Chào bạn,
Theo thông tin bạn cung cấp, tôi trả lời bạn như sau:
Ông bạn vừa mới mất tuy có để lại di chúc nhưng theo lời bạn kể thì không có người làm chứng, không biết ông bạn lúc viết di chúc có tỉnh táo hay không nhưng có một chi tiết là di chúc đã có công chứng của phòng công chứng.
Căn cứ theo Điều 628 Bộ luật dân sự 2015 Di chúc bằng văn bản:
“Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”
Căn cứ theo Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 Di chúc hợp pháp:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Như vậy có thể nói nếu theo những gì bạn đề cập là di chúc của ông tuy không có người làm chứng nhưng đã được công chứng thì di chúc của ông bạn để lại tài sản cho chú bạn là có thể nói bạn di chúc được cho là hợp pháp và có giá trị pháp lý. Trừ trường hợp bạn chứng minh được rằng di chúc này được lập ra khi ông bạn không minh mẫn, bị ép buộc, lừa dối hoặc như bạn đề cập là tay run không cầm được bút thì theo Khoản 3 Điều 630 bộ luật dân sự 2015 thì di chúc cần có người làm chứng và được công chứng, chứng thực.
Trong trường hợp bạn có nghi ngờ về việc bản di chúc này có yếu tố bị ép buộc, lừa dối hoặc được lập một cách không hợp pháp thì bạn có thể khởi kiện ra tòa để yêu cần tuyên bố di chúc vô hiệu. Trong trường hợp bản di chúc trên vô hiệu thì phần di sản của ông bạn sẽ được chia như như trường hợp không có di chúc (Thừa kế theo pháp luật), bao gồm :
- 1 Phần của bà nội của bạn.;
- 1 Phần của chú của bạn;
- 1 Phần của bạn (Theo thông tin bạn đưa ra là bố bạn đã mất và bạn là con duy nhất của bố bạn).
Nếu như bạn chứng minh được rằng di chúc mà bạn đề cập ở trên là do chú bạn giả mạo, sửa chữa di chúc hoặc có hành vi lừa dối, cưỡng ép ông của bạn trong việc lập di chúc thì căn cứ theo Điểm d Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 thì chú của bạn sẽ mất quyền được hưởng di sản của ông bạn.
Để biết thêm chi tiết trong trường hợp bản di chúc bị tuyên vô hiệu, bạn có thể tham khảo thêm về hàng thừa kế và thừa kế kế vị trong bộ luật dân sự 2015.
Trân trọng.
CÔNG TY LUẬT CILAW
Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng
Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039
Email: huongnt.law@gmail.com
Website: http://cilaw.vn/
Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM