Như trường hợp này, chúng ta phải xét đến tất cả chi phí liên quan đến mai táng, chi phí y tế chi trả cho người lao động (nếu có tham gia BHXH) và chi phí về bồi thường co người lao động.
1. Các khoản hưởng theo chế độ BHXH
- Chi phi cho cấp cứu: quy định trong Đ 8.6 thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC
- Trợ cấp một lần cho người bị tai nạn lao động chết: quy định trong Đ 51 Luật BHXH 2014 với số tiền bằng 36 lần mức lương cơ sở = 50.040.000 VNĐ
- Trợ cấp mai táng: quy định trong Đ 66.2 Luật BHXB 2014 với số tiền bằng 10 lần mức lương cơ sở = 13.900.000 VNĐ
- Trợ cấp tuất hàng tháng: quy định về đối tượng hưởng Đ 67 và chế động được hưởng tại Đ 68 luật BHXH 2014
"Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
4. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;
b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.
Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh."
2. Chi phí của người sử dụng lao động
- Chi phí cho y tế: quy định tại Đ 144.1 Bộ luật lao động 2012
- Bồi thường cho người lao động nếu Tai nạn lao động không do lỗi của người lao động: quy định tại Đ 145.3 Bộ luật LĐ 2012 số tiền bằng 30 lần lương cơ sở = 41.700.000 VNĐ
- Bồi thường cho người lao động nếu Tại nạn lao động là do lỗi của người lao động: quy định tại Đ 145.4 Bộ luật LĐ 2012 số tiền bằng 40 % của Đ 145.3 tương đương 12 tháng lương cơ sở = 16.680.000 VNĐ
Trong trường hợp người lao động là đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc tại Đ 2.1 luật BHXH 2014 mà người lao động không tham gia bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thì các chi phí đáng ra do BHXH thanh toán thì người sử dụng lao động phải thanh toán toàn bộ cho người thân của người lao động chết (cái này mình chưa tìm thấy quy định nhưng đây là trách nhiệm bồi thường do vi phạm HĐ lao động nên sẽ yêu cầu bồi thường trong một vụ án LĐ nếu người thân của người lao động có yêu cầu)
Kết lại: người lao động phải bồi thường nhưng tùy vào lỗi thuộc về phía nào mà mức bồi thường khác nhau, nếu có nhập nhằng trong xác định lỗi thì trường hợp này người thân của người lao động nên tìm đến trợ giúp viên pháp lý nếu thuộc các đối tượng được hỗ trợ theo diện tại Đ 7 luật Trợ giúp pháp lý 2017, còn không thuộc các trường hợp này người thân nên tìm đến các tổ chức hành nghề luật sư để được tu vấn và bảo vệ quyền lợi của mình.
Cập nhật bởi as00016715 ngày 25/09/2018 09:31:10 SA