Ai giúp mình trả lời 3 câu hỏi này với,cám ơn nhiều

Chủ đề   RSS   
  • #246047 28/02/2013

    thuyanvt91

    Female
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ai giúp mình trả lời 3 câu hỏi này với,cám ơn nhiều

    1.Tại sao chia,tách,hợp nhất,sáp nhập lại cùng trong 1 loại hình doanh nghiệp?

    2.Hai công ty thuộc 2 loại hình khác nhau muốn hợp nhất,sáp nhập thì làm thế nào?

    3.Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được làm gì cả?(chia,tách,hợp nhất,sáp nhập)

     
    18209 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #246117   28/02/2013

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    thuyanvt91 viết:

    1.Tại sao chia,tách,hợp nhất,sáp nhập lại cùng trong 1 loại hình doanh nghiệp?

    2.Hai công ty thuộc 2 loại hình khác nhau muốn hợp nhất,sáp nhập thì làm thế nào?

    3.Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được làm gì cả?(chia,tách,hợp nhất,sáp nhập)

     

    Chào Bạn!

    “một con gà cộng một con chó nó sẽ bằng hai con gì hả bạn? Nếu muốn cộng chúng lại phải quy về một đơn vị mới có thể công được, bán đi mỗi con được bao nhiều chẳng hạn”.

    Muốn hợp nhất chia tách sáp nhập… các loại hình doanh nghiệp cũng phải quy về một “đơn vị” thống nhất mới có thể tiến hành được chứ.

    2 công ty thuộc 2 loại hình khác nhau nếu muốn sáp nhập hợp nhất thì cần chuyển đổi loại hình của công ty này giống loại hình của công ty kia hoặc là cả hai công ty cùng chuyển đổi thành một loại hình thứ 3. Sau đó tiến hành hợp nhất, sáp nhập.

    Công ty tư nhân hay công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp đối nhân nên không thể tiến hành chia tách, sáp nhập… được.

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #246378   01/03/2013

    thuyanvt91
    thuyanvt91

    Female
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cám ơn bạn nhiều nha

    Mà bạn có thể giải thích rõ câu 3 được k?Loại hình doanh nghiệp đối nhân là gì?Tại sao k được làm gì vậy bạn?

     
    Báo quản trị |  
  • #363900   21/12/2014

    duong94
    duong94

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    loại hình doanh nghiệp là loại hình mà  các thành viên trong đó lien kết với nhau có sự tin tưởng nhau! nên nếu mà chia tách hợp nhất thì doanh nghiệp tu nhân chia ntn khi chỉ có 1 cá nhân làm chủ sở hữu. va hơn nữa chế độ chịu trách nhiệm ở loại hình doanh nghiệp này là chế độ trách nhiệm vô hạn

     
    Báo quản trị |  
  • #364218   23/12/2014

    HoGiaConsulting
    HoGiaConsulting

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2014
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 10 lần


    Bạn nghiên cứu thêm Luật Doanh nghiệp 2014 để hiểu rõ bản chất nhé. Bây giờ khái niệm tách doanh nghiệp cùng loại đã sửa rồi. Khái niệm hợp nhất và sáp nhập cũng vậy!

    Điều 193. Tách doanh nghiệp

    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

    2. Tách công ty có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

    a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;

    b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;

    c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

    3. Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.

    4. Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như sau:

    a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết;

    b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo nghị quyết tách công ty quy định tại điểm a khoản này.

    5. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

    Điều 194. Hợp nhất doanh nghiệp

    1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất

    2. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:

    a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;

    b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

    3. Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

    Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

    4. Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:

    a) Hợp đồng hợp nhất;

    b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất.

    5. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

    6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất. Trường hợp công ty bị hợp nhất có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty hợp nhất thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty hợp nhất phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị hợp nhất để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Điều 195. Sáp nhập doanh nghiệp

    1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

    2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

    a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

    b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

    c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

    3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

    Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

    4. Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:

    a) Hợp đồng sáp nhập;

    b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

    c) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

    5. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

    Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    HoGia Consulting blog được tạo lập nhằm mục đích trao đổi thông tin và thảo luật về môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật tại Việt Nam. Xem thêm: http://hogiaconsulting.blogspot.com

     
    Báo quản trị |