8 Thông tư nổi bật có hiệu lực từ tháng 02/2016

Chủ đề   RSS   
  • #414619 27/01/2016

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    8 Thông tư nổi bật có hiệu lực từ tháng 02/2016

    >>> 05 Nghị định nổi bật có hiệu lực từ tháng 02/2016

    Từ tháng 02/2016, hàng loạt các Thông tư liên quan đến y tế, bảo hiểm, thuế, phí, lệ phí… bắt đầu có hiệu lực. Sau đây, Dân Luật giới thiệu 8 Thông tư nổi bật liên quan đến các lĩnh vực nêu trên:

    8 Thông tư nổi bật có hiệu lực từ tháng 02/2016

    1. Hướng dẫn chi tiết tiền lương tháng đóng BHXH

    Từ ngày 01/01/2016, việc đóng, hưởng BHXH sẽ thực hiện theo Luật bảo hiểm xã hội 2014.

    Theo đó, tiền lương tháng BHXH bắt buộc, đặc biệt là đối với người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định có thay đổi nhiều so với trước, cụ thể:

    - Từ 01/01/2016 đến 31/12/2017: tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương.

    Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

    Phụ cấp lương này bao gồm: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

    - Từ 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    Lưu ý:

    Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như tiền thưởng tết, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thọai, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

    Đó là quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/02/2016, Thông tư này cũng hướng dẫn tiền lương tháng đóng BHXH đối với người quản lý doanh nghiệp.

    >>> Xem thêm Những lưu ý về BHXH, BHYT, BHTN 2016

    2. 11 loại dự án đầu tư bảo vệ môi trường được ưu đãi thuế TNDN

    Theo Thông tư 212/2015/TT-BTC có hiệu lực từ 14/02/2016, các doanh nghiệp đầu tư mới 11 loại dự án bảo vệ môi trường sau đây được hưởng ưu đãi thuế TNDN:

    - Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500m3 nước thải/ngày đêm trở lên đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên.

    - Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung.

    - Xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng.

    - Ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác.

    - Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp làng nghề.

    - Dịch vụ hỏa táng, điện táng.

    - Giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ.

    - Sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

    - Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận.

    - Sản xuất xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác.

    - Sản xuất máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.

    3. 3 điều kiện để được nhập khẩu hàng hóa từ Lào với mức 0%

    Từ ngày 14/02/2016 đến ngày 03/10/2020, hàng hóa nhập khẩu từ Lào được áp dụng mức thuế suất 0% khi đáp ứng 3 điều kiện sau:

    - Không thuộc nhóm hàng hóa quy định tại 02 Danh mục của Thông tư 216/2015/TT-BTC.

    - Có tờ khai hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 03/10/2015.

    - Được nhập khẩu và vận chuyển thẳng từ Lào vào Việt Nam, đáp ứng các quy định của Thỏa thuận về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan Việt Nam - Lào và phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S do cơ quan thẩm quyền của Lào cấp theo quy định.

    Xem chi tiết tại Thông tư 216/2015/TT-BTC.

    4. Hộ kinh doanh được quyền tham gia Hội đồng tư vấn thuế

    Từ ngày 11/02/2016, Thông tư 208/2015/TT-BTC quy định về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có hiệu lực, theo đó, hộ kinh doanh cũng có quyền tham gia vào Hội đồng tư vấn thuế.

    Để được tham gia vào Hội đồng tư vấn thuế, hộ kinh doanh phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

    - Chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước về sản xuất kinh doanh và pháp luật thuế.

    - Có thời gian kinh doanh tối thiểu là 3 năm tính đến trước ngày tham gia Hội đồng tư vấn thuế.

    - Ưu tiên hộ kinh doanh đủ điều kiện nêu trên là Tổ trưởng, tổ phó hoặc tương đương đại diện cho các ngành hàng sản xuất kinh doanh tại địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc chợ và Trung tâm thương mại.

    5. 5 điều kiện để được thụ tinh trong ống nghiệm

    Theo Thông tư 57/2015/TT-BYT Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải đáp ứng 05 điều kiện sau:

    - Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con.

    - Không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B.

    - Không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra.

    - Không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

    - Phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.

    Thông tư 57/2015/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.

    6. Khách say ruợu, mất trí: DN vận tải đường sắt được quyền từ chối vận chuyển

    Đó là một trong những quy định tại Thông tư 77/2015/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/02/2016. Cụ thể, DN vận tải đường sắt được quyền từ chối vận chuyển hành khách nếu:

    - Mang các hành lý vượt quá số lượng, trọng lượng, kích thước và các hành lý không được mang theo người vào ga, lên tàu theo quy định.

    - Trẻ em từ 06 tuổi trở xuống, trường hợp không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,15 mét mà không có người lớn đi kèm.

    - Người say rượu; người mất trí; người có bệnh truyền nhiễm; người có bệnh tật mà bác sỹ chỉ định không di chuyển hoặc xét thấy có thể nguy hiểm đến bản thân người đó khi đi tàu (trừ trường hợp có người đi cùng trông nom và người có bệnh truyền nhiễm đã được cách ly an toàn).

    - Hành khách có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của doanh nghiệp, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của các hành khách khác hoặc có những hành vi không bảo đảm an toàn trong hành trình.

    7. Một số lưu ý về thủ tục chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

    - Khi yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch theo Điều 38 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu chứng thực phải xuất trình giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra và nộp 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ:

    + Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực.

    + Dự thảo hợp đồng, giao dịch sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực.

    - Trong trường hợp nội dung sửa đổi, bổ sung có liên quan đến tài sản thì người yêu cầu chứng thực phải nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.

    Nội dung này được đề cập tại Thông tư 20/2015/TT-BTP có hiệu lực từ 15/02/2016.

    8. Không được bày bán thịt tươi sống trong khu vực lễ hội

    Đó là quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 05/02/2016. Theo đó, trong khu vực tổ chức lễ hội không được phép bày bán các đồ chơi bạo lực, thịt tươi sống, thịt động vật hoang dã theo quy định pháp luật.

    Đồng thời, không được phép đổi tiền hưởng chênh lệch giá trong khu vực này.

    Các cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng quán, nhà hàng, khách sạn, bến bãi phục vụ người tham gia lễ hội phải niêm yết giá, bán đúng giá, không chèo kéo khách và không được lấn chiếm khuôn viên di tích, thuận tiện, không cản trở giao thông trong khu vực này.

    Việc thắp hương, đốt vàng mã phải theo quy định của Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý di tích.

     
    10173 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    Mai_Ut_92 (28/01/2016) bravolaw (27/01/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận