5 điều cần tránh trong những ngày Tết

Chủ đề   RSS   
  • #414467 25/01/2016

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 111 lần


    5 điều cần tránh trong những ngày Tết

    5 điều cần tránh trong những ngày tết

     

    Ngày Tết cổ truyền đang đến gần, người người nhà nhà đều mong muốn đón một cái tết an lành và hạnh phúc. Nhưng, Tết cũng là dịp xảy ra nhiều tệ nạn nhất.

    Ngày tư ngày tết, dính đến những vấn đề về pháp lý thật không may mắn. Hãy hiểu biết để tránh những tệ nạn, tránh những hậu quả pháp lý bất lợi.

    Cùng điểm qua những vấn đề nổi cộm mà Tết nào cũng xảy ra và hậu quả pháp lý của nó:

    - Cờ bạc:

    Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi đánh bạc trái phép, mức hình phạt cao nhất lên đến 20.000.000 đồng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

    a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

    b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

    c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

    d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

    b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

    a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

    b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

    c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

    d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

    5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

    a) Làm chủ lô, đề;

    b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

    c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

    d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

    6. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

    7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    - Đốt pháo:

    Dù quy định cấm pháo đã được thực hiện từ lâu, nhưng hoạt động đốt pháo trái phep vẫn tiếp tục diễn ra.

    Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi sử dụng pháo trái phép bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.

    Ngoài ra, một số trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như:

    - Đốt pháo nổ ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người...;

    - Đốt pháo với số lượng tương đương 1 kg trở lên đối với pháo thành phẩm, hoặc tương đương 0,1 kg trở lên với thuốc pháo;

    - Đốt pháo ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo mang theo xe đang chạy;

    - Đốt pháo gây thiệt hại sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;

    - Đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ mà còn vi phạm

    - Lôi kéo kích động trẻ em hoặc lôi kéo kích động nhiều người cùng đốt pháo;

    - Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

    - Đốt pháo nổ gây hậu quả nghiêm trọng như: Gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.

    - Đá gà

    Đá gà và đánh bạc và hai tệ nạn thường xuyên xảy ra trong dịp Tết, nhất là ở các tỉnh miền Tây Nam bộ.

    Cũng như cờ bạc, đá gà sẽ bị xử phạt hành chính như tội đánh bạc.

    - Bói toán:

    Tết là dịp để những các nhân “buôn thần bán thánh”, thực hiện bói toán, lên đồng, xin xăm, xóc thẻ,..

    Hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng

    Ngoài ra, Bộ luật Hình sự 1999 quy định:

    1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích  mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 30.000.000

    Hành vi bói toán còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiềm đoạt tài sản theo quy định tại BLHS 1999

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    - Trộm cắp:

    Tội trộm cắp tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999, mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân.

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

     

    Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 26/01/2016 09:57:12 SA Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 25/01/2016 02:53:14 CH Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 25/01/2016 02:49:48 CH Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 25/01/2016 02:39:17 CH
     
    8121 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    AryaStark (22/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận