20 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

Chủ đề   RSS   
  • #516857 16/04/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    20 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

    20 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

    Chỉ còn ít thời gian nữa là đến ngày Quốc tế lao động (01/05/1886-01/05/2019) là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động.

    Thực tế hiện nay, người lao động vẫn là đối tượng "thấp cổ, bé họng" nhiều chính sách pháp luật quy định giành cho người lao động vẫn không được thực thi.

    Hôm nay, mình sẽ tổng kết lại 20 điểm quan trọng người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình.

    1. Mức lương tối thiểu vùng 2018:

    - Vùng I: 4.180.000 đồng (tăng 200.000 đồng so với quy định cũ tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP).

    - Vùng II: 3.710.000 đồng (tăng 180.000 đồng so với quy định cũ tại Nghị định 141).

    - Vùng III: 3.250.000 đồng (tăng 160.000 đồng so với quy định cũ tại Nghị định 141).

    - Vùng IV: 2.920.000 đồng (tăng 160.000 đồng so với quy định cũ tại Nghị định 141).

    2. Trong thời gian thử việc:

    - Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    - Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

    - Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

    - Thời gian thử việc: căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm:

    + Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    + Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    + Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

    3. Tiền lương tăng ca, làm thêm giờ:

    - Ngày thường sẽ được tăng 150% lương;

    - Ngày nghỉ hàng tuần 200% lương;

    - Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    4. Đối với lao động nữ:

    - Làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

    - Không xử lý kỷ luật lao động nữ trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    - Không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết.

    5. NLĐ được miễn toàn bộ án phí khi khởi kiện

    Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ được miễn toàn bộ án phí khi khởi kiện.

    6. NSDLĐ phải đóng BHXH bắt buộc cho người lao động

    Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động,..

    7. Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh bị phạt tiền đến 1 triệu đồng

    Ngoài ra, nếu không cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày hoặc không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản thì cũng bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

    8. Chủ tịch UBND hoặc Thanh tra lao động là nơi người lao động có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động

    Tùy mức độ vi phạm của người sử dụng lao động mà người lao động có thể yêu cầu Chủ tịch UBND xã, huyện hoặc tỉnh, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh Xã hội xử lý hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng lao động.

    9. Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

    => Vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động.

    10. Yêu cầu người lao động nộp tiền để được ký kết hợp đồng lao động

    => Vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động

    11. Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc

    => Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

    12. Không được trả lương đầy đủ hay bị quấy rối tình dục có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Nhưng phải báo trước 3 ngày làm việc.

    Đồng thời, nếu người lao động đã làm việc trên 12 tháng còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là ½ tháng lương.

    13. Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định

    => Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng 

    14. Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động 

    => Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

    15. Phạt đến 7 triệu nếu không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì lý do tham gia NVQS

    Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì các lý do sau đây sẽ bị phạt tiền từ 3 – 7 triệu đồng:

    - Tham gia nghĩa vụ quân sự.

    - Bị tạm giam, tạm giữ.

    - Bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    - Lao động nữ mang thai.

    - Trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận.

    16.  Khi ký kết hợp đồng lao động, người lao động phải giữ 1 bản HĐLĐ

    Thực hiện 02 bản, 01 bản do người sử dụng lao động giữ, 01 bản do người lao động giữ.

    Lưu ý: Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng có thể giao kết bằng lời nói.

    17. NSDLĐ được ký tối đa 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn

    Trong mọi trường hợp doanh nghiệp chỉ được ký tối đa 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn với mỗi người lao động. Mỗi lần chỉ được ký thêm 01 phụ lục hợp đồng lao động để thay đổi thời hạn hợp đồng nhưng không được làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết trước đó.

    18. 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép
     
    Những ngày này mặc dù không đi làm, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương.
     
    19. Trả lương chậm trên 15 ngày phải trả thêm tiền theo lãi suất ngân hàng
     
    Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.
     
    20. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
     
    a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
     
    b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
     
    c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
     

    Các bài viết liên quan đến lao động:

    1. 10 câu hỏi thường gặp về hợp đồng lao động thời vụ.

    2. Tất tần tật chính sách dành cho lao động nữ.

    3. Tổng hợp các mức xử phạt nếu vi phạm quyền lợi của lao động nữ.

    4. Những thỏa thuận trái pháp luật người lao động nên biết

    5. Hướng dẫn người lao động khiếu nại, tố cáo người sử dụng lao động

    6. Trách nhiệm vật chất hay trách nhiệm kỷ luật lao động?

    7. Hướng dẫn ủy quyền ký hợp đồng lao động

    8. Kinh phí công đoàn và những điều người lao động nên biết

    9. 10 điều cần biết về an toàn, vệ sinh lao động

    10. Phân biệt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động

    11. Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên

    12. Toàn văn điểm mới Bộ luật lao động 2012

    13. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động 2012

    14. Hướng dẫn chi tiết thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

    15. Những lưu ý về BHXH, BHTN, BHYT 2016

    16. Hợp đồng lao động, bảng lương, thỏa ước lao động 2016

    17. Tra cứu các mức phụ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức

    18. Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội 2016

    19. Tổng hợp 83 câu hỏi – đáp về chính sách BHXH, BHYT năm 2016

    20. Đóng BHXH như thế nào nếu ký hợp đồng lao động ở hai công ty?

    21. Tiền lương làm việc theo ca vào ngày lễ

    22. Xin hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không có hộ khẩu ở TPHCM

    23. Giải đáp thắc mắc về “hưởng bảo hiểm thất nghiệp một lần”

     

     
    77900 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #516967   19/04/2019

    ecotecohcm@gmail.com
    ecotecohcm@gmail.com

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/11/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vui lòng cho hỏi

    12. Không được trả lương đầy đủ hay bị quấy rối tình dục có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Nhưng phải báo trước 3 ngày làm việc.

    Đồng thời, nếu người lao động đã làm việc trên 12 tháng còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là ½ tháng lương.

    - nếu người lao động đã làm việc trên 12 tháng còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là ½ tháng lương.  (Có áp dụng trong trường hợp công ty đã đóng bảo hiểm thất nghiệp không?)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ecotecohcm@gmail.com vì bài viết hữu ích
    hathutrinh27 (22/04/2019)
  • #517692   03/05/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Nội dung này được quy định tại Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Lao động 2012:

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    Như vậy, thời gian tính trợ cấp thôi việc sẽ xác định thời gian người lao động làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (thời gian làm việc thực tế cho người lao động sẽ áp dụng theo  Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP) trừ đi thời gian NLĐ tham gia BHTN bạn nhé. Nên sẽ không tính thời gian  đã tham gia vào thời để tính trợ cấp thôi việc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #519137   27/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Người lao động có quyền đình công khi quyền và lợi ích về tập thể không đạt được nhằm đảm bảo vệ lợi ích cho mình. Cuộc đình công phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012 và do tổ chức công đoàn tổ chức.

     
    Báo quản trị |  
  • #519149   27/05/2019

    Ngoài bảo hiểm xã hội hội bắt buộc người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động sau khi kết hợp đồng lao động (bao gồm các loại hợp đồng như nêu trên).

     
    Báo quản trị |  
  • #519178   28/05/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Bổ sung thêm trường hợp là khi người lao động nghỉ việc hoặc hết năm, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán tương ứng với số ngày phép năm chưa nghỉ. Hiện nay rất nhiều người không biết quy định này, vậy nên NSDLĐ cũng không thanh toán khoản này luôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #519428   30/05/2019

    cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin hữu ích. Tuy nhiên theo mình thấy thì việc áp dụng là rất khó khăn. Trừ khi nguời lao động không còn làm việc tại doanh nghiệp, còn nếu không thì đơn giản là không ai "dám" thách thức nguời sử dụng lao động. Hơn nữa, người lao động còn bị ràng buộc bởi nhiều lợi ích hơn "thưởng, phụ cấp,..." mà doanh nghiệp không đưa vào lương.

     
    Báo quản trị |  
  • #528816   23/09/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 80 lần


    Mình chưa thấy lưu ý về mức đóng BHXH nhỉ. Cụ thể người lao động hàng tháng phải đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất; 1,5% BHYT; 1% BHTN. Tổng cộng người lao động phải đóng 10,5% mức lương hàng tháng của mình cho các loại bảo hiểm.

     
    Báo quản trị |  
  • #529133   27/09/2019

    rosevn
    rosevn

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2014
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 29 lần


    20 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

    Điều 12 chỉ áp dụng cho hợp đồng lao động xác định thời hạn thôi đúng không ah? Với hợp đồng không xác định thời hạn phải báo trước 45 ngày dù bị giữ lương hay làm gì?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn rosevn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/09/2019)
  • #529165   27/09/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Điều 12 chỉ áp dụng cho hợp đồng lao động xác định thời hạn thôi đúng không ah?

    => không đúng. Nó áp dụng cho mọi loại hợp đồng

    Với hợp đồng không xác định thời hạn phải báo trước 45 ngày dù bị giữ lương hay làm gì?

    => không đúng. Báo trước 45 ngày chỉ trong trường hợp HĐ không xác định thời hạn và không cần lý do.

