trộm cắp tài sản có được bảo lănh ?

Chủ đề   RSS   
  • #262297 18/05/2013

    bi.sparkle

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    trộm cắp tài sản có được bảo lănh ?

    thưa luật sư !!

    luật sư cho em hõi em có 1 đứa e vì gia đình nghèo em ấy có đi trộm cắp 1 cái laptop và cầm 600 ngàn đễ mẹ em ấy đóng tiền điện..và bị công an phường bắt giữ..gia đình đã bồi thường cho bên bị hại và bên bị hại không yêu cầu truy tố..bây giờ công an thành phố quy nhơn lại bắt giam em ấy 2 tháng chờ ra tòa và không cho gia đình gặp mặt..luật sư cho em hỏi tội của em ấy có được bảo lănh và mức án cao nhất của em ấy là bao nhiêu?vì gia đình em ấy rất nghèo nên không thể chạy lo cho em ấy được?em ấy đă nhiều lần trộm căp nhưng hậu quả không nghiêm trọng lý do chỉ vì nhà em ấy quá nghèo vì thương mẹ nên em ấy năy sinh ý định chứ không có mưu tính trước..em ấy năm nay được 18tuổi mong luật sư giúp em

     
    4590 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #262607   20/05/2013

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần


    Chào bạn,

    Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn cho bạn như sau: 

    Bạn nói em của bạn "trộm cắp nhiều lần nhưng không nghiêm trọng" nhưng "Công an thành phố Quy Nhơn lại bắt giam em ấy hơn hai tháng". tôi rất khó đánh giá được mức nghiêm trọng của việc phạm tội của em bạn do thiếu thông tin. Bạn có thể xem tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

     

    "Điều 138.  Tội trộm cắp tài sản 

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."

    Việc kết luận em bạn có phạm tội hay không, mức án bao nhiêu thuộc thẩm quyền của Tòa án trên cơ sở căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, thái độ hợp tác của người phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nên tôi không thể đưa ra cho bạn mức án cụ thể được.

    Đối với việc Bảo lĩnh: Cơ quan Điều tra sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng Hình sự và đơn yêu cầu cho bảo lĩnh của thân nhân bị can để quyết định cho bảo lĩnh hay không.

     

    "Điều 92. Bảo lĩnh

    1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

    2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

    4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

    5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác."

    Trân trọng!

     

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.Nguyenthihuong vì bài viết hữu ích
    bi.sparkle (22/05/2013)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT CILAW

Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

Email: huongnt.law@gmail.com

Website: http://cilaw.vn/

Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM