AI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG : NGƯỜI THỬ XE, CÔNG TY BÁN XE, CÔNG TY BẢO HIỂM XE

Chủ đề   RSS   
  • #217354 02/10/2012

    AI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG : NGƯỜI THỬ XE, CÔNG TY BÁN XE, CÔNG TY BẢO HIỂM XE

    Sáng 30/9, chiếc Focus đang lùi ở khu vực lái thử của Ford Việt Nam tại triển lãm bỗng tăng ga, quay vòng, hất đổ rào chắn bằng sắt, va vào 2 người và đâm vào 2 ôtô Honda. Ford Việt Nam cho biết lỗi do người lái, là khách tham quan triển lãm, đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh khi chiếc xe đang ở chế độ lùi gây ra tai nạn trên.

    Ford Focus
    Hiện trường vụ tai nạn khi lái thử xe.

    Độc giả Nguyễn Phúc Tâm phán đoán: "Chiếc Focus mới này có chức năng hỗ trợ lùi tự động. Chắc người lái thử thấy em nó lùi lừ đừ quá nên tiếp ga chăng. Khi quá 20 km/h, máy tính không đọc được cũng bó tay luôn? Thế là người lái cà cuống, tay lái bắt đầu loạn xạ, mặt chuyển sang xanh da nhái. Cái chân thường ngày nhẹ như lông hồng, nay trên bảo buông ga, nhưng dưới không buông mà lại nặng tựa nghìn cân, cứ thế mà đè ga xuống. Gặp đúng bác kỹ thuật viên ngồi cạnh, chắc cả đời chưa gặp tình huống này bao giờ, vừa la hét vừa giật hự cái phanh tay bằng quá drift".

    Việc đạp nhầm chân phanh thành chân ga theo một số độc giả, là chuyện khá phổ biến. Như ý kiến của Thạch Sanh: "Trường hợp muốn đạp thắng, nhưng lại đạp nhầm chân ga xảy ra thường xuyên đối với người quen chạy xe số sàn. Bản thân tôi cũng bị vài lần, nhưng nhờ đạp luôn côn, nên xe không gây tai nạn".


    CHÀO CÁC BẠN. hôm nay tôi thấy có chủ đề hay xin tham khảo ý kiến các bạn thế nào.

    qua vụ tai nạn trên theo bạn ai sẽ phải bồi thường cho người bị nạn. người lái thử xe, công ty bán xe, hay công ty bảo hiểm.

     
    5142 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #217743   04/10/2012

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông cơ giới được coi là nguồn nguy hiểm cao độ => Xe ô tô ở đây là nguồn nguy hiểm cao độ.  

    Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

    “1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    rainmaker (05/10/2012) Maiphuong5 (05/10/2012)
  • #217873   04/10/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào ,

    Như vậy, túm lại, áp dụng các quy định cụ thể cho trường hợp nêu trên thì có thể hiểu rằng: Người lái thử xe phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không (mặc dù có kỹ thuật viên của hãng xe Ford ngồi kiểm soát, hỗ trợ trên xe khi người này lái thử)?

    Thân.

    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 04/10/2012 09:40:33 CH

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #218066   05/10/2012

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Hi anh Maiphuong5,

    Do em cũng chưa chắc chắn được trong vấn đề "ai sẽ là người phải bồi thường thiệt hại" trong vụ việc trên nên em cũng mới chỉ viện dẫn ra các quy định của luật mà chưa dám bình luận, kết luận. Giờ đây sau 1 thời gian ngâm cứu, em có thể đưa ra quan điểm của mình thế này:

    Trên cơ sở thông tin bài báo đưa (bỏ qua vấn đề không rõ ràng như: bằng lái xe của người lái thử). Theo quy định của pháp luật dân sự, đối tượng phải bồi thường đối với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (kể cả khi không có lỗi) bao gồm:

    - chủ sở hữu (Ford Việt Nam)

    - người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (người lái thử xe)

    - người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ (không có)

    Như vậy, trách nhiệm bồi thường trong vụ việc này được đặt ra đối với Ford Việt Nam và người lái thử xe. Ai sẽ phải bồi thường?

    Lỗi của người lái thử xe là lỗi trực tiếp đã quá rõ ràng (do đạp nhầm chân phanh thành chân ga) nên đã gây ra tai nạn. theo quy định tại khoản 2 điều 623 BLDS: nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường. Thì người lái thử xe phải bồi thường toàn bộ.

    Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý của hãng xe không hẳn là được loại trừ hoàn toàn bởi lẽ hãng giao cho khách tham quan lái thử xe trong khu vực rất đông người xung quanh (chỉ có rào sắt sơ sài), giao cho người không biết đã có bằng lái xe, có đủ điều kiện để chạy xe hay chưa. Đặc biệt, khi khách chạy thử xe có hướng dẫn viên (đại diện của chủ sở hữu) giám sát quá trình này, đây là yếu tố thể hiện quyền của chủ sở hữu đối với chiếc xe vẫn hiển hiện trong tai nạn. Khách không hoàn toàn một mình điều khiển chiếc xe. Về mặt pháp lý, quyền sở hữu chiếc xe vẫn là hãng xe. Việc người khách chạy thử xe không làm chuyển giao việc chiếm hữu, sử dụng xe cho người này. Do đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn được đặt ra đối với hãng xe.

    Do đó, trong trường hợp này hãng xe và người lái thử xe phải liên đới bồi thường thiệt hại cho hậu quả xảy ra. Tốt nhất là thỏa thuận với nhau về khoản tiền bồi thường, không thì để tòa án phân xử.

    P/s: Em tham khảo thêm Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

     

        

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (05/10/2012)
  • #218115   05/10/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Cám ơn bạn  đã giải thích rất chi tiết và đầy đủ.

    Hoàn toàn đồng ý với bạn về lý luận cũng như cơ sở pháp lý rõ ràng. Mình chỉ có 2 ý thôi:

       1. Trong trường hợp này, người lái thử xe chưa phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (theo các quy định pháp luật và tình tiết cụ thể);

       2. Phương án giải quyết:

       - Người lái thử và hãng Ford thỏa thuận liên đới bồi thường; hoặc

       - Hãng Ford sẽ chịu hoàn toàn chi phí bồi thường; hoặc

       - Tranh chấp tại tòa.

    Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (11/10/2012)
  • #218127   05/10/2012

    cám ơn bạn maiphuong5 và khôngtheyeuemhon, các bạn đã có những nhận xét rất hay và bổ ích. Tùy theo tư cách của mình là người bảo vệ cho bên lái thử xe hay bên hãng xe mà chúng ta sẽ có những lập luận và phương án thích hợp.

    chúc các bạn mạnh khỏe.

     
    Báo quản trị |