     
    Báo quản trị |  
  • #529702   30/09/2019

    Thêm một quy định nữa là nếu công ty chậm lương của người lao động quá 3 tháng thì người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu thực hiện thủ tục phá sản đối với công ty. Hoặc người lao động cũng có thể yêu cầu công đoàn đại diện mở thủ tục phá sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #530418   05/10/2019

    Theo cá nhân mình ngươì lao động trước khi đi lầm nên tìm hiểu ký về quyền lợi của mình trong các đơn vị, công ty, doanh nghiệp, đọc luật và nắm rõ luật về lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời nên tìm hiểu nghĩa vụ khi làm trong công ty, cơ quan, xí nghiệp để tuân thủ đúng không gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chính bản thân và của cả công ty. 

     
    Báo quản trị |  
  • #531736   29/10/2019

    Luật quy định như thế nhưng thực tế người sử dụng lao động họ muốn xù tiền lương thì người lao động cũng bó tay, như mình đây bị xù lương thử việc mà đã gửi đơn kiện ra tòa rồi, giờ tòa mời cty họ ko lên mà tòa cũng còn bó tay đây. Ai có cao kiến gì chỉ giúp mình với chứ gần 2 tháng thử việc làm ngày làm đêm của mình mà giờ nó kiếm đủ lý do để quỵt tiền, Tòa tiếp nhận cũng 6 tháng rồi mà chưa thấy tý hy vọng nào. Đến nản luôn.

    Cập nhật bởi thuytruc26@gmail.com ngày 29/10/2019 03:34:04 CH sai chính tả
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytruc26@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/10/2019)
  • #539650   28/02/2020

    datthinh3110
    datthinh3110

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2020
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Đây là những điều rất cần thiết. Người lao động cần nắm bắt rõ những quy định này để có thể tự bảo vệ quyên lợi cho chính mình, tránh những tranh chấp không cần thiết.

     
    Báo quản trị |  
  • #540511   04/03/2020

    Trong trường hợp bị quấy rối tình dục hay không được trả lương đầy đủ, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước 3 ngày. Điều này mình thấy Luật hơi bất cập 1 tí. Tại sao sau khi bị quấy rối tình dục, không thể đơn phương chấm dứt ngay hợp đồng lao động mà phải su 3 ngày. Liệu rằng, ngay lúc đó, có ai còn khả năng để tiếp tục công việc khi bản thân bị tổn thương sâu sắc sau hành vi xấu kia

     
     
    Báo quản trị |  
  • #542153   29/03/2020

    Cảm ơn thông tin bổ ích mà bạn đã chia sẻ. Theo quan điểm cá nhân của mình thì quy định trên là cần thiết. Đặc biệt người lao động là nữ giới thì cần quan tâm đến quyền lợi của mình như vào những ngày hành kinh mệt mỏi thì được quyền nghỉ 30 phút, nếu người sử dụng lao động vi phạm quy định trên thì bị phạt tiền lên đến 1 triệu đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #542786   31/03/2020

    Về vấn đề những điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình, theo quan điểm của mình việc tăng mức lương cơ sở là hoàn toàn hợp ý, vì ngày càng lạm phát tiền ngày càng mất giá, việc tăng mức lương cơ sở đảm bảo cuộc sống người lao động tôt hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #542807   31/03/2020

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Mình bổ sung thêm quy định liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội cho NLĐ. Theo đó đối với HĐLĐ từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nếu NLĐ ký kết HĐLĐ dưới 01 tháng thì không tham gia BHXH, tuy nhiên công ty ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định (khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động 2012). 

     
    Báo quản trị |  
  • #546082   14/05/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (510)
    Số điểm: 3432
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Mình xin bổ sung thêm tại mục số 19 cụ thể: Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

     
    Báo quản trị |  
  • #552789   26/07/2020

    Ngoài ra, người lao động nên lưu ý các quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động năm 2012 về các loại hợp đồng lao động được pháp luật thừa nhận cũng như các quy định về hợp đồng trong trường hợp hết hạn người lao động vẫn làm việc, ký kết hợp đồng nào, …

     
    Báo quản trị |  
  • #555057   17/08/2020

    Xin nhờ mọi người giải đáp ạ!

    Hiện tại e đang làm việc cho 1 DN tư nhân Việt Nam. Về chế độ nghỉ của công ty thì có quy định mỗi tháng nhân viên được nghỉ 1 ngày không trừ lương (lương thỏa thuận), tuy nhiên khi có việc xin nghỉ thường bị làm khó dễ và thường thì mấy tháng mới xin nghỉ được 1 ngày. Ngoài ra công ty cũng không thanh toán ngày phép năm còn lại. Như vậy thì công ty có đang làm sai luật không ạ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Quinnvu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/08/2020)