[quote=ntdieu]
@luattrinhgia : tôi đã nói rõ ở bài bên trên, tôi chỉ căn cứ vào điều 32 BLLĐ mà thôi, và căn cứ này đủ để khẳng định rằng thời gian nghỉ sinh con không thuộc trường hợp tạm hoãn hợp đồng. Còn 2 nghị định kia chỉ để minh họa gián tiếp chứ không phải để tranh luận.
Bạn cũng nên đọc lại vài lần để hiểu cho rõ tình huống của người hỏi. Hợp đồng lao động của chị ngocngoc0610 hết hạn trong lúc chị ấy nghỉ thai sản, cho nên kể từ khi hết hạn thì chị ấy không còn là nhân viên của công ty nữa. Như vậy ở đây thời gian nghỉ thai sản của chị ấy bao gồm 2 giai đoạn : từ 15/01/2016 đến 03/06/2016 được tính là thời gian làm việc cho công ty, còn từ 04/06 đến 14/07 chị ấy không làm việc cho công ty nào hết.
Việc công ty không thông báo trước 15 ngày không làm thay đổi sự thật rằng HĐLĐ này đã hết hạn vào ngày 03/06/2016, và công ty không ký tiếp HĐ mới.
Chào bạn,
Có rất nhiều trường hợp NLĐ nghỉ thai sản và HĐLĐ hết hạn trong thời gian đó, mặc dù pháp luật quy định HĐLĐ hết hiệu lực là HĐLĐ sẽ chấm dứt theo pháp luật, nhưng ở đây nghỉ thai sản là một chế độ nghỉ đặc biệt được pháp luật quy định và chỉ áp dụng cho một sự kiện đặc biệt là sự kiện sinh con của người phụ nữ và sự kiện này sẽ làm cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động sẽ tạm thời dừng lại để người phụ nữ có thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe sau sinh và chăm sóc trẻ sau sinh, khi các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động tạm thời dừng lại thì đồng nghĩa các thỏa thuận trong hợp đồng cũng tạm thời dừng lại theo. Nếu chúng ta nghiên cứu sâu hơn về các quy định của pháp luật lao động về NLĐ là phụ nữ và chế độ nghỉ hưởng BHXH sẽ thấy rằng, NSDLĐ có nghĩa vụ phải tiếp tục bố trí việc làm cho NLĐ là phụ nữ hết thời gian nghỉ thai sản. Ở đây, ngoài các quy định chung về HĐLĐ, chúng ta cần nghiên cứu thêm và các quy định riêng của pháp luật lao động đối với NLĐ là phụ nữ nói chung và phụ nữ nghỉ thai sản nói riêng, tại ĐIều 158 của BLLĐ quy định rất rõ:" Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản." quy định này được hiểu là sau khi họ hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật họ có quyền tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã ký kết với NSDLĐ và NSDLĐ có nghĩa vụ phải tiếp nhận lại và bố trí việc làm cho họ mà không được lấy lý do là HĐLĐ đã hết hạn để từ chối tiếp nhận lại NLĐ và sau đó các bên sẽ thương thảo có tiếp tục ký kết HĐLĐ mới hay không lại là câu chuyện khác. Trân trọng./.