Ai được xem là đồng phạm?

Chủ đề   RSS   
  • #147824 16/11/2011

    thuhang1802

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2011
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 1025
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 9 lần


    Ai được xem là đồng phạm?

     

    cho tớ hỏi: ngày 01/05 a, b, c đi chơi cùng nhau trên đường từ pt lên tq. đi được 1 đoạn đg dài thì 3 ng này nghỉ giải lao đổi lái, và phát hiện thấy 1 gd ở cạnh đường không có ai trong nhà nên 3 ng a,b,c đã bàn bạc với nhau nảy sinh long tham muốn chiếm đoạt tài sản. a phân công b đứng gác ở cổng nhà, c vào nhà thực hiện hành vi lấy cắp và a ở ngoài đường gác. đang hành động thì c suy nghĩ "nếu sự việc bại lộ thì sẽ bị đi tù" nên c đã  quay trở lại và nói với đồng bọn rằng "đi thôi nhà này không có gì đáng giá cả' tin lời c nên cả 3 lên xe đi tiếp chặng đường.
    hỏi: 1.trong trg hợp này có đồng phạm hay ko? và nếu có thì đó là hình thức đồng phạm gì?
            2. nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với a,b,c trong vụ án này.
    hi vọng nhận đc những phản hồi từ phía những ai quan tâm đến chủ đề này
    chúc mọi ng một ngày vui vẻ!!!!!!!111111
     

     
    18727 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuhang1802 vì bài viết hữu ích
    thebaodhl (25/11/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #147849   16/11/2011

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    Chào bạn.
    Lần sau, nhờ bạn viết tắt ít thôi nhé.
    C tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội nên tội phạm chưa hoàn thành.
    Nếu không thuộc nhóm đặc biệt nghiêm trọng( như giết người, Xâm phạm ANQG, Chống chính quyền ND...), ta không truy cứu TNHS trong giai đoạn chưa hoàn thành.
    Ở đây chưa có hành vi phạm tội, chưa có tội phạm thì chưa có đồng phạm.
    Tất nhiên, các hành vi sai trái này, nếu bị phát hiện ngay thời điểm đó vẫn bị xử phạt hành chính và chỉ hành chính mà thôi.
    Chúc bạn những điều tốt lành

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn dungabcluat vì bài viết hữu ích
    thuhang1802 (16/11/2011) thebaodhl (25/11/2011) mr_dudang (28/08/2012)
  • #147944   16/11/2011

    thuhang1802
    thuhang1802

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2011
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 1025
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 9 lần


    luật sư ơi cho em hỏi thêm là có hình thức lỗi cố ý gián tiếp hay vô ý trong đồng phạm hay không? vì sao?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuhang1802 vì bài viết hữu ích
    thebaodhl (25/11/2011)
  • #148492   18/11/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào #fff8df; font-size: 11px;">#fff8df;">dungabcluat,
    trong trường hơp này chưa thể khẳng định hành vi của C là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, bởi lẽ chấm dứt việc phạm tội chỉ được áp dụng khi hành động ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, vậy nếu như C đã tiến hành mở két sắt của gia đình kia nhưng chưa mở được thì cũng được coi là chưa đạt đã hoàn thành, do đó, nếu coi đây là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là không thuyết phục.
    vài lời trao đổi với mọi người, 
    thân!

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn takeshilaw vì bài viết hữu ích
    thebaodhl (25/11/2011)
  • #148508   18/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    takeshilaw viết:

    Vậy nếu như C đã tiến hành mở két sắt của gia đình kia nhưng chưa mở được thì cũng được coi là chưa đạt đã hoàn thành


    Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi khách quan cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm nhưng hậu quả đó không xảy ra vì nguyên nhân khách quan.

    Tội phạm mà A, B và C đang thực hiện là tội "Trộm cắp tài sản". Tội "Trộm cắp tài sản" chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là "chiếm đoạt".

    Nếu như C đang thực hiện các hành vi mở két sắt để trộm tài sản ở trong đó nhưng chưa mở được. Việc C không thực hiện hành vi nữa là do nguyên nhân chủ quan. Thế thì sao gọi là chưa đạt đã hoàn thành vậy bạn.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    thebaodhl (25/11/2011)
  • #148706   19/11/2011

    thuhang1802
    thuhang1802

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2011
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 1025
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 9 lần


    nhưng trong tình huống này thì ko có ghi rõ là c có mở két sắt hay không mà chỉ ghi là " đang hành động thì c suy nghĩ nếu sự việc bại lộ thì sẽ bị bắt và bị tù tội nên đã ra bảo với đồng bọn là đi thôi, trong nhà này không có gì đáng giá cả, tin lời cả 3 lên xe đi tiếp"
    có chăng thì đây chỉ là hành vi đột nhaapk gia cư bất hợp pháp
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuhang1802 vì bài viết hữu ích
    thebaodhl (25/11/2011)
  • #149047   21/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    thuhang1802 viết:
    nhưng trong tình huống này thì ko có ghi rõ là c có mở két sắt hay không mà chỉ ghi là " đang hành động thì c suy nghĩ nếu sự việc bại lộ thì sẽ bị bắt và bị tù tội nên đã ra bảo với đồng bọn là đi thôi, trong nhà này không có gì đáng giá cả, tin lời cả 3 lên xe đi tiếp"
    có chăng thì đây chỉ là hành vi đột nhaapk gia cư bất hợp pháp


    Cái việc 'mở két sắt" chỉ là một tình tiết giả sử mà bạn takeshilaw đưa ra để khẳng định quan điểm của bạn ấy là không phải tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thôi.  

    Còn khi xem xét một tình huống pháp luật nào đó thì phải xem xét một cách tổng thể các tình tiết của nó trong mối liên hệ biện chứng với nhau chứ bạn. Tình huống đưa ra là A, B, C bàn bạc với nhau việc chiếm đoạt tài sản, C được phân công vào nhà thực hiện hành vi lấy cắp. Vậy thì phải xác định tội phạm mà A, B, C định thực hiện là tội trộm cắp tài sản và việc "đang hành động" của C cũng phải được xác định là những hành động nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản bằng hành vi trộm cắp, chứ sao lại chỉ là hành vi đột nhập gia cư bất hợp pháp được.

    Trong tình huống này, việc xác định C tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như bạn dungabcluat là đúng rồi, vì C tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng là hoàn toàn do ý thứ chủ quan của C chứ không hề chịu sự tác động khách quan nào cả. Nhưng lập luận do "C tự ý nửa chừng... nên tội phạm chưa hoàn thành" thì không ổn. Bởi vì tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chẳng liên quan gì đến phạm tội chưa đạt cả. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì được miễn TNHS về tội định phạm, bất kể đó là tội gì. Còn người phạm tội tội chưa đạt thì phải chịu TNHS về tội phạm chưa đạt.

    Còn A và B không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Bởi A và B không "tự mình" không thực hiện tội phạm đến cùng, mà việc không thực hiện tội phạm của họ là do có sự tác động của C, tức là đã có sự ngăn cản và đó là nguyên nhân ngoài ý muốn của A và B.Do đó phải xác định A và B là phạm tội chưa đạt.

    Như vậy, tình huống của bạn được giải quyết là:

    1/ Trường hợp này có đồng phạm và là đồng phạm có tổ chức, bởi có sự câu kết chặt chẽ giữa A, B, C. Cụ thể A là người chủ mưu, thể hiện bằng hành vi phân công nhiệm vụ cụ thể cho B, C và chính mình. 

    2/ Nguyên tắc xác định TNHS là:

    - C được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 19 BLHS.

    - A và B phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản trong trường hợp phạm tội chưa đạt theo quy định tại Điều 18, khoản 3 Điều 52 và Điều 138 BLHS.




    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #414383   24/01/2016

    hoangdacvan
    hoangdacvan

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phạm tội có tổ chức

    Ban nen xem lai Nghi quyet so 02 ngay 16.11.1988 cua HDTP TANDTC nhe. Với dữ kiện đưa ra mà bạn nói đây là đồng phạm có tổ chức thì có "Liều" quá không?

     
    Báo quản trị |  
  • #149079   21/11/2011

    chidoancsktdanang
    chidoancsktdanang

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/09/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 7 lần


    em thấy bài viết của a rất hay, nhưng em có một thắc mắc khó hiểu, đó là:
    Anh nói : " Bởi vì tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chẳng liên quan gì đến phạm tội chưa đạt cả. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì được miễn TNHS về tội định phạm, bất kể đó là tội gì. Còn người phạm tội tội chưa đạt thì phải chịu TNHS về tội phạm chưa đạt."
     em được biết rằng, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tôi là trường hợp tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù không có gì ngăn cản, và tự ý nủa chừng chỉ xảy ra khi tội phạm được thực hiện đang ở trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, nhưng a lại nói tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chẳng liên quan gì đến phạm tội chưa đạt, em không hiểu lắm. mong a giải thích cho em đươc hiểu hơn.
    cảm ơn...
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chidoancsktdanang vì bài viết hữu ích
    thebaodhl (25/11/2011)
  • #150061   24/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn phutienpham208!

    Hôm nay mới để ý thấy bài viết của bạn, tôi trao đổi với bạn thế này.

    "Bởi vì tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chẳng liên quan gì đến phạm tội chưa đạt cả. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì được miễn TNHS về tội định phạm, bất kể đó là tội gì. Còn người phạm tội tội chưa đạt thì phải chịu TNHS về tội phạm chưa đạt."

    Ý của tôi viết trong đoạn trên là muốn nói đến hậu qua của nó chứ không phải là về mặt lý luận. Do diễn đạt chưa rõ ràng lắm nên bạn thấy khó hiểu thôi. Nó là ở chỗ: vì yêu cầu của bài tập này là xác định TNHS củ A, B, C nên khi đã xác định C tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì không cần phải quan tâm tội phạm mà người đó định thực hiện đã đạt hay chưa nữa. Chỉ trường hợp một người không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội do có trở ngại khách quan (tức là không phải tự ý) thì mới cần phải xác định tội phạm đã đạt hay chưa để xác định TNHS của họ. Bởi hậu quả pháp lý (cũng chính là cơ sở để xác định TNHS của C) của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hoàn toàn khác với phạm tội chưa đạt. Một bên là được miễn TNHS còn một bên là vẫn phải chịu TNHS. Nên nếu dẫn dắt do C tự ý nửa chừng nên tội phạm chưa hoàn thành thì có thể sẽ dẫn đến nhầm lẫn trong việc xác định TNHS của C.

    Thân ái!




    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 24/11/2011 05:08:52 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    thebaodhl (25/11/2011) mr_dudang (28/08/2012) chidoancsktdanang (09/12/2011) muoils (25/01/2016)
  • #150217   25/11/2011

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    Tôi nhất trí với BachThanhDC.
    Tóm lại thế này:
    - C: tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội: miễn TNHS tội trộm cắp.
    - A và B: có bàn bạc, có thống nhất, có hành động, không tiếp tục vì tin lời C (khách quan) nên xác định là phạm tội tội chưa đạt.
    - A và B có đồng phạm.
    Trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp.

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn dungabcluat vì bài viết hữu ích
    thebaodhl (25/11/2011) bui_cici (17/12/2011)
  • #150254   25/11/2011

    tuanch
    tuanch

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    anh Thành ơi theo hướng dẫn của thông tư 01 thì 3 thằng này chẳng có tội gì.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuanch vì bài viết hữu ích
    thebaodhl (25/11/2011)
  • #150556   26/11/2011

    thuhang1802
    thuhang1802

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2011
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 1025
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 9 lần


    vậy là anh luật sư đổi ý rồi ak? em tưởng luật sư thì phải bảo vệ chính kiến của mình chứ ak!

     
    Báo quản trị |  
  • #150595   26/11/2011

    tuanch
    tuanch

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Vậy quan điểm của #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #fff8df; font-size: 11px;">#ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #fff8df;">thuhang1802 là ntn? hỏi thật hay là gài người khác?#ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #fff8df; font-size: 13px;">
     
    Báo quản trị |  
  • #150712   27/11/2011

    thuhang1802
    thuhang1802

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2011
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 1025
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 9 lần


    @tuanch: thực ra thì mình cho rằng đây là đồng phạm phức tạp, vì đã có phân công nhiệm vụ rõ ràng cho cả A,B,C.
    về hình thức nghĩa là đã có sự thỏa thuận giữa cả 3 tên 1 cách khách quan dựa trên ý muốn của cả 3.
    về mục đích thì hậu quả pháp lý chưa xảy ra trong tình huống này.
    trong tình huống này thì việc xác định có đồng phạm hay không không phụ thuộc vào hậu quả pháp lý đã xảy ra hay chưa.
    do vậy theo mình thì có đồng phạm xảy ra và đó là đồng phạm phức tạp(đồng phạm có phân công vai trò nhiệm vụ)
    và mình cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh BachThanhDC về nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự với 3 tên A,B,C nói trên. và mình cho rằng do chưa xảy ra hậu quả pháp lý mà trong các giai đoạn phạm tội thì đây là giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa thành
    c sẽ đc miễn trách nhiệm hình sự theo điều 19 BLHS(vì đáp ứng đc cả yếu tố khách quan và chủ quan của việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội)
    còn a và b sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chưa đạt chưa thành đó là đột nhập gia cư bất hợp pháp.
    vì đây là 1 trong những tình huống trong bài hỏi thi vấn đáp bộ môn luật hình sự của khoa mình nên tình huống cho ko được cụ thể lắm nên mình muốn tạo chủ đề này để tham khảo thêm ý kiến của các anh chị để là sáng tỏ thêm vấn đề
    "chân thành cảm ơn mọi người đã tham gia thảo luận"
     
