Quyền thừa kế khi là đồng sở hữu?

Chủ đề   RSS   
  • #554311 03/08/2020

    Quyền thừa kế khi là đồng sở hữu?

    Ba tôi có một mảnh đất, và tôi (con gái) là đồng sở hữu mảnh đất này. Hôm nay ba có làm di chúc để lại mảnh đất cho em trai tôi. Hiện tại mảnh đất đang được thế chấp ngân hàng, ba có yêu cầu là trong trường hợp ba mất trước khi trả xong nợ thì Em trai tôi là người có nghĩa vụ trả nợ. 

    Tôi muốn hỏi là: 

    1. Tôi là đồng sở hữu vậy khi Ba để lại mảnh đất cho em trai, thì em tôi chỉ thừa kế phần của ba hay cả mảnh đất bao gồm cả phần của tôi? Sau khi thừa kế thì mảnh đất thuộc về em trai tôi hay cả tôi.

    2. Em trai tôi là người có nghĩa vụ trả nợ vậy khi em trai tôi trả xong hết thì mảnh đất thuộc hoàn toàn về em trai tôi đúng hay sai? 

     
    10002 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hermionetran23@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #554358   04/08/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Đối với trường hợp bạn và ba mình cùng đứng tên mảnh đất thì bạn và bố là đồng sở hữu đối với mảnh đất ở trên, mỗi người sở hữu một nửa.

    Theo đó tại điều 216 và khoản 1 điều 218 BLDS 2015  “ Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí , trừ trường hợp có quy định hoặc thỏa thuận khác ““Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình “.

    Như vậy tài sản là nhà và đất là tài sản chung  thì quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt theo phần có quyền định phần quyền sở hữu của mình. Căn cứ theo quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015:

    “Điều 609. Quyền thừa kế

    Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

    Như vậy, cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế, để lại tài sản của mình cho người thừa kế hưởng di sản theo di chúc.

    Trong trường hợp của bạn: ba bạn có quyền lập di chúc để lại tài sản thuộc di sản cho người thừa kế mà ba bạn muốn chia là em bạn. Do đó về di sản thừa kế thì căn cứ theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015:

    “Điều 612. Di sản

    Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

    Vậy di sản thừa kế của một người bao gồm phần tài sản riêng và phần tài sản chung với người khác. Theo thông tin bạn cung cấp: miếng đất trên là tài sản chung của ba bạn và bạn nên ba bạn có quyền phần thửa đất thuộc quyền sử dụng, sở hữu của ba bạn.

    Như vậy, ba bạn có quyền được để lại di sản thừa kế đối với phần thửa đất thuộc sở hữu của ba bạn trong thửa đất chung mà không có quyền để thừa kế toàn bộ diện tích mảnh đất.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/08/2020) hermionetran23@gmail.com (08/08/2020)
  • #554433   05/08/2020

    Wip
    Wip

    Sơ sinh


    Tham gia:31/05/2017
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 48 lần


    Chào bạn hermionetran23@gmail.com,

    Bố bạn chỉ có quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng của mình, còn các phần định đoạt khác sẽ vô hiệu theo quy định của pháp luật, nên người được chỉ định thừa kế di sản trong di chúc chỉ được hưởng phần di sản của người để lại di sản để lại và chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của người để lại di sản trong phần di sản được hưởng đó. Từ thông tin bạn cung cấp, thì việc bố bạn chỉ định em bạn phải thực hiện nghĩa vụ dân sự thay cho bố bạn là đúng pháp luật, nếu phần nghĩa vụ đó không vượt quá giá trị phần di sản để lại hoặc em bạn đồng ý thực hiện phần nghĩa vụ vượt quá giá trị di sản để lại.

    Bạn không nói rõ là tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay nào, ai là người đứng tên trong hợp đồng vay nên khó mà có ý kiến góp ý với bạn, tuy nhiên, nếu em bạn có trả hết nợ, tất toán khoản vay, giải chấp cho giấy CNQSDĐ, thì em bạn cũng không có toàn quyền sử dụng đối với thửa đất này, vì đây là tài sản chung của các đồng sở hữu.

    Một vài ý kiến góp ý với bạn.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Wip vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/08/2020) hermionetran23@gmail.com (08/08/2020)
  • #554453   06/08/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Câu hỏi đã trả lời rồi

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    hermionetran23@gmail.com (08/08/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.