5 điều cần biết về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #405361 05/11/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    5 điều cần biết về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam

    5 điều cần biết về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam

    >>> 5 things to know about legislative documents of Vietnam

    Tiếp tục hưởng ứng phong trào ngày pháp luật Việt Nam (09/11/2013 – 09/11/2015), mình gửi đến các bạn những điều cần biết về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam.

    Đọc bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, nắm được văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn văn bản nào và nghe đến tên văn bản thì biết được tên cơ quan ban hành…

    >>> Tất cả điểm mới Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

    1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

    Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự và thủ tục quy định.

    Trong trường hợp văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định thì đó không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

    2. Các nội dung cơ bản của một văn bản quy phạm pháp luật

    Thông thường, các văn bản quy phạm pháp luật luôn có một mẫu chung bao gồm các nội dung chính sau:

    - Phạm vi điều chỉnh.

    - Đối tượng áp dụng.

    - Nội dung thực hiện.

    - Điều khoản chuyển tiếp.

    - Hiệu lực thi hành.

    5 nội dung này là 5 nội dung chính yếu mà khi xem một văn bản, bạn cần phải lưu ý.

     

    3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

    (Lưu ý: các văn bản được nêu dưới đây theo thứ tự từ văn bản có giá trị pháp lý cao nhất đến thấp nhất, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan ban hành cao hơn thì có giá trị pháp lý cao hơn)

    Cơ quan ban hành

    Loại văn bản

    Thời điểm có hiệu lực

    Các cơ quan ban hành cấp Trung ương

    Quốc hội

    - Hiến pháp.

    - Bộ Luật.

    - Luật.

    - Nghị quyết

    - Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

     

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội

    - Pháp lệnh

    Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    - Nghị quyết liên tịch.

    Chủ tịch nước

    - Lệnh.

    - Quyết định.

    Chính phủ

    - Nghị định.

    Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

    - Nghị quyết liên tịch.

    Thủ tướng Chính phủ

    - Quyết định

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

    - Nghị quyết.

    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

    Thông tư

    Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

    - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

    Thông tư liên tịch

    Tổng Kiểm toán Nhà nước

    Quyết định

    Cơ quan ban hành cấp địa phương

    Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

    Nghị quyết.

    - Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh.

    - Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã.

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã

    Quyết định

    4. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

    a. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

    Ngoài thời điểm bắt đầu có hiệu lực nêu trên, trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực từ ngày thông qua hay ký ban hành.

    Đồng thời, văn bản này phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng và đăng trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay Công báo tỉnh chậm nhất sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

    b. Hiệu lực hồi tố

    Còn gọi là hiệu lực trở về trước của một văn bản quy phạm pháp luật, trước thời điểm văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.

    - Chỉ trong trường hợp thật cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích chung của tổ chức, cá nhân và xã hội thì các văn bản quy phạm pháp luật cấp trung ương mới được quy định hiệu lực hồi tố.

    - Lưu ý: Không được quy định hiệu lực hồi tố trong các trường hợp:

      + Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý.

      + Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

    - Hiệu lực hồi tố chỉ được áp dụng với văn bản quy phạm pháp luật cấp trương, các văn bản quy phạm pháp luật cấp địa phương không được áp dụng hiệu lực hồi tố.

    c. Ngưng hiệu lực thi hành văn bản quy phạm pháp luật

    Một văn bản quy phạm pháp luật bị ngưng hiệu lực thi hành khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Bị đình chỉ thi hành.

    - Bị ra quyết định bãi bỏ.

    - Quyết định ngưng hiệu lực thi hành trong một thời hạn nhất định để giải quyết vấn đề về kinh tế xã hội phát sinh.

    Thời điểm ngưng hiệu lực phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật.

    Trường hợp đình chỉ thi hành hành, quyết định xử lý văn bản phải được đăng Công báo và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, chậm nhất 03 ngày kể ngày ra quyết định.

    d. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành

    Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.

    - Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.

    - Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

    => Đây có lẽ là quy định khá mới tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, là một bước tiến trong việc hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam một cách trật tự, quy củ.

    e. Hiệu lực về không gian

    - Văn bản quy phạm pháp luật trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước.

    Trừ trường hợp đó là văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế có quy định khác.

    - Văn bản quy phạm pháp luật địa phương có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó.

    Nếu có sự thay đổi về địa giới hành chính thì hiệu lực về không gian được quy định như sau:

    - Nếu 01 đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật được của HĐND, UBND của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực với đơn vị hành chính mới cho đến khi có văn bản quy phạm của HĐND, UBND thay thế.

    - Nếu nhiều đơn vị hành chính được nhập thành 01 đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm của HĐND, UBND được nhập vẫn có hiệu lực cho đến khi HĐND, UBND của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm thay thế.

    - Nếu 01 phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính được điều chỉnh về 01 đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm của HĐND, UBND được mở rộng có hiệu lực với phần địa danh và bộ phận dân cư được điều chỉnh.

    5. Thể thức trình bày văn bản quy phạm pháp luật

    Thứ nhất, về hình thức:

    - Khổ giấy: A4 (210 x 297 mm) (sai số 0.2 mm).

    - Định lề trang văn bản: trên – dưới – phải: 20 mm và trái: 30 mm. (sai số 5 mm)

    - Phông chữ: áp dụng bộ mã ký tự tiếng Việt 16-bit.

    - Đánh số trang văn bản: Được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập liên tục từ trang thứ 2 đến trang cuối, ở giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản hoặc bên phải theo chiều ngang trong phần lề dưới của văn bản.

    Thứ hai, về nội dung:

    a. Phần mở đầu

    - Quốc hiệu, tiêu ngữ.

    “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” – chữ in hoa, cỡ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.

    “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” -  chữ in thường, cỡ 13 hoặc 14, kiểu chữ đứng, đậm và ô liền phía dưới Quốc hiệu, chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa – giữa các cụm có gạch nối, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài dòng chữ.

    - Tên cơ quan ban hành

    Phải được ghi đầy đủ bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, cỡ 13, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 – 1/2 độ dài dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

    - Số, ký hiệu văn bản.

    Bao gồm số thứ tự, năm bản hành, loại văn bản và cơ quan ban hành.

    Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả Rập, gồm số thứ tự đăng ký đánh theo từng loại văn bản, bắt đầu từ ngày 01/01 – 31/12 năm dương lịch.

    Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ 13, kiểu chữ đứng, sau từ “Số” có dấu 2 chấm, với những số nhỏ hơn 10 phải ghi số 0 phía trước.

    Giữa số và năm ban hành cách nhau bằng dấu (/) và giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản cách nhau bằng dấu (-)

    Ví dụ: Thông tư số: 25/2011/TT-BTP

    Trong đó: 25 – là số thứ tự của văn bản, 2015 – năm ban hành văn bản, TT – viết tắt của loại văn bản là Thông tư và BTP – viết tắt tên cơ quan ban hành là Bộ Tư pháp.

    - Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản

    Địa danh là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở.

    Ngày, tháng, năm ban hành: là thời điểm văn bản được ký ban hành. Các số chỉ dùng chữ số Ả Rập, với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10, số chỉ tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước.

    Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng 01 dòng, cỡ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng, các chữ cái đầu của tên địa danh phải viết hoa, giữa tên địa danh và ngày, tháng, năm phải có dấu phẩy (,) và được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu, tiêu ngữ.

    - Tên văn bản

    Bao gồm tên loại và tên gọi.

    Tên loại văn bản đã được đề cập phía trên – in hoa, cỡ 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt cạnh giữa theo chiều ngang văn bản.

    Tên gọi văn bản là nội dung khái quát của toàn văn bản – canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản, in thường, cỡ 14, kiểu chữ đứng, đậm.

    Đối với văn bản được ban hành kèm theo thì nội dung chú thích về việc ban hành văn bản kèm theo được đặt trong ngoặc đơn, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14 và đặt canh giữa liền dưới tên văn bản.

    - Căn cứ ban hành văn bản

    Được xếp theo thứ tự văn bản có giá trị pháp lý cao hơn và đang còn hiệu lực đứng trước.

    Được thể hiện bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ 14, trình bày dưới phần tên của văn bản, sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, và có dấu chấm phẩy (;) cuối mỗi dòng, dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm (.)

    b. Phần nội dung

    Tùy theo nội dung văn bản có phạm vi điều chỉnh rộng hay hẹp để lựa chọn 01 trong các bố cục sau:

    - Phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.

    - Chương, mục, điều, khoản, điểm.

    - Chương, điều, khoản, điểm.

    - Điều, khoản.

    - Khoản, điểm.

    Phần, chương, mục, điều trong văn bản phải có tiêu đề. Tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, điều.

    Nội dung văn bản được trình bày như sau:

     + Phần nội dung (bản văn) được trình bày bằng chữ in thường (được dàn đều cả hai lề), kiểu chữ đứng; cỡ 13 đến 14.

    Khi xuống dòng, chữ đầu dòng có thể lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên.

      + Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm thì trình bày như sau:

    i. Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

    Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề (tên) của phần, chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

    ii. Từ “Mục” và số thứ tự của mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục dùng chữ số Ả Rập.

    Tiêu đề của mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;

    iii. Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường, cách lề trái 1 default tab, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm; cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13 - 14), kiểu chữ đứng, đậm;

    Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13 - 14), kiểu chữ đứng; nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng;

    Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự abc, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng.

    c. Phần kết thúc

    Bao gồm chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành, dấu của cơ quan ban hành và nơi nhận văn bản.

    - Chữ ký

    Nghị định của Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký ban hành và phải ghi chữ viết tắt “TM” (nghĩa là thay mặt) vào trước từ “Chính phủ”.

    Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quang ngang Bộ ký ban hành.

    Nếu cấp phó ký thay thì phải ghi chữ viết tắt “KT” (nghĩa là ký thay) vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản.

    Chức vụ, họ tên của người ký ban hành, người ký thay mặt phải được thể hiện đầy đủ trong văn bản.

    Đối với văn bản liên tịch thì phải ghi rõ chức vụ và tên cơ quan của người ký ban hành văn bản.

    * Các chữ viết tắt “TM.”, “KT.” hoặc “Q.” (quyền), quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

    Họ tên của người ký văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa so với quyền hạn, chức vụ của người ký.

    - Dấu của cơ quan ban hành văn bản

    Chỉ được đóng vào văn bản sau khi người có thẩm quyền ký văn bản.

    - Nơi nhận

    Gồm cơ quan giám sát, cơ quan kiểm tra, cơ quan ban hành văn bản, cơ quan Công báo và cơ quan lưu trữ và các cơ quan, tổ chức khác, tùy theo nội dung của văn bản.

    Từ “nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng (ngang hàng với dòng chữ “quyền hạn, chức vụ của người ký” và sát lề trái), sau có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm;

    Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy.

    Riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ “Lưu” sau đó có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (văn thư cơ quan, tổ chức), chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (chỉ trong những trường hợp cần thiết) được đặt trong ngoặc đơn, cuối cùng là dấu chấm.

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

    - Thông tư 25/2011/TT-BTP.

     
    122825 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #405446   05/11/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Văn bản pháp luật nhà mình thỉnh thoảng có ghi "nghị định/thông tư này có hiệu lực từ ngày x, các quy định trong nghị định/thông tư này được thực hiện từ ngày y". Trong đó ngày y thì sớm hơn ngày x, và đôi khi trước cả ngày ban hành văn bản.

    Câu hỏi đặt ra cho những trường hợp đó là : Văn bản pháp luật đó về bản chất có hiệu lực từ khi nào ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (06/11/2015)
  • #405530   06/11/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Theo bạn ntdieu nó có thuộc trường hợp hiệu lực hồi tố như mình đã đề cập ở bài viết trên không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #405586   06/11/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


     

    nguyenanh1292 viết:

     

    Theo bạn ntdieu nó có thuộc trường hợp hiệu lực hồi tố như mình đã đề cập ở bài viết trên không? 

     

     

    Câu hỏi của tôi không phải vậy bạn ơi.

    Nếu xét về hình thức văn bản thì những trường hợp mà tôi nói tới (cụ thể là mấy nghị định về lương tối thiểu) không thuộc trường hợp hiệu lực hồi tố (ghi rõ có hiệu lực 45 ngày sau ngày ký).

    Câu hỏi của tôi là xét về bản chất thì sao nhỉ ?

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 06/11/2015 07:02:38 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #405574   06/11/2015

    tonthihuyentrang
    tonthihuyentrang

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2014
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 11 lần


    Phần hiệu lực chưa có thấy nói đến các tình huống như hai Vb cùng quy định về một vấn đề thì gải quyết sao bạn nguyenanh1292

     
    Báo quản trị |  
  • #503800   02/10/2018

    Cho mình hỏi như vậy thì Ngân hàng nhà nước không thể được ra Quyết định mà chỉ ra được Thông tư thôi chứ nhỉ? Cơ quan ngang bộ mà? xin chỉ giáo :)

     
    Báo quản trị |  
  • #506720   05/11/2018

    lamkylaw
    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Cập nhật 5 điều cần biết về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam

    >>> Những điều cần biết về Văn bản quy phạm pháp luật

    Mình có một số bổ sung dưới đây:

    - Nguyên tắc Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

    Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở vềtrước thì áp dụng theo quy định đó.

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

    4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

    5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

    - 4 trường hợp VBQPPL hết hiệu lực:

    1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

    2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

    3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

     

    - Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:

    a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

    b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

    Văn bản luật là gì?

    Văn bản luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nươc ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định gồm hiến pháp, luật và bộ luật

    Ví dụ về văn bản luật

    Một số văn bản luật như: Hiến pháp 2013, Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật hình sự2015, Luật hôn nhân và gia đình 2014, Luật giao thông đường bộ 2008,..vv…

    Các bạn có thể tham khảo thêm tại: Tổng hợp các luật, bộ luật trong hệ thống PL Việt Nam

    Văn bản dưới luật là gì?

    Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nướcban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định bao gồm: pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, lệnh, quyết định, thông tư

    Ví dụ về văn bản dưới luật

    Pháp lệnh số 10/2014/UBTVQH13 (PHÁP LỆNH Cảnh sát môi trường)

    Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

    Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do ban chấp hành trung ương ban hành

    Lệnh số 05/2017/L-CTN (Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Du lịch 2017)

    Quyết định số 751/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên

    Thông tư 01/2018/TT-BTC về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do bộ trưởng bộ tài chính ban hành.

    Căn cứ: Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 2015

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    dabatnang83 (02/01/2020)
  • #603864   08/07/2023

    tranquockhong
    tranquockhong

    Sơ sinh

    Vietnam --> Lâm Đồng
    Tham gia:08/07/2023
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    5 điều cần biết về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM-Độc-Lập-Tự-Do-Hạnh-Phúc.tôi xin đưa ra câu hỏi, kính thưa luật sư, nếu bố và mẹ nuôi ép con phải làm việc cho họ không cho con tự do về với bố ruột nên làm sao và có cách nào xử lý không ạ,con xin cảm ơn ạ.

     
    Báo quản trị |