    Báo quản trị |  
  • #150759   27/11/2011

    tuanch
    tuanch

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    thuhang1802 viết:
    @tuanch: thực ra thì mình cho rằng đây là đồng phạm phức tạp, vì đã có phân công nhiệm vụ rõ ràng cho cả A,B,C.
    về hình thức nghĩa là đã có sự thỏa thuận giữa cả 3 tên 1 cách khách quan dựa trên ý muốn của cả 3.
    về mục đích thì hậu quả pháp lý chưa xảy ra trong tình huống này.
    trong tình huống này thì việc xác định có đồng phạm hay không không phụ thuộc vào hậu quả pháp lý đã xảy ra hay chưa.
    do vậy theo mình thì có đồng phạm xảy ra và đó là đồng phạm phức tạp(đồng phạm có phân công vai trò nhiệm vụ)
    và mình cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh BachThanhDC về nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự với 3 tên A,B,C nói trên. và mình cho rằng do chưa xảy ra hậu quả pháp lý mà trong các giai đoạn phạm tội thì đây là giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa thành
    c sẽ đc miễn trách nhiệm hình sự theo điều 19 BLHS(vì đáp ứng đc cả yếu tố khách quan và chủ quan của việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội)
    còn a và b sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chưa đạt chưa thành đó là đột nhập gia cư bất hợp pháp.
    vì đây là 1 trong những tình huống trong bài hỏi thi vấn đáp bộ môn luật hình sự của khoa mình nên tình huống cho ko được cụ thể lắm nên mình muốn tạo chủ đề này để tham khảo thêm ý kiến của các anh chị để là sáng tỏ thêm vấn đề
    "chân thành cảm ơn mọi người đã tham gia thảo luận"

    Mong bạn nghiên cứu kỹ hơn về: Tội xâm phạm chỗ ở của công dân, không phải cứ vào nhà người ta khi chưa được phép là đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, còn luật hình sự không quy định về tội đột nhập gia cư bất hợp pháp nhé bạn, việc đột nhập  không được phép nhưng động cơ mục đích là để trộm cắp tài sản thì không thể cấu thành tội này đâu bạn. Nói như bạn thì các vụ trộm nhà dân đều phải xử 2 tội ah? ( vì có 2 hành vi độc lậpđột nhập gia cư bất hợp pháp và trộp cắp TS)

    Điều 124.  Tội xâm phạm chỗ ở của công dân 

    1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3.  Người phạm tội còn có thể  bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
    Thứ 2: Bạn nghiên cứu thêm NQ01, trường hợp bắt quả tang mà không xác định được tài sản vẫn không cấu thành tội trộm cắp huống chi A,B,C tự bỏ đi mà chưa trộm được gì:

    Điểm 2. - Nghị quyết 01/HĐTP ngày 4 tháng 8 năm 2000 hướng dẫn một số qui định trong phần chung BLHS

    Điểm 2. Phạm tội chưa đạt (Điều 18).
    a. Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội phạm chưa đạt là trường hợp đã bắt đầu cố ý thực hiện tội phạm, nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người tội phạm. Khác với chuẩn bị phạm tội, thì người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt (bất kỳ tội phạm nào do cố ý). Tuy nhiên, cần chú ý là chỉ khi có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì mới áp dụng khoản, điều luật tương ứng đó. Trong trường hợp không xác định được tội phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều luật tương ứng đó.
    Ví dụ 1: Một người tội phạm có tính chất chuyên nghiệp đang phá khoá để trộm cắp chiếc xe máy Dream II thì bị bắt hoặc một người chưa có tiền án, tiền sự đang trộm cắp tài sản có giá trị 100 triệu đồng thì bị phát hiện. Những người này sẽ bị xét xử theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm c hoặc điểm e).
    Ví dụ 2: Một người đã bị xử phạt 6 tháng tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" chưa được xoá án tích mà lại phá khoá cửa vào nhà của người khác với ý thức có tài sản gì thì lấy trộm tài sản đó, nhưng chưa lấy được tài sản gì thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong trường hợp này theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999, thì hành vi của người này đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhưng không xác định được thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999; do đó, chỉ có căn cứ xét xử họ theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999.
    b- Trong trường hợp xác định được hành vi vi phạm mà người đó thực hiện không đạt vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ không có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm hoặc trong trường hợp không thể xác định được hành vi vi phạm mà họ thực hiện không đạt đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm hay chưa, thì áp dụng khoản 2 Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Điều 18 Bộ luật hình sự năm 1999 tuyên bố bị cáo không phạm tội mà họ đã bị truy tố.
    Ví dụ 1: Nguyễn Văn B (chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, nhưng đã được xoá án tích) đang lừa đảo người khác để chiếm đoạt tài sản có giá trị 300 nghìn đồng thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong trường hợp này theo quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, thì hành vi vi phạm của Nguyễn Văn B không cấu thành tội phạm; do đó, áp dụng khoản 2 Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Điều 18 Bộ luật hình sự năm 1999 tuyên bố Nguyễn Văn B không phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" mà họ đã bị truy tố.
    Ví dụ 2 : Trần C (chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, nhưng đã được xoá án tích) phá khoá cửa và nhà của người khác với ý thức có tài sản gì thì lấy trộm tài sản đó, những chưa lấy được tài sản gì thì bị phát hiện và bị bắt giữ, Trong trường hợp này theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999, thì không thể xác định được hành vi vi phạm của Trần C đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm hay chưa (ví không thể xác định được giá trị tài sản bị chiếm đoạt); do đó, áp dụng khoản 2 Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Điều 18 Bộ luật hình sự năm 1999 tuyên bố Trần C không phạm tội "trộm cắp tài sản" mà họ đã bị truy tố.
    c- Khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt, ngoài việc phải áp dụng điểm, khoản, điều luật quy định về tội phạm đó, cần phải áp dụng Điều 18 và các khoản 1 và 3 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 1999.
    Ví dụ: Trần M là tái phạm nguy hiểm đang phá khoá để trộm cắp chiếc xe máy Dream II có giá trị 25 triệu đồng, thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong trường hợp này phải tuyên bố trong bản án là: "Trần M phạm tội trộm cắp tài sản (chưa đạt); áp dụng điểm c khoản 2 Điều 138, Điều 18, các khoản 1 và 3 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 1999 xử phạt Trần M....".


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuanch vì bài viết hữu ích
    dungabcluat (27/11/2011)
  • #150761   27/11/2011

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần



    Hay quá.
    Nếu đây là kết luận của khoa thì là đúng rồi.
    Nhưng ba thằng rủ nhau trộm cắp mà không thằng nào phạm tôi trộm cắp. Thằng vào nhà thì không phải vào nhà, 2 thằng đứng ngoài nhà lại phạm tội vào nhà.
    Nguyên tắc thì C được miễn, A và B vẫn bị phạt là đúng rồi. Nhưng tội danh gì?
    Tối nhớ, ngày xưa, thày dạy hình sự của tôi có kể 1 câu chuyện cười:
    " Thủa xưa, ở 1 vương quốc nọ, đúng ngày mừng thọ vua thì 1 người dân hét lên trước cung điện " Nhà vua là một thằng ngu". Ngay sau đó, các quan đều nhất trí: người dân đó bị xét xử tử hình vì tội xúc phạm nhà vua.
    Viên Tể tướng đã không đồng tình với lý do: ngày mừng thọ vua, không để nhà vua mang tiếng ác. Vậy là họ bàn nhau và cùng quyết định: giữ nguyên án tử hình, nhưng đổi tội danh thành" Tiết lộ bí mật quốc gia" "
    Tất nhiên, sau đó người dân cùng có kết cục là chết, 

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #150785   27/11/2011

    thuhang1802
    thuhang1802

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2011
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 1025
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 9 lần


    đây ko phải là kết luận của khoa anh #0072bc; font-size: 13px;">dungabcluat ajk. Đây chỉ là câu hỏi thi vấn đáp của tụi em mà chưa có đáp án thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #150815   27/11/2011

    tuanch
    tuanch

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin lỗi anh Thành, hôm nọ em láng máng nhớ nhầm Nghị quyết 01 thành Thông tư 01, Trứng còn có trứng lộn, huống chi là nhớ lộn, căn bản là bia rượu nhiều không tốt cho sức khỏe, anh cũng giảm bớt nhé!
     
    Báo quản trị |  
  • #209971   28/08/2012

    thuongmai.vn
    thuongmai.vn

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Anh có thể cho em một ví dụ về đồng phạm không và có câu trả lời rõ ràng 

    Em chân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |