4 trường hợp được phép còng tay từ ngày 01/7/2018

Chủ đề   RSS   
  • #479069 19/12/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    4 trường hợp được phép còng tay từ ngày 01/7/2018

    Còng tay (hay còn gọi là khóa số 8) là một trong các công cụ hỗ trợ được quy định tại Điểm d Khoản 11 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.

    Và đó là công cụ hỗ trợ thì cần phải được sử dụng theo đúng quy định pháp luật, cụ thể chỉ những người có nhiệm vụ được sử dụng còng tay trong các trường hợp sau:

    1. Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

    2. Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

    3. Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;

    4. Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.

    Vậy người có nhiệm vụ hoặc ai có quyền sử dụng còng tay trong các trường hợp trên?

    Đó là các đối tượng sau đây:

    - Quân đội nhân dân;

    - Dân quân tự vệ;

    - Cảnh sát biển;

    - Công an nhân dân;

    - Cơ yếu;

    - Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    - Cơ quan thi hành án dân sự;

    - Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;

    - Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

    - Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;

    - An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;

    - Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

    - Ban Bảo vệ dân phố;

    - Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

    - Cơ sở cai nghiện ma túy;

    - Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

    P/S: Liên quan đến chủ đề nêu trên, các bạn cho mình hỏi vụ “Tạm đình chỉ Công an xã còng tay trái pháp luật” có thuộc 1 trong 4 trường hợp nêu trên không? 

     
    24346 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    quytan2311 (19/12/2017) willlison1012 (19/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #479105   19/12/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Đối với trường hợp đó thì theo mình:
     
     
    "9. Công cụ hỗ trợ gồm:
     
    a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
     
    b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
     
    c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
     
    d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
     
    đ) Động vật nghiệp vụ."
     
    Và theo quy định tại Thông tư 30/2012/TT-BCA thì:
     
    "Điều 17. Trang bị công cụ hỗ trợ trong Công an nhân dân
     
    1. Công an nhân dân được trang bị các loại công cụ hỗ trợ quy định tại Khoản 9, Điều 3 Pháp lệnh.
     
    2. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ quy định tại Khoản 2, Điều 11 Thông tư này.
     
    3. Việc trang bị công cụ hỗ trợ phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị để trang bị số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cho phù hợp."
     
    Đối chiếu theo quy định thì các đối tượng tại được trang bị công cụ hỗ trợ trong công an nhân dân gồm có:
     
    "Điều 11. Trang bị vũ khí thô sơ đối với Công an nhân dân
     
    1. Công an nhân dân được trang bị các loại vũ khí thô sơ theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 Pháp lệnh.
     
    2. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ trong Công an nhân dân bao gồm:
     
    a) Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
     
    b) Cục nghiệp vụ thuộc các Tổng cục; đơn vị trực thuộc Bộ;
     
    c) Các học viện, trường Công an nhân dân, Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác đào tạo, huấn luyện;
     
    d) Các Phòng nghiệp vụ trực tiếp chiến đấu thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
     
    đ) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
     
    e) Công an xã, phường, thị trấn;"
     
    Như vậy, công an xã cũng là đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ, trong đó có khóa số tám, tuy nhiên tùy vào vị trí, chức năng thì được trang bị số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cho phù hợp. Do đó, việc xác định tạm đình chỉ còn căn cứ vào vị trí, vái trò thời điểm đó của công an xã để có nhìn nhận đúng quyền hạn của họ tại thời điểm đó. Nếu sử dụng vượt quá thẩm quyền thì việc tạm đình chỉ đúng nhưng nếu lợi dung công cụ hỗ trợ cho mục đích cá nhân thì phải xử lý.
     
     
    Báo quản trị |