Chỉ còn ít thời gian nữa là đến ngày Quốc tế lao động (01/05/1886-01/05/2019) là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động.
Thực tế hiện nay, người lao động vẫn là đối tượng "thấp cổ, bé họng" nhiều chính sách pháp luật quy định giành cho người lao động vẫn không được thực thi.
Hôm nay, mình sẽ tổng kết lại 20 điểm quan trọng người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình.
1. Mức lương tối thiểu vùng 2018:
- Vùng I: 4.180.000 đồng (tăng 200.000 đồng so với quy định cũ tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP).
- Vùng II: 3.710.000 đồng (tăng 180.000 đồng so với quy định cũ tại Nghị định 141).
- Vùng III: 3.250.000 đồng (tăng 160.000 đồng so với quy định cũ tại Nghị định 141).
- Vùng IV: 2.920.000 đồng (tăng 160.000 đồng so với quy định cũ tại Nghị định 141).
2. Trong thời gian thử việc:
- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
- Thời gian thử việc: căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm:
+ Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
+ Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
+ Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
3. Tiền lương tăng ca, làm thêm giờ:
- Ngày thường sẽ được tăng 150% lương;
- Ngày nghỉ hàng tuần 200% lương;
- Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
4. Đối với lao động nữ:
- Làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
- Không xử lý kỷ luật lao động nữ trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết.
5. NLĐ được miễn toàn bộ án phí khi khởi kiện
Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ được miễn toàn bộ án phí khi khởi kiện.
6. NSDLĐ phải đóng BHXH bắt buộc cho người lao động
Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động,..
7. Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh bị phạt tiền đến 1 triệu đồng
Ngoài ra, nếu không cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày hoặc không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản thì cũng bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
8. Chủ tịch UBND hoặc Thanh tra lao động là nơi người lao động có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động
Tùy mức độ vi phạm của người sử dụng lao động mà người lao động có thể yêu cầu Chủ tịch UBND xã, huyện hoặc tỉnh, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh Xã hội xử lý hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng lao động.
9. Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
=> Vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động.
10. Yêu cầu người lao động nộp tiền để được ký kết hợp đồng lao động
=> Vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động
11. Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc
=> Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
12. Không được trả lương đầy đủ hay bị quấy rối tình dục có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Nhưng phải báo trước 3 ngày làm việc.
Đồng thời, nếu người lao động đã làm việc trên 12 tháng còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là ½ tháng lương.
13. Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định
=> Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
14. Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
=> Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
15. Phạt đến 7 triệu nếu không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì lý do tham gia NVQS
Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì các lý do sau đây sẽ bị phạt tiền từ 3 – 7 triệu đồng:
- Tham gia nghĩa vụ quân sự.
- Bị tạm giam, tạm giữ.
- Bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Lao động nữ mang thai.
- Trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận.
16. Khi ký kết hợp đồng lao động, người lao động phải giữ 1 bản HĐLĐ
Thực hiện 02 bản, 01 bản do người sử dụng lao động giữ, 01 bản do người lao động giữ.
Lưu ý: Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng có thể giao kết bằng lời nói.
17. NSDLĐ được ký tối đa 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn
Trong mọi trường hợp doanh nghiệp chỉ được ký tối đa 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn với mỗi người lao động. Mỗi lần chỉ được ký thêm 01 phụ lục hợp đồng lao động để thay đổi thời hạn hợp đồng nhưng không được làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết trước đó.
18. 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép
Những ngày này mặc dù không đi làm, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương.
19. Trả lương chậm trên 15 ngày phải trả thêm tiền theo lãi suất ngân hàng
Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.
20. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Các bài viết liên quan đến lao động:
1. 10 câu hỏi thường gặp về hợp đồng lao động thời vụ.
2. Tất tần tật chính sách dành cho lao động nữ.
3. Tổng hợp các mức xử phạt nếu vi phạm quyền lợi của lao động nữ.
4. Những thỏa thuận trái pháp luật người lao động nên biết
5. Hướng dẫn người lao động khiếu nại, tố cáo người sử dụng lao động
6. Trách nhiệm vật chất hay trách nhiệm kỷ luật lao động?
7. Hướng dẫn ủy quyền ký hợp đồng lao động
8. Kinh phí công đoàn và những điều người lao động nên biết
9. 10 điều cần biết về an toàn, vệ sinh lao động
10. Phân biệt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động
11. Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên
12. Toàn văn điểm mới Bộ luật lao động 2012
13. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động 2012
14. Hướng dẫn chi tiết thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
15. Những lưu ý về BHXH, BHTN, BHYT 2016
16. Hợp đồng lao động, bảng lương, thỏa ước lao động 2016
17. Tra cứu các mức phụ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức
18. Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội 2016
19. Tổng hợp 83 câu hỏi – đáp về chính sách BHXH, BHYT năm 2016
20. Đóng BHXH như thế nào nếu ký hợp đồng lao động ở hai công ty?
21. Tiền lương làm việc theo ca vào ngày lễ
22. Xin hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không có hộ khẩu ở TPHCM
23. Giải đáp thắc mắc về “hưởng bảo hiểm thất nghiệp một lần”