Lãi suất 74% 1 năm có vi phạm luật hay không ?

Chủ đề   RSS   
  • #286749 17/09/2013

    tungit2012

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 7 lần


    Lãi suất 74% 1 năm có vi phạm luật hay không ?

    Chào luật sư !

    Vào ngày 01/11/2012 tôi có nhận được một lá thư từ phía bên Công ty tài chính PPF gửi về với nội dung mời vay vốn và nói tôi là những khách hàng được họ ưu đãi đặc biệt được chọn trong " Danh sách những khách hàng vàng "  với khoản vay là 20,000,000đ và số tiền góp hàng tháng là 1,604,000đ (trong thư không ghi là góp trong bao nhiều tháng) đúng thời đểm đó tôi thất nghiệp má tôi thì bệnh nên tôi rất cần tiền.Thế là tôi đã chủ động liên hệ với công ty để vay vốn, và được hướng dẫn là đến chỗ bán xe Quang Phương gặp nhân viên (chi cần đem theo CMND và hộ khẩu).Đến nơi thì tôi gặp bạn nữ đưa bản hợp đồng giải thích hoa loa rồi hối thúc kêu tôi ký vào bản hợp đồng,vi lúc đó đang cần tiền nên tôi ký mà không đọc kỹ hd.Sau đó, tôi mới tá hỏa vì lãi suất cao ngất ngưởng của công ty PPF,tôi chỉ vay 20,000,000tr mà công ty còn cộng thêm phí bảo hiểm 2.038.000tr thành ra số tiền tôi vay lên tới 22.038.000 (mặc dù phi bảo hiểm ko ép buộc) với lãi suất 6.16% 1 tháng (tương đương 1 năm là 73.92%)1 con số kinh khủng.Tôi muốn hỏi luật sư với lãi suất cao như vậy công ty PPF có vi phạm luật hay không ? vì theo như tôi được biết Căn cứ Khoản 1 - Ðiều 476 – BLDS Quy định về lãi suất :"Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng".Tôi có nên nhờ tòa án can thiệp hay không ? vì hiện tại tôi không còn đủ khả năng để trả với lãi suất cao như vậy.Tôi đã đóng được 9 tháng với mỗi tháng là 1,796,000 tr ( thời hạn 24 tháng ).

    Mong nhận được phản hồi sớm của luật sư.Cám ơn luật sư !

     
    13034 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #286982   19/09/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Bạn cũng đã biết rất rõ điều khoản này, điều khoản này quy định rất cụ thể:

    Lãi suất vay sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng, điều đó thể hiện như sau:

    1. Tôn trọng nguyên tắc tự thỏa thuận của đương sự nhưng không được thỏa thuận quá 150% lãi suất cơ bản nêu trên và khác hẳn với việc.

    2. Tự thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng lãi suất không quá 150%.

    Chắc chắn việc thỏa thuận của bạn như trên đã vi phạm pháp luật. Trong trường hợp có tranh chấp thì Tòa án chỉ bảo vệ và công nhận những thỏa thuận hợp pháp, thỏa thuận về lãi suất này sẽ không được công nhận và hợp đồng vay nợ của bạn sẽ bị vô hiệu do có thỏa thuận trái với quy định của pháp luật (Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội).

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    tungit2012 (21/09/2013)
  • #286998   19/09/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Chào bạn tungit2012,

    Điều luật 476 của BLDS mà bạn trích dẫn từ lâu đã không còn phù hợp với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Lý do, tổ chức tín dụng là loại hình đặc thù nên ngoài BLDS nó còn tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Luật này. Theo đó, Thông tư số 12/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 14/04/2012 cho phép tổ chức tín dụng được phép thỏa thuận lãi suất với Khách hàng trong 1 số lĩnh vực cụ thể (có cho vay tiêu dùng - đây là lĩnh vực mà bạn và PPF ký kết hợp đồng). Đó đó nói PPF làm trái pháp luật, vi phạm pháp luật là chưa hẳn chính xác trong phần về lãi suất. Nếu họ làm trái pháp luật, thì họ bị NHNN "thanh toán" lâu rồi chứ đâu cần chờ đến bạn khởi kiện ra tòa án. Bên người ta là 1 công ty đa quốc gia, nên bộ máy pháp lý của họ cũng sẽ hỗ trợ rất tích cực trong việc nghiên cứu những kẽ hở của luật VN để làm lợi cho hoạt động của Công ty.   

    Lúc trước 2010 thì mình gặp rất nhiều tranh chấp về điều khoản lãi suất trong hợp đồng vay giữa BLDS và Luật chuyên ngành các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên sau khi Thông tư 12 ra đời thì vấn đề này đã lắng xuống và nhất là gần đây Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản tập huấn nội bộ chỉ đạo các Tòa án cấp dưới về việc xét xử đối với những trường hợp lãi suất thỏa thuận. Do vậy, nếu bạn khởi kiện ra Tòa đối với vấn đề lãi suất này, khả năng phần thua sẽ rất lớn. 

    Có sự tréo ngoe bất cập và mâu thuẫn này vì.... Luật của mình nó thế.

      Vài dòng trao đổi, 

     

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    ntdieu (21/09/2013) tungit2012 (21/09/2013)
  • #291284   14/10/2013

    anhminhmiumiu
    anhminhmiumiu

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 579
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 7 lần


    Hình như bạn Khongtheyeuemhon có chút sai sót trong việc đánh các con số trong Thông tư in nghiêng này nhỉ. Chính xác thì đó là Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hiệu lực ngày 14/4/2010, đã hết hiệu lực bởi Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010, có hiệu lực ngày 1/1/2011. 

    Không biết là hiện nay đã có nghị đinh, thông tư nào quy đinh chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này đối với lãi suất cho vay chưa nhỉ, hoặc văn bản do HĐTP TANDTC ban hành? Xin cùng các bạn mỏ xẻ thêm về vấn đề khá bất công này!

     

     

    Khongtheyeuemhon viết:

    Chào bạn tungit2012,

    Điều luật 476 của BLDS mà bạn trích dẫn từ lâu đã không còn phù hợp với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Lý do, tổ chức tín dụng là loại hình đặc thù nên ngoài BLDS nó còn tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Luật này. Theo đó, Thông tư số 12/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 14/04/2012 cho phép tổ chức tín dụng được phép thỏa thuận lãi suất với Khách hàng trong 1 số lĩnh vực cụ thể (có cho vay tiêu dùng - đây là lĩnh vực mà bạn và PPF ký kết hợp đồng). Đó đó nói PPF làm trái pháp luật, vi phạm pháp luật là chưa hẳn chính xác trong phần về lãi suất. Nếu họ làm trái pháp luật, thì họ bị NHNN "thanh toán" lâu rồi chứ đâu cần chờ đến bạn khởi kiện ra tòa án. Bên người ta là 1 công ty đa quốc gia, nên bộ máy pháp lý của họ cũng sẽ hỗ trợ rất tích cực trong việc nghiên cứu những kẽ hở của luật VN để làm lợi cho hoạt động của Công ty.   

    Lúc trước 2010 thì mình gặp rất nhiều tranh chấp về điều khoản lãi suất trong hợp đồng vay giữa BLDS và Luật chuyên ngành các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên sau khi Thông tư 12 ra đời thì vấn đề này đã lắng xuống và nhất là gần đây Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản tập huấn nội bộ chỉ đạo các Tòa án cấp dưới về việc xét xử đối với những trường hợp lãi suất thỏa thuận. Do vậy, nếu bạn khởi kiện ra Tòa đối với vấn đề lãi suất này, khả năng phần thua sẽ rất lớn. 

    Có sự tréo ngoe bất cập và mâu thuẫn này vì.... Luật của mình nó thế.

      Vài dòng trao đổi, 

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhminhmiumiu vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (15/10/2013)
  • #287089   19/09/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Những gì bạn Khongtheyeuemhon là hoàn toàn chính xác.

    PPF là công ty tài chính nên khi cho vay được áp dụng lãi suất thỏa thuận.

    Khi đưa ra quy định này thì có đại biểu Quốc hội từng phát biểu khác nào chúng ta cho "Tổ chức tín dụng được cho vay nặng lãi, còn người dân thì không".

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    tungit2012 (21/09/2013)
  • #291585   15/10/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Chào bạn anhminhmiumiu, 

    Cám ơn bạn đã nhắc về năm của Thông tư 12, tôi đã sơ suất gõ sai từ 2010 thành 2012. Tuy nhiên, Tôi không rõ cơ sở pháp lý nào để bạn nói rằng Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hết hiệu lực? Vì thực tế hiện nay các cấp tòa án xét xử án Ngân hàng vẫn dựa vào Thông tư này để làm cơ sở xem xét lãi suất thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người vay. Ngoài ra, nếu bạn click vào đường link của văn bản này trên thuvienphapluat.vn thì tình trạng hiệu lực của nó vẫn là "còn hiệu lực". Nếu bạn nói đúng là Thông tư 12 hết hiệu lực... thì thuvienphapluat.vn sai vì để chữ "còn hiệu lực" trên Thông tư này. 

    Còn nếu bạn nói tôi vận dụng sai về hiệu lực của Thông tư 12 vì Thông tư này ra đời trước Luật các tổ chức tín dụng 2010 nên khi Luật này có hiệu lực thì Thông tư đương nhiên hết hiệu lực thì bạn nhầm rồi. Thực tế là Luật các tổ chức tín dụng 2012 chả đả động gì đến vấn đề hiệu lực của Thông tư 12 cả, do đó nó vẫn còn hiệu lực bình thường.

    Thực tế quá trình làm luật ở VN mình đối với vấn đề nào đó: thì đầu tiên là ban hành Nghị định sau đó nâng tầm lên thành Pháp lệnh sau đó là nâng thành Luật. Trước khi Luật ra đời thì đã có rất nhiều văn bản pháp luật cụ thể (Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Thông tư, Thông tư liên tịch...) hướng dẫn điều chỉnh vấn đề đó. Do vậy khi Luật ban hành, nếu không đả động gì đến hiệu lực của các văn bản này và nội dung của các văn bản không trùng lắp, không trái với Luật thì chúng vẫn còn hiệu lực và vẫn được Tòa án áp dụng để giải quyết các tranh chấp. Vì Luật điều chỉnh các quan hệ xã hội ở tầm chung, bao quát không thể nào tỉ mỉ và cụ thể bằng Thông tư, Nghị quyết... được.  

     Vài dòng trao đổi,  

     

    Cập nhật bởi Khongtheyeuemhon ngày 15/10/2013 09:39:10 CH

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #291641   15/10/2013

    anhminhmiumiu
    anhminhmiumiu

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 579
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 7 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    Chào bạn anhminhmiumiu, 

    Cám ơn bạn đã nhắc về năm của Thông tư 12, tôi đã sơ suất gõ sai từ 2010 thành 2012. Tuy nhiên, Tôi không rõ cơ sở pháp lý nào để bạn nói rằng Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hết hiệu lực? Vì thực tế hiện nay các cấp tòa án xét xử án Ngân hàng vẫn dựa vào Thông tư này để làm cơ sở xem xét lãi suất thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người vay. Ngoài ra, nếu bạn click vào đường link của văn bản này trên thuvienphapluat.vn thì tình trạng hiệu lực của nó vẫn là "còn hiệu lực". Nếu bạn nói đúng là Thông tư 12 hết hiệu lực... thì thuvienphapluat.vn sai vì để chữ "còn hiệu lực" trên Thông tư này. 

    Còn nếu bạn nói tôi vận dụng sai về hiệu lực của Thông tư 12 vì Thông tư này ra đời trước Luật các tổ chức tín dụng 2010 nên khi Luật này có hiệu lực thì Thông tư đương nhiên hết hiệu lực thì bạn nhầm rồi. Thực tế là Luật các tổ chức tín dụng 2012 chả đả động gì đến vấn đề hiệu lực của Thông tư 12 cả, do đó nó vẫn còn hiệu lực bình thường.

    Thực tế quá trình làm luật ở VN mình đối với vấn đề nào đó: thì đầu tiên là ban hành Nghị định sau đó nâng tầm lên thành Pháp lệnh sau đó là nâng thành Luật. Trước khi Luật ra đời thì đã có rất nhiều văn bản pháp luật cụ thể (Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Thông tư, Thông tư liên tịch...) hướng dẫn điều chỉnh vấn đề đó. Do vậy khi Luật ban hành, nếu không đả động gì đến hiệu lực của các văn bản này và nội dung của các văn bản không trùng lắp, không trái với Luật thì chúng vẫn còn hiệu lực và vẫn được Tòa án áp dụng để giải quyết các tranh chấp. Vì Luật điều chỉnh các quan hệ xã hội ở tầm chung, bao quát không thể nào tỉ mỉ và cụ thể bằng Thông tư, Nghị quyết... được.  

     Vài dòng trao đổi,  

     

     

    Thữ nhất, em kịch liệt phán đối không đồng ý với quan đieerm cho rằng luật pháp ban hành từ dườ lên. Luật phải được ban hành trước để định hướng và để các văn bản khác căn cữ vào, dựa vào để triển khai cụ thể, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Bạn để ý sẽ thấy rằng trên bất cứ văn bản dưới luật nào cũng có các gạch đầu dòng "căn cứ..." để từ đó ban hành nghị định quy định chi tiết một số điều của luật, pháp lệnh, thông tư hướng dẫn nghị định. Việc TT 12/2012/TT-NHNN trên kia có còn hiệu lực toàn phần, một phần hay hết hiệu lực hay không em sẽ tìm hiểu cụ thể. Nhưng trc khi tìm hiểu kĩ thêm dm xin nếu ra ý thứ hai như sau.

    Thứ hai, em góp ý về cái box hỏi đáp luật này kiểm duyệt bài rấy lâu làm cho các thành viên trao đổi vs nhau chậm quá, em kiến nghị bqt có hình thức cải tiến mới phù hợp hơn để nâng cao sự nhiệt tình tham gia của các thành viên.

     
    Báo quản trị |  
  • #291644   16/10/2013

    anhminhmiumiu
    anhminhmiumiu

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 579
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 7 lần


    THÔNG TƯ 12/2010TT-NHNN căn cứ vào các vbqppl sau: 

    Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
     
    Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;
     
    Căn cứ Nghị quyết số 23/2008/NQ-QH12 ngày 06 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009;
     
    Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
     
    Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2010;
     
    Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010;
     
    Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 627/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về việc áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận của các tổ chức tín dụng;
    LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
    Điều 65. Hiệu lực thi hành
     
    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
     
    2. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

    LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG:

    Điều 162. Hiệu lực thi hành
     
    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
     
    2. Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
     

    Nói thẳng ra thì Thông tư 12 căn cứ vào 2 Luật chủ đạo nhất đã hết hiệu lực! Còn việc TANDTC đưa Thông tư vào quá trình xét xử thì đos là việc của Toà, không phải đấy là căn cứ đeer cho rằng Thông tư vì thế mà có hay hết hiệu lực:)

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #291850   16/10/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Chào bạn anhminhmiumiu, tôi xin trao đổi với bạn 02 vấn đề:

    1. Về kiểm duyệt của box này: Đây là topic hỏi đáp dành cho các thành viên dân luật hỏi và luật sư đưa ra ý kiến tư vấn bạn ạ, không phải là topic trao đổi kiến thức bình thường của diễn đàn dân luật. Do vậy ý kiến của bạn phải được luật sư duyệt thông qua thì mới được đăng tải lên. Mình cũng thế thôi. Bạn kéo lên trên cùng thì sẽ thấy mục "Tư vấn của luật sư" bên góc trái. Còn bên góc phải là "Trao đổi vướng mắc pháp lý" đây mới là nơi các thành viên trao đổi kiến thức và tốc độ duyệt bài rất nhanh do các mod online thường xuyên. Hết thắc mắc vụ nhanh - chậm rồi nhé.

    2. Bạn nói Tòa đưa Thông tư vào việc xét xử đấy là việc của Tòa, không phải là căn cứ để cho rằng Thông tư còn hay hết hiệu lực... là không ổn. Bởi lẽ, Tòa án là cơ quan chuyên áp dụng pháp luật, nghiên cứu rất sâu về Luật, việc Tòa án áp dụng những quy định trong văn bản pháp luật đã hết hiệu lực để xét xử những vấn đề phát sinh trong hiện tại có thể dẫn tới hậu quả là án sẽ bị hủy, người thẩm phán ra bản án, quyết định có thể bị kỷ luật. Do vậy Tòa án rất thận trọng trong việc nghiên cứu, áp dụng các cơ sở pháp lý để đưa ra phán quyết. 

    Thực tế, vẫn có trường hợp Tòa án áp dụng các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực để giải quyết vụ án nhưng đó là với trường hợp các vụ việc đã xảy ra trong quá khứ, tại thời điểm văn bản đó còn hiệu lực điều chỉnh. Tôi nhận thấy VN mình chưa có cơ quan nào thống kê và công bố các loại văn bản quy phạm pháp luật còn hay hết hiệu lực, hầu hết các văn bản được xem là hết hiệu lực khi nó bị bãi bỏ, hủy bỏ, thay thế bởi các văn bản khác hoặc nó trái với văn bản pháp luật cấp cao hơn. Còn lại thì không thấy nói đến, có trường hợp văn bản pháp luật còn để tình trạng "không rõ hiệu lực". Do vậy vấn đề tranh chấp hiệu lực của văn bản rất khó bạn ạ, không có cơ sở rõ ràng để xem xét đúng sai mà tùy thuộc vào sự công nhận của Tòa án thôi.  

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #313159   09/03/2014

    letoan185
    letoan185

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nói tới nói lui,cuối cùng người dân cũng chịu thiệt thòi.không ai có cách nào giải quyết hết,buồn cho dân nghèo quá

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com