Ai được vào trại giam để thăm phạm nhân? Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất

Chủ đề   RSS   
  • #616025 05/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 583 lần


    Ai được vào trại giam để thăm phạm nhân? Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất

    Những ai sẽ được vào trại giam để thăm phạm nhân? Không phải người thân như bạn bè, người yêu thì có được vào thăm phạm nhân không? Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất thế nào?

    Ai được vào trại giam để thăm phạm nhân? 

    Theo Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định đối tượng được gặp phạm nhân như sau:

    - Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. 

    Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.

    - Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.

    Như vậy, ngoài người thân của phạm nhân thì bạn bè, người yêu của phạm nhân có thể được vào trại giam thăm gặp phạm nhân nếu được Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân cho phép

    Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất

    Theo đó, khi đến gặp phạm nhân thì những người không phải người thân của phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và mang theo một trong những giấy tờ cá nhân như: CCCD/CMND, hộ chiếu,... Trường hợp không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh có xác nhận, đóng dấu

    Có thể tham khảo Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/05/don-xin-tham-gap-pham-nhan.docx

    Người thăm gặp phạm nhân có những trách nhiệm gì?

    Theo khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định trách nhiệm của người đến gặp phạm nhân như sau:

    - Thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đến gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ và những cán bộ có trách nhiệm khác. 

    Thân nhân, cá nhân; đại diện cơ quan, tổ chức không được đưa vào Nhà gặp phạm nhân các đồ vật thuộc danh mục đồ vật cấm theo quy định của Bộ Công an. 

    Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai vào phiếu gửi đồ vật cho phạm nhân và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi. 

    Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng.

    - Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác. 

    Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.

    Như vậy, những người đến thăm gặp phạm nhân phải đảm bảo thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định trên.

     
    321 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (06/12/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận