6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá mà ngân hàng cần thực hiện

Chủ đề   RSS   
  • #617152 03/10/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần


    6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá mà ngân hàng cần thực hiện

    Ngày 01/10/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 445/TB-VPCP 2024 kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước

    Xem toàn văn Thông báo 445/TB-VPCP 2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/03/445-tb.signed.pdf

    Những khó khăn, hạn chế của các ngân hàng

    Theo Thông báo 445/TB-VPCP 2024, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua hệ thống ngân hàng, trong đó có các ngân hàng thương mại cổ phần còn những khó khăn, hạn chế: 

    - Nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có xu hướng tăng; 

    - Sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân thấp; 

    - Thị trường bất động sản chậm phục hồi; 

    - Áp lực đối với tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh các kênh huy động vốn trung dài hạn của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy hiệu quả; 

    - Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, diễn biến phức tạp; 

    - Tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp…

    Như vậy, hiện nay các ngân hàng còn gặp những khó khăn, hạn chế như nợ xấu, vốn tín dụng, thị trường bất động sản chậm phục hồi,...

    6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá mà ngân hàng cần thực hiện

    Tại Thông báo 445/TB-VPCP 2024, Thủ tướng yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng", "6 giảm", "6 tăng tốc, bứt phá". Cụ thể:

    - “6 tăng” gồm: Tăng năng lực của tổ chức tín dụng ngân hàng, trong đó có các NHTM cổ phần tư nhân; tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; tăng cường tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; tăng cường giám sát, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực.

    - "6 giảm" gồm: Giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý; giảm chi phí giao dịch, hoạt động; giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, sách nhiễu; giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau" và giảm nợ xấu…

    - "6 tăng tốc, bứt phá" gồm: Tăng tốc, bứt phá về số hóa; tăng tốc, bứt phá chất lượng dịch vụ; tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực; tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng; tăng tốc, bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế; tăng tốc, bứt phá về vươn ra thị trường quốc tế.

    Như vậy, thời gian tới, ngân hàng cần thực hiện 6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá theo chỉ đạo của Chính phủ như trên.

    Ngân hàng thương mại có những hoạt động nào?

    Theo Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại như sau:

    - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

    - Phát hành chứng chỉ tiền gửi.

    - Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:

    + Cho vay;

    + Chiết khấu, tái chiết khấu;

    + Bảo lãnh ngân hàng;

    + Phát hành thẻ tín dụng;

    + Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

    + Thư tín dụng;

    + Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

    - Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

    - Cung ứng các phương tiện thanh toán.

    - Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản sau đây:

    + Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

    + Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

    Như vậy, ngân hàng thương mại sẽ có những hoạt động theo quy định trên.

     
    68 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận