2 phương án quản lý cá nhân tham gia vận động khuyên góp từ thiện

Chủ đề   RSS   
  • #565336 26/12/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    2 phương án quản lý cá nhân tham gia vận động khuyên góp từ thiện

    Quản lý cá nhân quyên góp từ thiện

    Quản lý cá nhân vận động quyên góp từ thiện

    Thời gian vừa qua, tình hình dịch bệnh, bão lũ trên cả nước và hoạt động từ thiện của cá nhân, tổ chức đã đặt ra một câu hỏi về việc quản lý Nhà nước đối với các hoạt động này. Để sớm tạo ra khung pháp lý mới, Chính phủ đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 64/2008/NĐ-CP.

    Trong Dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung thêm 02 chính sách gồm:

    (1) Về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo:

    Bổ sung thêm quy định cho phép các cơ sở y tế, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, cá nhân được vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động trợ giúp người mắc bệnh hiểm nghèo theo từng trường hợp cụ thể (quy định tại Nghị định số 64/2008/NĐ-CP là các cơ quan thông tin đại chúng được vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trợ giúp người mắc bệnh hiểm nghèo).

     (2) Về cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước:

    - Phương án 1: Cá nhân khi vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước thì thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động,... Đồng thời, khi phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, cá nhân thông báo chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để được hướng dẫn, phối hợp phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cũng như đảm bảo an toàn, trật tự xã hội..

    - Phương án 2: Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trong nước, gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, cá nhân được phép vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn. Các cá nhân phải tuân thủ theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Mời xem chi tiết Dự thảo tại file đính kèm dưới đây.

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 26/12/2020 02:14:30 CH
     
    1729 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận