Trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt là các vấn đề quốc tế, người học luật thường xuyên gặp các thuật ngữ latinh. Để hoàn thiện kỹ năng pháp luật của mình thì nên nắm rõ các thuật ngữ phổ biến sau đây:
Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn Blog
1) Pacta sunt servanda:
Tiếng Anh: Agreements be kept
Tiếng Việt: Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết
Thuật ngữ này được hình thành từ thời La Mã cổ đại và tồn tại hàng ngàn năm trước khi được ghi nhận chính thức trong Khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Đây là nguyên tắc cốt lõi trong việc ký kết điều ước quốc tế.
2) Ad hoc:
Tiếng Việt: Có tính chất vụ việc
Có thể hiểu là chỉ áp dụng cho một trường hợp cụ thể. Ví dụ, ta thường thấy khái niệm trọng tài ad hoc, tức là trọng tài được thành lập do các bên tranh chấp thỏa thuận để giải quyết tranh chấp giữa các bên và trọng tài tự động chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong tranh chấp.
3) Animus:
Tiếng Anh: Malice, Intent
Tiếng Việt: Lỗi cố ý, có chủ ý
4) Casus:
Tiếng Anh: Case
Tiếng Việt: Trường hợp/Tình huống
5) Civis:
Tiếng Anh: citizen
Tiếng Việt: Công dân
6) Codex:
Tiếng Anh : Code
Tiếng Việt : Bộ luật, Tập hợp các đạo luật
7) Conditio
Tiếng Anh : Condition
Tiếng Việt : Điều kiện
8) De facto :
Tiếng Việt : Thực tế/Trên phương diện thực tế/Quyền lực thực tế
Thông thường được dùng ngược với thuật ngữ « de jure » khi nói đến vấn đề luật pháp được tìm trong thực tiễn mà không có quy định điều chỉnh cụ thể
9) De jure :
Tiếng Việt : Luật định/Dựa trên luật
Dùng với nghĩa ngược với thuật ngữ « de facto »
10) Lex :
Tiếng Anh : Law
Tiếng Việt : Luật/Luật thành văn/Văn bản hướng dẫn luật
Cập nhật bởi minhcuong1704 ngày 19/02/2017 12:59:52 CH