18/08/2012) KhacDuy25 (13/08/2012) ThanhLongLS (09/08/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #206262   09/08/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mình thì có ý kiến như thế này.

    Nếu miễn cưỡng ghép hành vi giết xong hiếp vào tội hiếp dâm thì vẫn được. Nếu có căn cứ chứng minh việc hung thủ giết nạn nhân để hiếp. 

    Vì có thể xác định đấy cũng là một trong các dấu hiệu cấu thành tội phạm là dùng vũ lực (giết) giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân (làm cho nạn nhân không còn phản kháng). 

    Còn nếu không có căn cứ chứng minh giết để hiếp, mà hung thủ khai giết để cướp, sau đó mới nổi lòng dâm lên và hiếp thì đúng thật không thể ghép vào tội hiếp dâm được.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #206375   09/08/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    nguyenvantongnvt viết:

    Chào các bạn !

    Điều 111 quy định hiếp dâm là " dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ". Vậy nạn nhân phải là người còn sống phải không ? Thưa là không phải.

    Đã là con người thì dù sống hay chết đều được pháp luật bảo vệ thân thể cả, bởi lẽ không chỉ phải bảo vệ người đó mà pháp luật còn bảo vệ trật tự, đạo đức xã hội nữa. Tội hiếp dâm không quy định nạn nhân phải còn sống vào thời điểm bị hiếp dâm.

    Đôi điều chia sẽ !

     

    Thưa LS, Điều 111 quy định việc giao cấu đó phải trái với ý muốn của nạn nhân như LS đã dẫn. Nếu người ta đã chết rồi thì có còn ý muốn nữa không mà trái để khép vào tội hiếp dâm đây LS?

    Đúng như LS nói là "Đã là con người thì dù sống hay chết đều được pháp luật bảo vệ thân thể cả, bởi lẽ không chỉ phải bảo vệ người đó mà pháp luật còn bảo vệ trật tự, đạo đức xã hội nữa". Nhưng việc đó không có nghĩa là giao cấu với người chết thì cũng như giao cấu với người sống thưa LS, nếu cứ nghĩ cái nào cũng được bảo vệ rồi suy ra cái nào cũng như nhau thì tội lỗi quá. Dám có người đánh vào xác chết thì LS sẽ định tội "Cố ý gây thương tích" quá, tất nhiên không nói đến chuyện sai lầm ở đây.

    Vậy thôi, gởi LS bài viết đọc giải trí http://vtc.vn/7-320080/phap-luat/khong-the-dinh-toi-doi-tuong-giao-cau-voi-xac-chet.htm

     

     
    Báo quản trị |  
  • #206451   10/08/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Đọc điều luật 111 thì một người bình thường cũng hiểu rằng đối tượng bị hiếp dâm phải là người còn sống. Đoạn "Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ". Đối với người chết thì người phạm tội chẳng cần dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực làm gì và người chết thì cũng không có ý muốn (theo đúng nghĩa đen). Hơn nữa nếu hiểu như Luật sư Tòng thì ở tội cướp (có nội dung cấu thành điều luật tương tự) sẽ phát sinh tình huống là xử tội cướp "người đã chết". Đây là điều vô lý và mâu thuẫn với các điều luật khác.

    Đúng như thế, luật chưa bao giờ xử một người phạm tội hiếp dâm "một bộ xương người chết" cả. Thế nhưng tại sao tòa lại xử tội hiếp dâm trong các tình huống này.

    Trong các vụ án trên, ta thấy rằng hành vi phạm tội là một chuỗi hành vi (tấn công, giết, cướp, hiếp, xóa dấu vết hiện trường) có giai đoạn bắt đầu và kết thúc. Thực tiễn xét xử cho thấy, do yêu cầu nghiêm trị các tội phạm như thế, chỉ cần có bằng chứng là nạn nhân vẫn còn sống ở tại bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn đó là tòa đều có thể xét xử người phạm tội về các tội cướp, giết, hiếp.

    Việc bào chữa cho bị cáo thoát khỏi các tội danh trên chỉ có thể thành công nếu luật sư đưa ra được các bằng chứng vững chắc về việc nạn nhân đã chắc chắn chết trước khi bị cáo thực hiện hành vi phạm tội (cướp, giết, hiếp). Nhưng đối với những vụ án trên thì điều này là cực kỳ khó bởi vì các hành vi phạm tội được thực hiện quá gần nhau (làm sao có thể chắc chắn rằng nạn nhân đã chết trước khi bị hiếp). Ở đây vấn đề chứng minh bị cáo không phạm tội hiếp dâm, trên thực tế, đã bị đẩy về phía bị cáo chứ không phải bên viện kiểm soát điều tra như thông thường.

    Theo mình quan điểm xét xử của tòa là hoàn toàn có thể chấp nhận được, còn báo chí thì có lẽ do không hiểu hoặc cố ý đặt các tít bài kêu to như thế để câu khách.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #206456   10/08/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào anh Hải, em rất thích cách suy luận của anh, nhưng riêng vấn đề này e lại thấy không ổn lắm

    Unjustice viết:

    Thực tiễn xét xử cho thấy, do yêu cầu nghiêm trị các tội phạm như thế, chỉ cần có bằng chứng là nạn nhân vẫn còn sống ở tại bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn đó là tòa đều có thể xét xử người phạm tội về các tội cướp, giết, hiếp.

    Dưới góc độ lý luận:

    Việc trừng trị tội phạm thì phải dựa theo đúng cấu thành tội phạm của nó chứ không thể xét xử tùy tiện được. Luật đã định ra các loại tội và mức hình phạt đối với các tội đấy đồng nghĩa với việc truy cứu TNHS đúng căn cứ và trình tự thủ tục đã là nghiêm trị rồi.

    Em không đồng ý với quan điểm vì hành vi có tính liên tục, nên người thực hiện phải chịu TNHS đối với tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội đã gây ra của mình dù nó không cấu thành tội phạm.

    Unjustice viết:
    Theo mình quan điểm xét xử của tòa là hoàn toàn có thể chấp nhận được

    Đồng ý với quan điểm này của anh trừ trường hợp nếu em là luật sư bảo vệ cho bị cáo :d

    P/s: nếu em làm luật sư thì thường em sẽ không nhận những vụ như thế này :))

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #206463   10/08/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Đồng ý với quan điểm của Unjustice.

    Tuy nhiên tôi cũng bổ sung thêm quan điểm nữa là. Đối với ngay cả trường hợp nạn nhân đã chết rồi, nhưng trong ý thức chủ quan của người phạm tôi vẫn nhận định người đó còn sống thì vẫn có thể khép vào tội hiếm dâm được.

    Tôi nghĩ rằng chủ topic nên lưu ý. Với những gì báo chí đưa tin, chưa chắc đã đúng sự thật hoàn toàn. Bởi nhà báo không tiếp xúc với hồ sơ vụ án. Do đó, bạn có thể lấy những vụ án bạn biết về hồ sơ để đưa ra tranh luận thì tôi nghĩ tranh luận sẽ sát hơn.

    Trân trọng!

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #207006   13/08/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Boyluat,

    Theo anh, mấu chốt của vấn đề khi tiến hành xét xử các vụ án này là ai phải thu thập bằng chứng để chứng minh (bị cáo có tội hoặc bị cáo vô tội), theo luật thì là cơ quan điều tra và VKS phải chứng minh bị cáo có tội (tức nạn nhân còn sống khi bị hiếp) nhưng thực tiễn xét xử ở các vụ án này thì trách nhiệm này lại đẩy cho bên bị cáo (chứng minh mình vô tội, chứng minh nạn nhân đã chết khi bị hiếp). Thế thôi, chứ anh đâu có nói quan tòa xử tùy tiện khi không đủ chứng cớ buộc tội :)).

    Và tại sao thực tiễn xét xử lại chấp nhận việc này. Bởi vì yêu cầu nghiêm trị các tội như thế (Thà xử lầm còn hơn xử sót :)). Sau này nếu em bào chữa (vô tội) được cho các bị cáo ở các vụ án như thế thì tên tuổi em chắc chắn sẽ nổi như cồn :)).

    Hẹn gặp em nhé.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #207028   13/08/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    He he, em có bảo anh nói quan tòa xử tùy tiện đâu, em cũng hiểu thực tiễn vấn đề anh nói nên em mới dùng dưới góc độ lý luận mà.

    Em cũng ủng hộ cách quan điểm định tội này, nhưng cần phải lên án cách xét xử hiện tại và yêu cầu sửa đổi luật theo hướng phù hợp với thực tiễn, chứ không thể mặc định là nên xét xử như thế, vì "tình" nó đúng như thế được.

    Ngoài ra, theo tư tưởng hiện tại của em, nếu em là luật sư thì trừ trường hợp đặc biệt, ví dụ như người thực hiện hành vi là người thân bạn bè của em, hoặc nạn nhân là kẻ rất đáng ghét thì em sẽ bào chữa cho họ, còn bình thường thì chắc là e ko khoái những vụ như thế này :P

     

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #207948   18/08/2012

    h2c_2310
    h2c_2310

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    tôi có chút ý kiến sau khi theo dõi quá trình tranh luận của các thành viên.

    lý luận được đúc kết từ thực tiễn và nó quay lại soi rọi cho thực tiễn nhưng không phải lùc nào việc nhận thức cũng cò thể theo kịp thực tế đang biến đỗi từng giờ, từng phút.

    vẫn chưa có một chế định chính thức điều chỉnh những vấn đề mà các bạn đang bàn luận.

    cụ thể là trong thực tế vẫn có những tội phạm chưng được blhs điều chỉnh một cách chính xác.

    ví dụ như: vì mâu thuẩn mà a giết b, sau khi giết được b thấy số tài sản của b không hề nhỏ và lònh tahm của a nổi lên, chiếm đọat số tài sản đó. tất nhiên đây không thể là cướp tài sản vì mục đích chiếm đọat xảy ra sau khi a giết b vì mâu thẩn và trường hợp thứ hai là giết người rồi hãm hiếp.

    vậy dựa vào đây mà tòa có thể tuyên án như vậy.

    tuy không được thừa nhận là 1 trong 7 nguyên tắc của luật hình sự nhưng qua xét xử thực tế cơ quan xét xử thừa nhận nguyên tắc thu hút tội danh

    "một sự vật, hiện tượng chỉ có một chất căn bản và có thể có nhiều chất không căn bản. Và theo đó, trong mối quan hệ giữa chất căn bản và chất không căn bản của sự vật, hiện tượng thì chất căn bản phải “mạnh” để chi phối và thu hút các chất không căn bản “yếu hơn”. Chất căn bản của sự vật, hiện tượng không thể thu hút vào sự vật, hiện tượng một chất khác “mạnh” tương đương hoặc mạnh hơn để trở thành chất không căn bản.

    Dựa trên cơ sở đó, nếu xem một tội phạm cụ thể là một chất và tội nào có mức cao nhất của khung hình phạt cao hơn thì tội phạm đó mạnh hơn, chúng ta có thể giải quyết vấn đề định tội đối với trường hợp một hành vi phạm tội thỏa mãn nhiều CTTP như sau:

    - Trường hợp thứ nhất: nếu một tội phạm cụ thể mạnh hơn một tội khác thì tội mạnh hơn sẽ thu hút tội yếu hơn và do đó chúng ta chỉ xét xử về một tội: tội mạnh hơn. Trong trường hợp này, tội yếu hơn sẽ bị thu hút thành tình tiết định khung của tội mạnh hơn hoặc tình tiết của vụ án. Chẳng hạn: trong trường hợp hành vi cố ý gây thương tích cho người khác từ 11% trở lên nhằm chiếm đoạt tài sản thì tội cướp tài sản thu hút tội cố ý gây thương tích thành tình tiết định khung tăng nặng của tội cướp tài sản.

    (Lưu ý: đây mới chỉ là điều kiện cần khi xét xử về một tội, còn điều kiện đủ đề nghị bạn đọc xem thêm mục II.3).

    - Trường hợp thứ hai: nếu một tội cụ thể không đủ mạnh để thu hút một tội khác mạnh tương đương thì sẽ xét xử về nhiều tội. Chẳng hạn: trong trường hợp giết người để cướp tài sản vì tội cướp và tội giết người mạnh tương đương nhau nên không thể thu hút lẫn nhau, do đó chúng ta xét xử về tội 2 tội: tội giết người (Điều 93 BLHS) và tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS)." trích "Phan Anh Tuấn – GV Khoa Luật Hình sự, ĐH Luật TP HCM

    Theo: Tạp chí Khoa học pháp lý số 2/2001.
    "

     

    một lưu ý khi áp dụng nguyên tắc thu hút tội danh là 2 tội phạm không được gían đạon về thời gian. nếu có sự gián đọan về thời gian thì sự áp dụng này là tùy tiện.

    mong giúp được mọi người!!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #208008   18/08/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn ,

    Cảm ơn bạn đã trao đổi thêm về thuyết thu hút tội danh, bản chất của học thuyết này (tiếng Anh gọi là "doctrine of merger") là nhằm bảo vệ nguyên tắc một người không thể bị trừng phạt 2 lần cho một hành vi phạm tội. Ví dụ nếu việc giết người chỉ nhằm đạt mục đích cướp của (do nạn nhân chống cự) thì bị cáo chỉ xử tội cướp với tình tiết tăng nặng là làm chết người mà thôi. Tương tự cho tội hiếp dâm.

    Tuy nhiên việc áp dụng học thuyết này đến đâu thì còn tùy thuộc rất nhiều vào pháp luật của mỗi quốc gia và chứng cứ mà quan tòa có được khi tiến hành xét xử. Và trong các vụ việc trên thì việc chứng minh bị cáo có một mục đích hay hai mục đích (thậm chí ba) khi thực hiện hành vi phạm tội là rất khó (để xét xử bị cáo một tội hay hai tội).

    Cuối cùng vấn đề chủ topic nêu là liên quan đến việc bị cáo có phạm tội hiếp dâm hay không (khi nạn nhân đã chết) chứ không phải vấn đề gom tội giết người và tội hiếp dâm để xử còn tội hiếp dâm với tình tiết tăng nặng là làm nạn nhân chết theo như học thuyết thu hút tội danh.

    Chân thành cảm ơn bài viết đóng góp của bạn để làm sáng tỏ thêm một số vấn đề có liên quan.

    Thân

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (21/08/2012)
  • #208467   20/08/2012

    h2c_2310
    h2c_2310

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    mình xin trích câu nói của Uniustice:

    "Và trong các vụ việc trên thì việc chứng minh bị cáo có một mục đích hay hai mục đích (thậm chí ba) khi thực hiện hành vi phạm tội là rất khó (để xét xử bị cáo một tội hay hai tội)."

    trong thực tế vụ án trên có "xảy ra thì việc xác định của người phạm tội là yếu tố bắc buộc trong bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra, trong bản cáo trạng của viện kiểm sát và đó là căn cứ để

    "Cuối cùng vấn đề chủ topic nêu là liên quan đến việc bị cáo có phạm tội hiếp dâm hay không (khi nạn nhân đã chết) chứ không phải vấn đề gom tội giết người và tội hiếp dâm để xử còn tội hiếp dâm với tình tiết tăng nặng là làm nạn nhân chết theo như học thuyết thu hút tội danh."

    nếu không có các căn cứ trên thì chắc chắn toà sẽ trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

    vậy thì đâu có vấn đề gì phải bàn cải.

     
    Báo quản trị |