Ai phải sang tên GCN quyền sử dụng đất khi mua bán nhà đất?

Chủ đề   RSS   
  • #520135 07/06/2019

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Ai phải sang tên GCN quyền sử dụng đất khi mua bán nhà đất?

    Ai phải sang tên GCN quyền sử dụng đất khi mua bán nhà đất?

    >>> Toàn bộ quy định về giải quyết tranh chấp đất đai của 63 tỉnh, thành

    >>> Diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở của 63 tỉnh, thành [MỚI NHẤT]

    >>> Quy trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư

    >>> Đơn giá bồi thường khi thu hồi đất ở của 63 tỉnh thành [MỚI NHẤT]


    Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

    Nội dung dưới đây sẽ bàn về quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất 

    Khoản 2 Điều 120 Luật nhà ở năm 2014 quy định:

     "Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận”.

    Như vậy, khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất hai bên được phép thỏa thuận bên nào sẽ làm thủ tục hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

    Trình tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

    Xem chi tiết tại: Các bước chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Theo quy định của Luật Đất đai thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng mới phát sinh hiệu lực. Ngoài ra, sau khi công chứng các bên còn phải làm thủ tục đăng ký biến động đất đai (sang tên từ người chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng).

    Theo Điều 95, Luật Đất đai năm 2013, đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

    “...Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

    ...”

    Thời hạn đăng ký biến động:  không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động

    Xử phạt hành chính:

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các trường hợp biến động đất đai quy định tại các Điểm a, b, h, i, k và l Khoản 4 Điều 95 của Luật Đất đai nhưng không thực hiện đăng ký biến động theo quy định. (Khoản 2, Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)

    Bên cạnh đó việc không làm hoặc làm không đúng trình tự, thủ tục nêu trên thì rất dễ dẫn đến việc mua bán, chuyển nhượng nhà, đất giữa các bên không có tính pháp lý, không được pháp luật bảo vệ nên yếu tố rủi ro sẽ rất cao.

     Vì vậy để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên khi giao dịch mua bán nhà, đất cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

     
    4584 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    enychi (08/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận