11 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #614644 30/07/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26668
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 550 lần


    11 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

    Ngày 27/6/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 178-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/30/quy-dinh-178.pdf Quy định 178-QĐ/TW

    (1) 06 hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật

    Cụ thể, tại Điều 5 Quy định 178-QĐ/TW có nêu rõ về những hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật như sau:

    - Cố ý chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành VBQPPL có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ; cố ý trì hoãn việc đình chỉ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật vì mục đích lợi ích nhóm, cục bộ.

    - Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc các lợi ích khác dưới mọi hình thức để ban hành hoặc tác động đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.

    - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ cho người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành VBQPPL có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để định hướng truyền thông không bảo đảm khách quan và không đúng sự thật về nội dung chính sách trong công tác xây dựng pháp luật vì vụ lợi.

    - Lạm quyền, câu kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác để trục lợi trong công tác xây dựng pháp luật.

    - Các hành vi tham nhũng, lợi ích nhóm, cục bộ khác trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

    (2) 05 hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

    Bên cạnh đó, tại Điều 6 Quy định 178/QĐ-TW cũng có nêu rõ về 05 hành vi tiêu cực như sau:

    - Cố ý không chấp hành nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật hoặc cố ý che giấu, báo cáo không trung thực với cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực tiễn, về nội dung ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cố ý đưa những nội dung mới vào dự thảo văn bản khác với những chính sách hoặc nội dung đã được cấp có thẩm quyền thông qua mà không báo cáo cấp lãnh đạo có thẩm quyền dẫn đến văn bản được ban hành không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp hoặc tính thống nhất với hệ thống pháp luật hoặc có nhiều sơ hở và bị lợi dụng gây ra thiệt hại.

    - Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý trong công tác xây dựng pháp luật; bao che, cố ý không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong cơ quan, tổ chức, địa phương do mình trực tiếp quản lý trong công tác xây dựng pháp luật.

    - Sử dụng trái quy định tài chính, tài sản công, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ, viện trợ trong công tác xây dựng pháp luật.

    - Móc nối, câu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị nhằm tuyên truyền tư tưởng, quan điểm trái với chủ trương, quy định của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; thu thập, chuyển giao cho nước người hoặc tổ chức, cá nhân khác trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu liên quan đến công tác xây dựng pháp luật; lợi dụng việc phản ánh, góp ý kiến, phản biện xã hội trong công tác xây dựng pháp luật để chống phá Đảng và Nhà nước.

    - Các hành vi tiêu cực khác trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

    (3) Không xử lý nội bộ với trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự

    Cụ thể, theo Điều 15 Quy định 178-QĐ/TW có nêu rõ, các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác thì phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định. 

    Trường hợp chưa có quy định xử lý thì sẽ căn cứ vào Điều lệ và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và quy định của các tổ chức đoàn thể để xử lý sao cho phù hợp. 

    Trường hợp đã xử lý kỷ luật, nhưng xét thấy cần thiết thì cấp có thẩm quyền phải kiên quyết điều chuyển người vi phạm khỏi vị trí công tác đang đảm nhiệm, thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, từ chức, không bổ trí công tác liên quan đến hoạt động xây dựng pháp luật.

    Bên cạnh đó, đối với trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định, không được giữ lại để xử lý nội bộ.

    Xem chi tiết tại Quy định 178-QĐ/TW có hiệu lực thi hành từ 27/6/2024.

     
    76 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (28/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận