100% CÁC PHIÊN TÒA PHẢI CÓ KIỂM SÁT VIÊN THAM GIA

Chủ đề   RSS   
  • #488778 04/04/2018

    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    100% CÁC PHIÊN TÒA PHẢI CÓ KIỂM SÁT VIÊN THAM GIA

    Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tổ tụng thực hiện kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát sẽ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án để đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

    Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về vị trí, vai trò của viện kiểm sát trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự như sau:

    – Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

    – Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.

    – Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

     

     

    Trong những năm qua, công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân đạt được những kết quả tích cực.

    Bên cạnh kết quả đạt được, công tác kiểm sát vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: Một số vi phạm của Tòa án chưa được Viện kiểm sát phát hiện để thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị; ở một số Viện kiểm sát địa phương, số lượng kháng nghị phúc thẩm có xu hướng giảm và thấp hơn nhiều so với số bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy án, sửa án; số lượng kháng nghị giám đốc thẩm cũng giảm; chất lượng kháng nghị của một số Viện kiểm sát chưa đạt yêu cầu; số văn bản yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự còn ít; một số Viện kiểm sát trong thời gian dài không phát hiện được vi phạm của Tòa án để kháng nghị.

    Vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị 04/CT-VKSTC ngày 22/03/2018 về tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định.

    Để khắc phục những hạn chế trong công tác giải quyết các vụ án hành chính, dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 … Phân công Kiểm sát viên tham gia 100% các phiên tòa, phiên họp thuộc trường hợp luật định Viện kiểm sát phải tham gia. Trường hợp phát hiện vi phạm phải kiên quyết kiến nghị, kháng nghị để khắc phục; nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì phải thông báo cho Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, 100% các phiên tòa phải có Kiểm sát viên tham gia. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị chú trọng tổng hợp khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật, quy chế của ngành cho phù hợp.

    Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân các cấp trực tiếp chỉ đạo công tác này, trong trường hợp phân công cho Phó viện trưởng phụ trách, Viện trưởng vẫn phải nghe báo cáo kết quả thực hiện và kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh.

    Trên đây là nội dung nổi bật tại Chỉ thị 04/CT-VKSTC, mời mọi người cùng theo dõi !

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    5684 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #488807   04/04/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Theo tôi 100% phiên tòa có Kiểm sát viên tham gia cũng chưa chắc việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa đã được kiểm sát chặt chẽ. Tại một phiên tòa ở Tỉnh L, Chủ tọa phiên tòa giới thiệu hội đồng xét xử gồm ông cùng 2 Thẩm phán "cánh gà" tên X và Y đúng như Quyết định đưa vụ án ra xét xử đã thể hiện. Tuy nhiên, một lúc sau, do tinh ý nên Luật sư phát hiện 2 vị Thẩm phán "cánh gà" không phải là X và Y mà là Q và H nên đề nghị được kiểm tra thì sự thật đúng như vậy. Việc vi phạm tố tụng nghiêm trọng đó từ đầu đã diễn ra ngay trước mắt Kiểm sát viên nhưng không hiểu sao vị này lại im lặng cho qua. Luật sư ở xa, lần đầu có án ở Tòa này nên không biết mặt, biết tên Thẩm phán là điều dễ hiểu, nhưng Kiểm sát viên ngày ngày ngồi Tòa chung Thẩm phán, không lẻ cũng không biết vị nào là X vị nào là Q ? Hay biết nhưng vì lý do gì đó mà cho qua ?

    Mọi việc đều do con người quyết định, do đó chủ yếu là phải nâng cao chất lượng của bản thân từng vị Kiểm sát viên khi ngồi Tòa kết hợp với "phủ sóng" hết các phiên Tòa thì hiệu quả kiểm sát mới được tốt.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #488841   05/04/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Việc nâng cao vai trò giám sát của cơ quan kiểm sát giữ vai trò hết sức quan trọng bởi hoạt động tố tụng cần đảm bảo việc tuân thủ đúng tinh thân của pháp luật nên việc tham giá của kiểm sát viên là rất cần thiết, nhưng cũng đúng như thành viên bình luận là liệu cơ quan kiểm sát đã phát huy được hết vai trò của mình chưa hay vẫn chỉ thực hiện quyền công tố mà chưa giám sát hết được hoạt động tố tụng.

     
    Báo quản trị |