7 tỷ người - một niềm vui, nhiều nỗi lo

Chủ đề   RSS   
  • #144363 31/10/2011

    luanls89
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2011
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 2899
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 144 lần


    7 tỷ người - một niềm vui, nhiều nỗi lo

    7 tỷ người - một niềm vui, nhiều nỗi lo
    (Dân trí) - “Thế giới đã có 7 tỷ người”. Con số này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại, nhưng nó cũng đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho hành tinh của chúng ta.
     >>  Công dân thứ 7 tỷ chào đời tại Philippines
     >>  Thế giới 7 tỷ người: Những góc nhìn đa chiều
    Ấn Độ, hiện là quốc gia đông dân thứ 2 thế giới với 1,2 tỷ người. Ấn Độ được dự đoán sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất hành tinh với 1,6 tỷ người năm 2030.
    Những dấu mốc với loài người

    Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), tốc độ phát triển dân số đã tăng gấp ba kể từ năm 1940. Trong những thập kỷ qua, dân số thế giới liên tục gia tăng, từ 5 tỷ người năm 1987 lên 6 tỷ người 11 năm sau đó (năm 1998), và chỉ 13 năm tiếp theo, tức là năm nay, đạt con số 7 tỷ người.

    Với đà tăng hiện tại, mỗi năm dân số thế giới sẽ tăng thêm 78 triệu người. Theo dự báo, dân số thế giới đến cuối thế kỷ 21 này có thể ổn định ở mức 9 hoặc 10 tỷ người, nhưng cũng có thể lên tới 15 tỷ, tuỳ theo tình hình ở các nước đang phát triển mà hiện có mức tăng dân dân số cao nhất.

    Tỷ lệ sinh là một tác nhân quan trọng dẫn tới sự gia tăng dân số thế giới. Các nước có tỷ lệ sinh cao chủ yếu ở vùng cận Sahara của châu Phi, gồm khoảng 39 nước. Ví dụ điển hình là Somalia. Tính trung bình mỗi gia đình ở Somalia hiện có đến 7 con. Cứ theo đà này, dân số của Somalia từ 10 triệu hiện nay sẽ lên tới 22,6 triệu người vào năm 2050.

    Ngoài ra, có 9 quốc gia khác ở châu Á, 6 nước ở châu Đại Dương và khoảng 4 nước ở Mỹ Latinh có tỷ lệ sinh cao.

    Những nước có tỷ lệ sinh thấp bao gồm hầu hết các quốc gia châu Âu, 19 trong tổng số 51 quốc gia châu Á, trong đó bao gồm cả Trung Quốc, 14 trong tổng số 39 quốc gia ở châu Mỹ, 2 nước châu Phi và Australia của châu Đại Dương.

    Đáng lo ngại nhất là tỷ lệ tăng dân số quá nhanh ở các nước kém phát triển nhất. Dân số châu Phi có thể tăng 150% và nhiều nước ở châu lục này sẽ có dân số tăng gấp 4 lần vào năm 2100.

    Chật chội, thiếu đói là nguy cơ lớn nhất dẫn đến xung đột

    Đội ngũ dân số đông với lực lượng lao động trẻ là một tiềm năng cho sự phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh đó nổi lên nhiều thách thức to lớn.

    Tỉ lệ dân số thế giới tăng sẽ dẫn tới mất cân bằng xã hội, dẫn đến những thách thức về kinh tế khi khoảng cách giàu nghèo không ngừng gia tăng.

    Dân số tăng mạnh đi đôi với việc đô thị hóa diễn ra ào ạt, hình thành nhiều đô thị khổng lồ, nơi nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội khó giải quyết.

    Nhưng thách thức lớn nhất vẫn là thiếu đất sống và thiếu cái ăn.

    Trong tương lai, con người sẽ phải tìm thêm một hành tinh khác để sống vì Trái đất của chúng ta không còn đủ để nuôi dân số thế giới nữa? Đây là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra và thực tế, loài người đang trong hành trình ráo riết đi tìm sự sống ngoài Trái đất.

    Dù dân số tăng ở mức thấp nhất, thì những nguồn tài nguyên của Trái đất ngày càng khó thỏa mãn nhu cầu của thế giới. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, Trái đất cần phải có đến 18 tháng để tái tạo những nguồn tài nguyên thiên nhiên tiêu thụ trong 1 năm.

    Nguy cơ lớn nhất hiện nay, đó là thiếu nguồn nước. Bản báo cáo của Liên hợp quốc cảnh báo là từ đây đến năm 2030, các nguồn nước hiện có chỉ có thể đáp ứng được 40% nhu cầu của nhân loại. Khoảng 1,6 tỷ người đang sống ở những vùng khan hiếm nước, nhưng con số này sẽ nhanh chóng lên tới 2 tỉ nếu thế giới tiếp tục cách thức sử dụng nước như hiện nay.

    Nguy cơ đói nghèo, an ninh năng lượng và những bất đồng có nguyên nhân sâu xa từ vấn đề nước. Đói nghèo càng trở nên tồi tệ bội phần khi người nghèo thiếu nước. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi tình trạng ô nhiễm trên các ao hồ, sông suối, vùng ven bờ... đã hủy hoại hệ sinh thái gây ra nhiều tổn hại.

    Trên đây là những nguy cơ lớn nhất và được dự báo là sẽ dẫn đến các cuộc xung đột lớn trong tương lai.

    Già hóa và dân số vàng - 2 thách thức “hiện thực” nhất

    Cơ cấu dân số vàng là cơ hội chỉ xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia và sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây là giai đoạn mà trong đó, 2 người trong độ tuổi lao động chỉ phải “cõng” một người ăn theo.

    Tính riêng trong 10 nước ASEAN, trừ Malaysia, Campuchia, Philippines và Lào, những nước còn lại đã có cơ cấu dân số vàng. Trong khi đó, theo tính toán, 1/3 mức tăng trưởng kinh tế hằng năm của các “con hổ” Đông Á là nhờ tận dụng lợi thế của dân số vàng.

    Tuy vậy, “dân số vàng” cũng đang đặt ra thách thức lớn cho nhiều nước trong khi chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa tương xứng thế mạnh của cơ cấu dân số vàng. Ngoài ra, chưa kịp tận dụng cơ hội và thế mạnh của cơ cấu dân số vàng để phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước thì dân số nhiều nước hiện đang già hóa với một tốc độ nhanh chóng.

    Dân số già đang có chiều hướng tăng lên. Hiện nay, tuổi thọ bình quân trên thế giới khoảng 70 tuổi. Dân số thế giới đang tăng đều đặn 1,1% mỗi năm, nhưng số người trong tuổi lao động lại đang giảm đi. Dân số già sẽ làm tăng sức ép lên hệ thống y tế và lương hưu.

    Ở khu vực châu Á, Nhật Bản được coi là ví dụ điển hình của tình trạng lão hóa dân số. Dự đoán, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động ở Nhật Bản đến năm 2030 sẽ chỉ chiếm 52% dân số và giảm xuống còn 48,4% vào năm 2050. Trong khi đó, hiện Trung Quốc là một trong những nước có tỷ lệ dân số già tăng nhanh nhất trên thế giới. Hiện tại, Trung Quốc có hơn 160 triệu người già, chiếm khoảng 12,5% tổng dân số của nước này.

    Còn tại VN, Theo đánh giá của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Việt Nam đang già hóa với một tốc độ chưa từng có trong lịch sử do tuổi thọ bình quân ngày càng tăng lên trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm.

    Đáng chú ý, thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ cơ cấu dân số “già hóa” sang cơ cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn. Nếu Thụy Điển phải mất tới 85 năm, Nhật Bản 26 năm, Thái Lan là 22 năm để chuyển từ “già hóa” sang “già” thì dự báo ở Việt Nam, thời gian này là khoảng 20 năm.

    7 tỷ người sẽ tạo ra 7 tỷ cơ hội, nhưng cũng có quá nhiều thách thức.

    Đây cũng là dịp để mỗi quốc gia và cả nhân loại nhìn lại những nỗ lực của mình trong việc kiểm soát phát triển dân số, từ đó tiếp tục đề xuất các chính sách, giải pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu dân số. Đối với các nhà kinh tế, giải pháp cho vấn đề dân số trước hết phải bằng xóa đói giảm nghèo và giáo dục, đặc biệt là cho phụ nữ.

    Nguyễn Viết
    Tổng hợp

    Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thành Luân

    - Điện thoại: 0974.220.145

    - Gmail: thanhluanls89@gmail.com

    Sông có thể cạn, núi có thể mòn

    Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ ( Liên hệ 24/24)

     
    5271 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #144952   02/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Tối qua, VTV1 phát sóng chuyên mục về vấn đề này, có đề cập đến vấn đề trọng nam khinh nữ ở VN vào nhiều quốc gia khác. Trong đó có đưa ra cảnh báo 15 - 20 năm nữa đàn ông VN sẽ phải bay tận sang châu Phi, châu Mỹ để tìm vợ.

    Ôi, nếu vậy tương lai xa hơn, chúng ta sẽ có một hành tinh toàn người lai, không còn giống người thuần chủng nữa  

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #144954   02/11/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Thế giới sẽ đón công dân thứ bảy tỷ trong vòng vài tuần tới. Sau khi có tốc độ tăng trưởng chậm trong hầu hết lịch sử loài người, số dân trên trái đất đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 50 năm qua.

    Bạn ở đâu trong câu chuyện dài về đời sống con người? Hãy điền ngày, tháng, năm sinh của bạn để tìm hiểu.

    Điền vào đây nhé mọi người. Trò này khá hay:


    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #144961   02/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Boy chịu khó lùng sục khắp nơi nhỉ 
    Hê, anh tìm được các thông số của mình thế này:

    Vào ngày sinh của bạn, bạn là người thứ:3.883.809.357đang sống trên Trái Đất78.136.982.649đã từng sống kể từ khi lịch sử bắt đầu
    Cộng dồn cả hai dãy số đềucho ra kết quả cuối cùng là 9
    Số đẹp quá 

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 02/11/2011 10:54:11 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |