Không nên từ chối tiêm vắc xin - Minh họa
Cần hiểu rằng trong chương trình tiêm chủng của quốc gia, nguồn vắc xin dự trữ không phải lúc nào cũng dư ra đủ để bạn có thể tùy ý lựa chọn loại vắc xin mình muốn tiêm! Việc từ chối tiêm bất chấp các thông tin về độ an toàn của vắc xin chỉ làm hạn chế quyền lợi của bạn và rất có khả năng làm ảnh hưởng tới những người xung quanh!
1. Sinopharm được Tổ chức y tế thế giới (WHO) và nhiều nước khác sử dụng một cách an toàn
Việt Nam phê duyệt vắc xin của Sinopharm (tên thường gọi là Vero Cell) tại Quyết định 2763/QĐ-BYT ngày 3/6/2021.
Trên trang chủ của WHO đưa vào sách sử dụng khẩn cấp tạm thời ngày 7/5/2021.
Vắc xin này cũng đã được 51 quốc gia cấp phép và tiến hành tiêm chủng, theo New York Times. Có thể kể tới trong số này là Uruguay, chính phủ nước này cho biết chiến dịch tiêm chủng vaccine CoronaVac của Sinovac đã giúp giảm được 95% số ca tử vong, giảm 92% số ca bệnh nặng và giảm 60% ca mắc COVID-19.
Một nghiên cứu hồi tháng 4 từ Đại học Chile cho thấy, 93% trong số 4 triệu người ở Chile đã được tiêm hai mũi là tiêm vaccine CoronaVac của Sinovac và hiệu quả tổng thể là khoảng 54%. (Báo Lao động)
Ngày 7/5/2021, vaccine Sinopharm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL), ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78.2%, trở thành vaccine thứ 6 trên thế giới được xét vào danh sách này. Đây cũng là vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được lọt vào danh sách EUL của WHO.
Tới ngày 19/06/2021 Sinopharm đã sản xuất hơn 450 triệu liều vaccine, trong đó 100 triệu liều được cung cấp thông qua hình thức viện trợ Chính phủ và bán thương mại cho các doanh nghiệp. Vaccine Sinopharm đã cung cấp tới hơn 70 quốc gia. Hiện tại đã có hơn 100 quốc gia có nhu cầu đặt mua vaccine của Sinopharm.
Nguồn tin: Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế.
2. Từ chối tiêm nghĩa là bạn không có quyền được tiêm loại vắc xin khác
Nhiều người nói rằng tôi có quyền từ chối tiêm vào cơ thể mình loại thuốc mà tôi cho là không an toàn, quan điểm này là đúng, tuy nhiên nó không đồng nghĩa với việc bạn được yêu cầu nhà nước tiêm cho bạn loại vắc xin mà bạn muốn.
Nghị quyết 21 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 do Chính phủ ban hành nêu rõ, chương trình tiêm chủng vắc xin Covid-19 là hoàn toàn miễn phí, được đảm bảo bởi ngân sách Nhà nước và nguồn hỗ trợ (không bắt buộc) của cá nhân, tổ chức khác. Điều này có nghĩa chính sách của Nhà nước là người dân có quyền (không phải nghĩa vụ), mọi người đều có thể điền vào phiếu đồng ý tiêm chủng là "Tôi không đồng ý tiêm".
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn điền vào ô trên, hoặc bạn có tên trong danh sách buổi tiêm nhưng lại bỏ về, người thực hiện nhiệm vụ tiêm chủng sẽ gạch tên bạn khỏi danh sách và sử dụng liều vắc xin được cấp cho bạn để tiêm cho một đối tượng khác (vì thời hạn sử dụng của vắc xin sau khi được lấy khỏi nơi bảo quản là không lâu).
Chỉ có một số nhóm đối tượng được trì hoãn tiêm vắc xin, tức tạm thời chưa tiêm mà sẽ lên danh sách tiêm sau (theo Quyết định 2995/QĐ-BYT, bao gồm:
- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù,...
- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Thêm vào đó, Chính phủ cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động tìm nguồn cung vắc xin hoặc liên hệ với các tổ chức được cấp phép nhập khẩu, kinh doanh vắc xin để tự chọn mua loại vắc xin mà mình muốn tiêm, nếu bạn thực sự có nhu cầu tiêm loại vắc xin nào đó mình muốn, bạn có thể chủ động tìm nguồn cung cho mình!
3. Từ chối tiêm chủng sẽ gián tiếp kéo dài thời gian áp dụng các biện pháp chống dịch khắt khe
Như các bạn đã biết, mức độ lây nhiễm của vắc xin trong giai đoạn này là rất cao, mỗi ngày tại Việt Nam có đến hàng nghìn ca nhiễm. Đối mặt với tình hình đó, thêm nữa là việc chưa có thuốc đặc trị vi rút Covid-19 cùng các biến chủng của chúng, Nhà nước chỉ có thể kỳ vọng vào hai "cứu cánh":
- Áp dụng các chính sách chống dịch nghiêm ngặt, chờ đợi sự chấp hành từ người dân
- Tăng tốc chính sách tiêm chủng vắc xin
Giữa hai cách này, các bạn đã thấy sự ảnh hưởng lên toàn xã hội khi áp dụng các chính sách chống dịch theo các Chỉ thị 15, 16,... của từng địa phương: người dân không ra khỏi nhà, gặp khó khăn trong việc mua lương thực, không tiếp tục công việc kinh doanh,... và điều đó ảnh hưởng chung lên kinh tế của cả đất nước, của bản thân bạn!
Hãy cân nhắc thật kỹ việc từ chối tiêm vắc xin!