KhacDuy25 viết:
Rất vui khi được hồi đáp từ bạn phantantai2012!
Những trao đổi của bạn có phần phân tích khá sâu sắc, trường hợp ví dụ tôi đưa ra còn thiếu 1 đoạn in nghiên sau:
KhacDuy25 viết:
Như vậy, còn 1 trường hợp nữa đó lưỡng lự nữa là:
Ví dụ trong trường hợp ông nội (A) chỉ còn 1 người con trai (B) duy nhất ở hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế này không còn ai; B chỉ có 1 còn con duy nhất là C; Ngoài B và C thì ông A không còn ai thân thích (hàng thừa kế thứ hai không còn ai ngoài C).
Vậy một ngày không may A, B đột ngột qua đời cùng lúc, vậy xin hỏi hai bạn là C được thừa kế thế vị hay thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ 2?
Ví dụ trong trường hợp bổ sung trên, thì theo bạn phantantai2012 thì C sẽ được hưởng thừa kế theo trường hợp được hưởng theo hàng thừa kế thứ 2 hay thừa kế thế vị? Phần được hưởng có nhiều hơn, hay ít hơn trường hợp bạn đã phân tích:
Rất vui được trao đổi với bạn.
Trân trọng!
Chào bạn khacduy25 !
Trong trường hợp bạn nêu ra, tôi xin có ý kiến trao đổi cùng bạn như sau :
"Điều 677. Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;......."
Như vậy là C sẽ được hưởng thừa kế với tư cách là người thừa kế thế vị của B.
So sanh giữa thừa kế thế vị và thừa kế ở hàng thứ hai (của cùng một người) thì trường hợp hợp nào được hưởng nhiều hơn :
Phần của một người được hưởng phụ thuộc vào số người được hưởng của cùng hàng thừa kế (thế vị hay hàng thứ hai).
Ở ví dụ bạn đưa ra thì phần được hưởng của C là như nhau khi hưởng thừa kế thế vị hay thừa kế ở hàng thứ hai.
Tuy nhiên, nếu trường hợp trên xãy ra trên thực tế thì vẫn có sự khác biệt rất lớn về thủ tục:
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Để làm thủ tục khai nhân di sản ở hàng thừa kế thứ hai thì phải làm rỏ : ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại đã mất, nhưng họ có con ruột hoặc con cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với cha, mẹ ông A hay không (tức là tìm các chú, bác, cậu, cô, dì của ông A là người thừa kế thế vị).
Trường hợp có, nhưng họ đã chết thì phải tìm tiếp người thế vị của những người đã chết.
Tóm lại, khó có trường hợp C được hưởng thừa kế theo hàng thứ hai mà kỷ phần được hưởng bằng với kỷ phần thừa kế thế vị.
Đồng thời về thủ tục thì phải cung cấp rất nhiều giấy tờ chứng minh và đa phần là không cung cấp đủ.
Ví dụ : Cung cấp giấy tờ chứng minh ông X (con của ông nội ông A), chú cùng cha khác mẹ của cha ông A là đã chết và không có người thừa kế !
Trân trọng !
Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 12/06/2013 06:31:38 SA
Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 12/06/2013 06:29:38 SA
HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !